Thực trạng về sản phẩm, dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 57)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng về sản phẩm, dịch vụ du lịch

a. Loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hòa Vang lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 nhấn mạnh chú trọng phát triển du lịch và sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện; khai thác các tiềm năng lợi thế của Hòa Vang như phong cảnh tự nhiên, sinh thái làng quê, di tích để quy hoạch, phát triển.

Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng là thế mạnh của Hòa Vang. Hiện tại, đã có một số doanh nghiệp đầu tư khai thác du lịch sinh thái và kinh doanh hiệu quả. Cụ thể một số khu như sau:

cao cấp, có tính cạnh tranh cao trong khu vực, đặc biệt đầu tư vào hệ thống cáp treo, khu lưu trú, khu vui chơi giải trí... Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà cho biết, tuyến cáp treo duy nhất trên thế giới đạt 4 kỷ lục Guinness do tổ chức Guinness World Records công nhận đó là: Cáp treo một dây dài nhất thế giới (5.771,61m); Độ chênh giữa ga đi và ga đến cao nhất thế giới (1.368,93m); Chiều dài một sợi cáp không nối dài nhất thế giới (11.587m); Độ nặng cuộn cáp nặng nhất thế giới (141,24 tấn). Tuyến cáp 3 khi đi vào hoạt động sẽ rút ngắn hành trình từ chân núi lên đỉnh núi là 17 phút, tất cả có 86 cabin được thiết kế hở, sức chứa mỗi cabin là 10 người với công suất 1.500 khách/h, vận tốc 6m/s với tổng kinh phí đầu tư lên đến 30 triệu EURO. Một số khu biệt thự cổ kiểu Pháp, khu văn hoá Phật giáo, hầm rượu và hàng loạt khách sạn, biệt thự, quán bar, sân tennis, cầu lông, bida, các trò chơi cho trẻ và trò chơi mạo hiểm, biểu diễn văn nghệ... rất phong phú để đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

- Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài: Với nguồn tài nguyên mỏ nước khoáng nóng tự nhiên cùng cảnh quan đẹp mắt của vùng đồi núi, nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành điểm du lịch tuyệt vời cho du khách trong và ngoài nước. Với những sản phẩm đặc trưng như tắm khoáng, tắm bùn, khám chữa bệnh, lưu trú, ẩm thực, vui chơi, giải trí.

- Khu du lịch Hòa Phú Thành: Khu du lịch Hòa Phú Thành có suối chảy qua với chiều dài 3 km cùng với độ dốc vừa, nơi đây thích hợp cho loại hình du lịch trượt thác. Ngoài các trò chơi mạo hiểm, được hòa mình vào thiên nhiên, khách du lịch còn được tìm hiểu văn hóa độc đáo của người Cơ Tu bản địa qua bản làng văn hóa Tống Cói, đốt lửa trại vui chơi cùng những bữa tiệc đêm ngoài trời trên đỉnh núi, đồng thời còn được thưởng thức những món ăn núi rừng dân dã, mang đậm bản sắc dân tộc.

chuyến dã ngoại hoặc nghỉ dưỡng với phong cảnh nên thơ, yên bình được kết hợp bởi: sông, suối, núi, rừng, thác nước, hồ,... Hiện nay khu du lịch đã xây dựng thêm nhiều dự án hoạt động giải trí, khu nghỉ mát, biệt thự… nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và giúp khu du lịch càng trở nên hấp dẫn du khách.

- Khu du lịch Suối khoáng Phước Nhơn: Khu nước khoáng nóng Phước Nhơn được Công ty Thực phẩm và Đầu tư Công nghệ Đà Nẵng đầu tư xây dựng ngay trên mỏ nước khoáng của khu vực, bao gồm những bể tắm bùn, hai hồ bơi khoáng nóng - lạnh, hệ thống massage thủy lực, dịch vụ massage, tắm thảo dược và khu nhà hàng, chòi thư giãn câu cá.

