THIẾT KẾ ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hà nội (Trang 46)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THIẾT KẾ ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN

2.2.1. Biến phụ thuộc

Các chỉ tiêu để đo lƣờng việc chi trả cổ tức thƣờng sử dụng là cổ tức một cổ phần thƣờng, tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ suất cổ tức. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết thƣờng trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu và thƣờng đƣợc đo lƣờng thông qua chỉ tiêu tỷ suất cổ tức bằng tỷ lệ giữa cổ tức đƣợc chi trả cho các cổ phần thƣờng hàng năm và giá trị thị trƣờng mỗi cổ phần. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây cũng sử dụng chỉ tiêu này nhƣ: Fakhra Malik & Sajid Gul (2013), P Komrattanapanya & P Suntraruk (2013). Vì vậy, luận văn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất cổ tức để đo lƣờng việc chi trả cổ tức, dữ liệu về tỷ suất cổ tức đƣợc thu thập từ thông tin công bố cổ tức của các công ty niêm yết tại website của Trung tâm lƣu ký chứng khoán.

2.2.2. Biến độc lập

doanh nghiệp chi tiết ở bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1. Đo lường các biến trong mô hình

Biến Cách tính Các nghiên cứu thực nghiệm Biến phụ thuộc Tỷ suất cổ tức (DY) Cổ tức đƣợc chi trả cho các cổ phần thƣờng hàng năm/ Giá trị thị trƣờng mỗi cổ phần

Fakhra Malik & Sajid Gul (2013), P Komrattanapanya & P Suntraruk (2013) Biến độc lập Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Tổng lợi nhuận sau thuế/ Tổng số cổ phần thƣờng

Fakhra Malik & Sajid Gul (2013); Saghir Ahmed & Hasan Murtaza (2015); Dr. Mohammad Samlim El Essa và các cộng sự (2012) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tổng lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Fakhra Malik & Sajid Gul (2013); Saghir Ahmed & Hasan Murtaza (2015) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tổng lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu Quy mô doanh nghiệp (SIZE) SIZE = Log(Doanh thu thuần)

Husama-Aldin Nizar Al-

Malkawi (2008); Dr.

Mohammad Samlim El Essa và các cộng sự (2012); P Komrattanapanya & P Suntraruk (2013); Saghir Ahmed & Hasan Murtaza (2015)

Cơ hội tăng trƣởng (GROW)

Doanh thu năm t – Doanh thu năm t-1/ Doanh thu năm t-1

Fakhra Malik & Sajid Gul (2013) ; Saghir Ahmed & Hasan Murtaza (2015)

Biến Cách tính Các nghiên cứu thực nghiệm

vốn (CAP) sản Essa và các cộng sự (2012);

Husama-Aldin Nizar Al-

Malkawi (2008)

P Komrattanapanya & P Suntraruk (2013); Nguyễn Hoàng Anh (2014); Saghir Ahmed & Hasan Murtaza (2015) Khả năng thanh toán hiện hành (CR) Tài sản ngắn hạn) / (Nợ ngắn hạn)

Fakhra Malik & Sajid Gul (2013); Saghir Ahmed & Hasan Murtaza (2015) Cổ tức quá khứ (DYt- 1) (Cổ tức đƣợc chi trả cho các cổ phần thƣờng năm t-1) / (Giá trị thị trƣờng mỗi cổ phần năm t-1)

Lintner (1956); Ahmed & Javid (2009)

Tuổi của doanh nghiệp

(Age)

Tuổi của doanh

nghiệp đƣợc tính từ khi doanh nghiệp thành lập đến năm 2014

Husama-Aldin Nizar Al-

Malkawi (2008) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Chỉ số CPI đƣợc sử dụng và số liệu do Tổng cục thống kê Việt Nam công bố giai đoạn 2010-2014 Lãi suất

ngân hàng (IR)

Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 12 tháng

Các nhân tố thu nhập trên mỗi cổ phần, khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trƣởng, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán hiện hành đƣợc

lấy từ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán, tuổi của doanh nghiệp đƣợc lấy từ báo cáo thƣờng niên công bố trên trang thông tin của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Chỉ số CPI lấy từ trang thông tin của Tổng cục thống kê Việt Nam, và lãi suất ngân hàng đƣợc lấy từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

2.3.CHỌN MẪU, PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU

2.3.1. Chọn mẫu

Nghiên cứu này là nghiên cứu thực nghiệm. Thông tin đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và các Thông báo chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn từ trƣớc năm 2010 đến năm 2014.

