Nhóm nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 38 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Nhóm nhân tố kinh tế

- Trình độ phát triển kinh tế:

Trình độ phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, cung cấp hàng hóa dịch vụ, bảo đảm cho du lịch phát triển. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu đó thành hiện thực.

Thu nhập là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến nhu cầu đi du lịch, khi thu nhập của người dân càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều và ngược lại. Vì vậy ở các nước có nền kinh tế phát triển người ta đi du lịch nhiều hơn, họ có thể thực hiện nhiều chuyến đi du lịch trong một năm, điều này thấy rõ tác động mạnh của yếu tố thu nhập đến du lịch.

Tỷ giá hối đoái cũng tác động khá lớn đến nhu cầu đi du lịch. Nơi nào đồng tiền bị mất giá so với đồng tiền thông dụng, có khả năng chuyển đổi cao như USD, EURO thì sẽ làm tăng nhu cầu đi du lịch tới những nơi đó và ngược lại.

Du lịch là ngành tổng hợp, cần khối lượng lớn hàng hóa, dịch vụ đi kèm, do đó, sự phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, công nghiệp chế biến… có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật liên quan, phục vụ du lịch như điện, nước sinh hoạt, xử lý rác thải, nước thải, giao thông, thông tin liên lạc, kết nối internet, wifi, truyền hình cáp… tạo ra sản phẩm dịch vụ, hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời thể hiện trình độ phát triển du lịch của một đất nước.

Cơ sở hạ tầng xã hội được xem là những yếu tố đảm bảo điều kiện chung cho việc phát triển du lịch, là tiền đề, đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch. Cơ sở hạ tầng xã hội cụ thể như hành chính, y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ thương mại, cây xanh công viên và các công trình khác được tổ chức cân đối và liên kết với nhau trong không gian đô thị, thể hiện trình độ phát triển kinh tế xã hội của vùng, đất nước đó.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Việt Nam nói chung, Hòa Vang nói riêng được biết đến với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng được thế giới biết đến. Khai thác tốt tiềm năng sẵn có, với chiến lược phát triển bền vững, kết hợp khai thác với bảo tồn, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh phát triển du lịch đã và đang thực sự trở thành hướng đi hiệu quả để du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh huyện Hòa Vang, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN HÒA VANG GIAI ĐOAN 2013 ĐẾN 2017

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)