Nghĩa của phát triển du lịch đối với kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 25 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3. nghĩa của phát triển du lịch đối với kinh tế xã hội

a. Ngành du lịch phát triển sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh các ngành khác cùng phát triển.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, do đó hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành như giao thông, tài chính, hàng không, nông nghiệp, hải quan…, ở những vùng du lịch phát triển, do xuất hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển, thông tin liên lạc, ăn ở, lưu trú… của du khách nên các lĩnh vực này phát triển theo. Mặt khác, sự phát triển du lịch tạo ra điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, đối tác hợp tác đầu tư. Thông qua du lịch, các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương.

tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà còn gián tiếp đối với các ngành liên quan. Du lịch phát triển kích thích đầu tư như đầu tư vào cơ sở hạ tầng (đường sá, công viên), kiến trúc thượng tầng (nghệ thuật, lễ hội văn hóa…).

b. Du lịch còn là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước

Du lịch còn là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế, thể hiện rõ nhất ở chỗ, du lịch là ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, lâm sản… theo giá bán lẻ cao hơn giá bán buôn, mà không thông qua hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Với hình thức xuất khẩu này đem lại lợi nhuận kinh tế cao, do tiết kiệm đáng kể chi phí đóng gói, bao bì, bảo quản, thuế xuất nhập khẩu và có khả năng thu hồi vốn nhanh.

Du lịch có tác động trực tiếp đến nguồn thu ngoại tệ, đặc biệt từ khách quốc tế, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Cùng với hàng không dân dụng, kiều hối, cung ứng tàu biển và các dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ. Đây là vai trò trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế.

c. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động địa phương, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Đặc trưng của ngành du lịch là ngành dịch vụ, không thể cơ giới hóa nên đòi hỏi nhiều lao động. Do vậy phát triển du lịch sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới và tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho người địa phương. Theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, năm 2015 ngành du lịch và lữ hành có tổng cộng 284 triệu lao động, đã tạo ra 7,2 triệu việc làm mới và đem lại 7,2 nghìn tỷ USD cho GDP toàn cầu.

giới công bố tháng 3 năm 2016, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP Việt Nam là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP), tổng đóng góp của du lịch vào lĩnh vực việc làm toàn quốc hơn 6 triệu việc làm, trong đó số việc làm trực tiếp do ngành du lịch tạo ra là 2,78 triệu, chiếm 5,2% tổng số việc làm. Qua đó càng thấy rõ vai trò to lớn của du lịch trong nền kinh tế, nó như một đòn bẩy trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động.

d. Du lịch quốc tế phát triển còn thúc đẩy quan hệ quốc tế phát triển

Du lịch là ngành mang yếu tố đối ngoại, không chỉ đơn thuần liên quan đến yếu tố khách quốc tế mà còn là mối quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức về lĩnh vực phát triển du lịch. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI xu hướng toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển cho các quốc gia, các dân tộc, du lịch không nằm ngoài phạm vi đó. Trong xu thế chung đó du lịch Việt Nam cũng đã chủ động hội nhập và hợp tác với các quốc gia, các tổ chức du lịch trên thế giới.

Tính đến hết năm 2015, du lịch Việt Nam đã ký kết 08 văn bản hợp tác đa phương và 80 văn bản với các nước trong khu vực và các thị trường trọng điểm như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Tây Ban Nha... Trên cơ sở đó hợp tác với các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Úc và châu Âu được đẩy mạnh. Đây là nền tảng, định hướng cho việc mở rộng quan hệ phát triển du lịch, tạo điều kiện cho hợp tác giữa các địa phương, giữa các hiệp hội, các doanh nghiệp. Thông qua mở rộng hợp tác quốc tế, du lịch Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài (FDI), góp phần đáp ứng yêu cầu về nguồn lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển. Điều này giúp cho du lịch Việt Nam không chỉ tăng về nguồn lực phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, mà còn tranh thủ kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách từ các đối tác quốc tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)