Các doanh nghiệp đƣợc lựa chọn vào mẫu nghiên cứu phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

- Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE trƣớc năm 2010 và vẫn còn hoạt động giao dịch chứng khoán đến hết năm 2014 (loại trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm).

- Đến thời điểm nghiên cứu các công ty đã hoàn thành việc thông báo chi trả cổ tức năm 2014 (chỉ xét trƣờng hợp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt)

Sau khi xem xét các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, nhận thấy có 261 doanh nghiệp của 18 ngành nghề khác nhau thỏa mãn tất cả các tiêu chí trên bao gồm: ngành xây dựng (21 doanh nghiệp), ngành vật liệu xây dựng (19 doanh nghiệp), ngành vận tải - cảng – taxi (20 doanh nghiệp), ngành thủy sản (3 doanh nghiệp), ngành thƣơng mại (5 doanh nghiệp), ngành thực phẩm (11 doanh nghiệp), ngành thép (5 doanh nghiệp), ngành sản xuất - kinh doanh (14 doanh nghiệp), ngành nhựa - bao bì (10 doanh nghiệp), ngành năng lƣợng - khí - ga (4 doanh nghiệp), ngành khoáng sản (12

doanh nghiệp), ngành giáo dục (21 doanh nghiệp), ngành dƣợc phẩm - y tế - hóa chất (7 doanh nghiệp), ngành dịch vụ - du lịch (6 doanh nghiệp), ngành dầu khí (11 doanh nghiệp), ngành công nghệ - viễn thông (12 doanh nghiệp), ngành bất động sản (10 doanh nghiệp) và còn lại là các ngành khác.

2.3.2. Phƣơng pháp xử lí số liệu

Dữ liệu thu thập đƣợc của nghiên cứu này là dữ liệu bảng với trục không gian là 261 doanh nghiệp và trục thời gian là 5 năm liên tiếp từ 2010 – 2014, tổng cộng có 1305 quan sát. Lúc này với phƣơng pháp hồi quy bội (OLS) truyền thống không còn phù hợp nữa vì nó không xét đến kích thƣớc về thời gian và không gian của dữ liệu. Để khắc phục hiện tƣợng này ta sử dụng mô hình ảnh hƣởng cố định và mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên.

a. Sử dụng Mô hình ảnh ưởng cố định (FEM)

Với giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hƣởng đến biến giải thích, FEM phân tích mối tƣơng quan này giữa phần dƣ của mỗi thực thể với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hƣởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ƣớc lƣợng những ảnh hƣởng thực của biến giải thích lên biến phụ thuộc.

Mô hình ƣớc lƣợng sử dụng:

Yit = Ci + β1X1it + … + βnXnit + uit

Trong đó:

Yit : Biến phụ thuộc đại diện cho tỷ suất cổ tức của doanh nghiệp, với i: Doanh nghiệp; t: thời gian (năm).

X1it, …, Xnit : Biến độc lập đại diện cho các nhân tố ảnh hƣởng. Ci (i=1….n) : Hệ số chặn cho từng thực thể nghiên cứu.

β1, …, βn: Hệ số góc đối với nhân tố X. uit : Sai số dữ liệu bảng.

Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn “C” để phân biệt hệ số chặn của từng doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng doanh nghiệp hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý, hoạt động của doanh nghiệp.

b. Sử dụng Mô hình ảnh ưởng ngẫu nhiên (REM)

Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hƣởng cố định đƣợc thể hiện ở sự biến động giữa các thực thể. Nếu sự biến động giữa các đơn vị có tƣơng quan đến biến độc lập - biến giải thích trong mô hình ảnh hƣởng cố định thì trong mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các thực thể đƣợc giả sử là ngẫu nhiên và không tƣơng quan đến các biến giải thích.

Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, phần dƣ của mỗi thực thể (không tƣơng quan với biến giải thích) đƣợc xem là một biến giải thích mới.

Mô hình ƣớc lƣợng

Yit = Ci + βXit + uit

Thay vì trong mô hình trên, Ci là cố định thì trong REM có giả định rằng nó là một biến ngẫu nhiên với trung bình là C1 và giá trị hệ số chặn đƣợc mô tả nhƣ sau:

Ci = C + εi (i=1,...n)

εi : Sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phƣơng sai là σ2 Thay vào mô hình ta có:

Yit = Ci + βXit + εi + uit hay Yit = Ci + βXit + wit với wit = εi + uit εi : Sai số thành phần của các đối tƣợng khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng doanh nghiệp)

tƣợng và theo thời gian.

c. Sử dụng kiểm định Hausman lựa chọn mô hình FEM hay mô hình REM

Giả thiết:

H0: Ƣớc lƣợng FEM và REM là không khác nhau H1: Ƣớc lƣợng FEM và RE là khác nhau

Nếu p-value < α thì bác bỏ H0, khi đó mô hình FEM đƣợc lựa chọn. Ngƣợc lại thì mô hình REM phù hợp hơn nếu chấp nhận H0.

2.3.3. Mô hình đề nghị

Mô hình hồi quy thể hiện ảnh hƣởng của các nhân tố đến chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp niên yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội nhƣ sau:

DY = Ci + β1EPSit + β2ROAit + β3ROEit + β4SIZEit + β5GROWit + β6CAPit + β7CRit + β8DYt-1it + β9Ageit + β10CPIit + β11IRit + uit

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đƣa ra mô hình khái niệm về các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và giả thuyết đƣợc đƣa ra để kiểm định. Tác giả sử dụng mô hình ảnh hƣởng cố định và mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên để phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010-2014

3.1.1. Đặc điểm chính sách chi trả cổ tức các doanh nghiệp

Đặc điểm mức chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội thông qua chỉ tiêu tỷ suất cổ tức qua các năm đƣợc phản ánh qua các biểu đồ 3.1 dƣới đây:

Biểu đồ 3.1. Tỷ suất cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE năm 2010

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

0% 112,2% 15,85% 12,95%

Theo biểu đồ 3.1, trong năm 2010, các doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức trung bình khá cao (15,85%), đặc biệt là NET có tỷ suất cổ tức lên tới 112,2%.

Có 13 doanh nghiệp có tỷ suất cổ tức từ 40% - 70%, tiêu biểu là TCS (68%), LDP(65%), DXP (55%). Hầu hết các doanh nghiệp còn lại đều ở mức 10% - 30%. Nhƣ vậy, ta có thể thấy các doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức có sự khác biệt rõ rệt với độ lệch chuẩn lên đến 12,95%.

Biểu đồ 3.2. Tỷ suất cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE năm 2011

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

0% 80% 12,55% 11,55%

Theo biểu đồ 3.2, trong năm 2011, các doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức trung bình là 12,55%, thấp hơn so với năm 2010. Trong đó, 2 doanh nghiệp thuộc ngành khoáng sản có tỷ suất cổ tức cao nhất là HGM (80%), THT (80%); 4 doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức đạt 50% là LHC, NET, QTC, TC6; còn các doanh nghiệp còn lại thì có mức chi trả cổ tức dƣới 30%. Nhƣ vậy, ta có thể thấy năm 2011, các doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức thấp hơn nhiều so với năm 2010 và cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa các doanh nghiệp khác nhau với độ lệch chuẩn là 11,55%.

