Kết quả mô hình ảnh hƣởng cố định (FEM)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hà nội (Trang 70 - 72)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Kết quả mô hình ảnh hƣởng cố định (FEM)

Tiến hành hồi quy theo mô hình ảnh hƣởng cố định ta đƣợc kết quả nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách chi trả cổ tức nhƣ bảng sau:

Bảng 3.14. Kết quả mô hình ảnh hưởng cố định - FEM

Biến độc lập Hệ số beta P-value

EPS 0,0000243 0,0000 ROA 0,201666 0,0131 SIZE 0,067589 0,0001 GROW -0,002351 0,4838 CAP -0,006699 0,9119 CR 0,009355 0,4361 DYt-1 0,080652 0,0002 Age -0,177318 0,0000 IR -0,806921 0,0014 Adjusted R-squared 0.751198

Từ bảng kết quả 3.14, có thể thấy biến độc lập giải thích đƣợc 75,12% sự biến động của tỷ suất cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE. Hệ

số góc beta của từng nhân tố cho ta biết tác động của các nhân tố đến tỷ suất cổ tức của doanh nghiệp. Hệ số P-value dùng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy với mức ý nghĩa cho trƣớc.

Nhân tố thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) có hệ số góc β1 = 0,0000243 và có ý nghĩa thống kê với α = 1%. Khi thu nhập trên mỗi cổ phần tăng 1% thì tỷ suất cổ tức của doanh nghiệp sẽ tăng 0,0000243%; Nhƣ vậy, thu nhập trên mỗi cổ phần có mối quan hệ thuận chiều với tỷ suất cổ tức với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đã đặt ra.

Nhân tố khả năng sinh lời (ROA) có hệ số góc β2 = 0,201666 và P-value = 0,0131. Hệ số hồi quy trong mô hình có ý nghĩa thống kế với α = 5%; sự gia tăng 1% của ROA thì tỷ suất cổ tức sẽ tăng là 0,201666%. Nhƣ vậy, tỷ suất cổ tức và khả năng sinh lời của doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với mức ý nghĩa 5%, kết quả này phù hợp với giả thuyết đặt ra.

Nhân tố quy mô doanh nghiệp (SIZE) có hệ số góc β3 = 0,067589 và P- value = 0,0001, điều này cho thấy hệ số hồi quy trong mô hình có ý nghĩa thống kê với α = 1%. Khi nhân tố SIZE tăng 1% thì tỷ suất của tức tăng 0,067589%. Nhƣ vậy, nhân tố quy mô doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều với tỷ suất cổ tức, kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết đặt ra.

Nhân tố cơ hội tăng trƣởng (GROW): có hệ số β4 = -0,002351 và P-value = 0,4838. Hệ số của mô hình hồi quy không có ý nghĩa thống kê.

Nhân tố cấu trúc vốn (CAP): có hệ số β5 = -0,006699 và P-value = 0,9119. Hệ số của mô hình hồi quy không có ý nghĩa thống kê.

Nhân tố khả năng thanh toán hiện hành (CR): có hệ số β6 = -0,009355 và P-value = 0,4361. Hệ số của mô hình hồi quy không có ý nghĩa thống kê.

Nhân tố cổ tức quá khứ (DYt-1): có hệ số β7 = 0,080652 và P-value = 0,0002. Hệ số của mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê với α = 1%. Sự gia tăng 1% của tỷ suất cổ tức trong quá khứ sẽ dẫn đến sự gia tăng 0,080652% tỷ

suất cổ tức. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đặt ra.

Nhân tố tuổi của doanh nghiệp (Age): có hệ số β8 = -0,177318 và P-value = 0,0000. Hệ số của mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê với α = 1%. Khi nhân tố tuổi của doanh nghiệp tăng 1% thì tỷ suất cổ tức doanh nghiệp giảm 0,177318%.

Nhân tố lãi suất ngân hàng (IR): có hệ số β9 = -0,806921 và P-value = 0,0014. Hệ số của mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê với α = 1%. Khi lãi suất ngân hàng tăng 1% thì tỷ suất cổ tức của doanh nghiệp giảm 0,806921%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đặt ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hà nội (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)