7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Thu nhập trên mỗi cổ phần
Mối quan hệ giữa thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) và tỷ suất của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội đƣợc mô tả qua bảng dữ liệu nhƣ sau:
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa thu nhập trên mỗi cổ phần và tỷ suất cổ tức trong giai đoạn 2010 - 2014 Chỉ tiêu EPS < 1000 đồng EPS 1000 - 2000 đồng EPS > 2000 đồng Tỷ suất cổ tức bình quân 2,34% 9,93% 20,52% (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Theo bảng dữ liệu 3.2, nhóm doanh nghiệp có EPS dƣới 1000 đồng có tỷ suất cổ tức bình quân thấp nhất là 2,34%, nhóm doanh nghiệp có EPS từ 1000 đồng đến 2000 đồng có tỷ suất cổ tức bình quân là 9,93%, nhóm doanh nghiệp có tỷ suất cổ tức bình quân cao nhất đạt 20,52% là nhóm doanh nghiệp có EPS trên 2000 đồng. Nhƣ vậy, những doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi cổ phần càng cao thì có xu hƣớng trả cổ tức nhiều hơn so với những doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi cổ phần thấp. Có thể nhận thấy, tỷ suất cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phần có quan hệ cùng chiều. Chúng ta có thể kiểm định về mối quan hệ này khi tiến hành phân tích, xây dựng mô hình ở phần sau.
3.2.2. Khả năng sinh lời
Luận văn sử dụng chỉ tiêu ROA và ROE để đo lƣờng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bảng dƣới đây phân tích mối quan hệ chỉ tiêu ROA và tỷ lệ
chi trả cổ tức giai đoạn 2010 - 2014:
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và tỷ suất cổ tức trong giai đoạn 2010 - 2014
Chỉ tiêu ROA < 5% ROA 5% - 10% ROA> 10%
Tỷ suất cổ tức bình quân 6,23% 16,35% 25,24%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng dữ liệu 3.3 cho thấy, những doanh nghiệp có ROA dƣới 5% thì có tỷ suất cổ tức bình quân thấp nhất là 6,23%. Những doanh nghiệp có ROA từ 5% đến 10%. Còn lại các doanh nghiệp có ROA lớn hơn 10% có tỷ suất cổ tức bình quân cao nhất đạt 25,24%. Qua phân tích cho thấy những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao thì có khuynh hƣớng trả cổ tức nhiều hơn so với những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp. Nhƣ vậy, khả năng sinh lời của doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với tỷ suất cổ tức.