Biểu đồ 3.3. Tỷ suất cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE năm 2012

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

0% 120% 10,27% 13,19%

Theo biểu đồ 3.3, trong năm 2012, mức chi trả cổ tức trung bình chỉ đạt 10,27%, đã giảm đi đáng kể so với năm 2011. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn duy trì đƣợc mức chi trả cổ tức khá cao trong tình hình kinh tế khó khăn nhƣ: HGM (120%), LHC (50%), QTC (50%), DXP (70%), GLT (65%). Các doanh nghiệp còn lại có tỷ suất cổ tức chủ yếu tập trung dƣới 20% và có tới 57 doanh nghiệp không chi trả cổ tức nhƣ: ALT, BLF, CCM …

Biểu đồ 3.4. Tỷ suất cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE năm 2013

Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

0% 70% 9,6% 11,09%

Theo biểu đồ 3.3, trong năm 2013, tỷ suất cổ tức của các doanh nghiệp tiếp tục sụt giảm do khủng hoảng kinh tế, mức cổ tức trung bình chỉ đạt 9,6%, HGM tiếp tục là doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức cao nhất đạt 70%. Một số doanh nghiệp vẫn duy trì mức chi trả cổ tức cao so với năm trƣớc, tiểu biểu là: LHC (50%), VBC (50%), QTC (55%). Đa số các doanh nghiệp còn lại đều có tỷ suất cổ tức dƣới 20%, trong đó có tới 90 doanh nghiệp không thực hiện chi trả cổ tức.

Biểu đồ 3.5. Tỷ suất cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE năm 2014

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

0% 55,3% 9,77% 10,14%

Năm 2014, Tỷ suất cổ tức của các doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức thấp, trung bình đạt 9,77%. Doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất là LHC (55,3%), một

số doanh nghiệp khác có mức chi trả cổ tức tƣơng đối cao tiêu biểu là: CAP (40%), DXP (40%), VBC (50%). Các doanh nghiệp còn lại có tỷ suất cổ tức chủ yếu dƣới 15%.

Bảng 3.1. Tỷ suất cổ tức các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2010-2014

Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

0% 120% 11,62% 12,06%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Qua nghiên cứu, tỷ suất cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX giai đoạn 2010-1014 tƣơng đối thấp (11,62%) và có sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp với nhau với độ lệch chuẩn là 12,06%. Năm 2010, các doanh nghiệp có xu hƣớng trả cổ tức nhiều hơn và giảm dần qua các năm do kinh tế khó khăn ảnh hƣởng đến tăng trƣởng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp vẫn duy trì tỷ suất cổ tức cao và ổn định qua các năm nhƣ HGM, LHC, QTC. Nhƣ vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ theo đuổi chính sách chi trả cổ tức riêng tùy thuộc vào chiến lƣợc phát triển và tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó. Chính sách chi trả cổ tức phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Việc xác định các nhân tố này và đo lƣờng ảnh hƣởng của nó đến chính sách chi trả cổ tức nhằm xây dựng chính sách chi trả cổ tức tối ƣu, sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.1.2. Số liệu có tính so sánh theo thời gian, theo các đặc trƣng của doanh nghiệp doanh nghiệp

Thực trạng chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX qua các năm đƣợc phản án qua biểu đồ dƣới đây.

Biểu đồ 3.6. Tỷ suất cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Có thể nhận thấy rằng các doanh nghiệp có tỷ suất cổ tức tập trung nhiều ở mức 5%-15% trong giai đoạn 2010-2014 và cao nhất đạt 36,02% vào năm 2012; tuy nhiên lại có xu hƣớng sụt giảm qua các năm 2013 và 2014. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có tỷ suất cổ tức thấp ở mức 0%-5% có xu hƣớng tăng mạnh qua các năm, cụ thể là năm 2010 là 11,49% và đến năm 2013 thì đạt 41,76% và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mức chi trả cổ tức. Số lƣợng doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức 15% - 20% và trên 20% trong giai đoạn này có xu hƣởng sụt giảm và chiếm tỷ trọng thấp, cụ thể năm các doanh nghiệp chi trả cổ tức ở mức 15% - 20% chiếm 24,9% nhƣng đến năm 2014 thì chỉ còn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)