- Khu du lịch Ngầm Đôi: Ngầm Đôi là địa điểm lý tưởng cho những cuộc tham quan, dã ngoại, tìm về thiên nhiên. Ngầm Đôi hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ của núi rừng, không khí trong lành mát mẻ hòa quyện với những dòng suối trong vắt, rất thích hợp cho những chuyến dã ngoại.

b. Du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng

Đây là loại hình đưa du khách đến thăm các làng quê của huyện Hòa Vang như làng cổ Phong Nam, làng sinh thái Cẩm Nê, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Cơ tu tại 02 thôn Tà Lang và Giàn Bí... Trong những năm qua, các công ty lữ hành ở Đà Nẵng vẫn thường tổ chức cho các đoàn du khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa và đời sống thường ngày của người dân trong một số làng cổ và làng nghề, tuy nhiên loại hình du lịch này đang sa sút do lượng du khách ngày càng ít đi. Nguyên nhân là do nhiều làng nghề hiện không còn dấu tích hoặc chỉ hoạt động cầm chừng; số hộ còn hành nghề rất ít do hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều làng cổ đã biến đổi cảnh quan do quá trình đô thị hóa. Riêng du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa Tà Lang, Giàn Bí đang bước vào giai đoạn đầu khôi phục, từng bước đưa vào vận hành, phát triển.

c. Sản phẩm phục vụ du lịch

- Hiện nay, sản phẩm du lịch phục vụ cho mục đích vui chơi giải trí tập trung tại một số khu du lịch như: trược thác tại Hoà Phú Thành; tắm khoáng nóng, tắm bùn tại Suối khoáng Phước Nhơn, Suối khoáng Núi Thần Tài; câu cá giải trí, cởi ngựa và một số trò chơi dân gian khác tại Suối Hoa. Riêng khu du lịch Bà Nà Hills đã vươn lên tầm thế giới và trở thành một trong những điểm tham quan vui chơi giải trí nổi tiếng của cả nước. Khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà Hills chỉ cách thành phố Đà Nẵng 25km được đánh giá là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố lịch sử, thiên nhiên và sự phong phú, đa dạng của các dịch vụ để phát triển thành một khu du lịch độc đáo và hấp dẫn có một không hai ở Việt Nam nói riêng, Châu Á nói chung. Sản phẩm du lịch tại những nơi này liên tục phát triển, luôn đổi mới, tạo thành điểm nhấn cho khu du lịch.

- Huyện Hòa Vang nổi tiếng với nhiều làng nghề thủ công truyền thống, một số sản phẩm có thương hiệu từ bao đời nay và vẫn còn tiếp tục tồn tại đến bây giờ như: Bánh tráng Túy Loan, bánh khô mè Quang Châu, Mỳ Quảng, rượu cần Phú Túc. Những sản phẩm này mang tính truyền thống, là tiềm năng khai thác thành sản phẩm du lịch mới.

+ Bánh tráng và mỳ Túy Loan

Theo phong tục của người dân Túy Loan cứ mỗi dịp lễ Tết nhất là những ngày giỗ kỵ bánh tráng là món khai vị không thể thiếu. Bánh tráng Túy Loan ngày nay không đơn thuần là món ăn quen thuộc của làng quê mà được nhiều du khách biết đến và trở thành một loại đặc sản của huyện. Khi dùng Mỳ Quảng cũng không thể thiếu bánh tráng, vị bùi và thơm của bánh tráng hòa quyện tạo cho tô mỳ Quảng hương vị đặc trưng, hấp dẫn du khách.

+ Bánh khô mè Quang Châu

Nghề bánh khô mè tại thôn Quang Châu - xã Hòa Châu có từ những năm 50 của thế kỷ XX, được làm từ bột gạo nếp và mè, qua 7 lần nướng mới tạo

nên vị thanh bùi và ngon ngọt… Có thể nói, bánh khô mè đã trở thành một thương hiệu cho văn hóa ẩm thực của người dân đất Quảng.

+ Rượu cần Phú Túc

quốc lộ

- -

Ngoài các sản phẩm hàng hoá trên đây, còn có các sản phẩm tinh thần có có khả năng thu hút khác du lịch như Lễ hội các đình: Túy Loan, Bồ Bản; lễ hội của cộng đồng người Cơ tu và các loại hình văn nghệ dân gian như hát dân ca, hô hát bài chòi; dân ca, dân vũ của người Cơ tu với 5 di tích lịch sử cấp quốc gia, 21 di tích lịch sử cấp thành phố và 9 di tích lịch sử đang được bảo vệ là điểm mạnh về sản phẩm du lịch tiềm năng của huyện.

Bảng 2.9.Lượt khách du lịch huyện Hòa Vang giai đoạn 2013-2017

ĐVT: lượt Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ tăng trƣờng BQ 1013-2017 (%) Tổng khách 1.028.794 1.260.165 1.545.076 1.830.110 2.189.214 20,8 Khách quốc tế 297.273 382.270 506.508 670.919 932.755 33,1 Khách nội địa 731.521 877.895 1.038.567 1.159.192 1.256.459 14,5

(Nguồn: Phòng Quản lý Cơ sở lưu trú - Sở Du lịch TP. Đà Nẵng)

- Qua số liệu bảng 2.9 cho thấy tốc độ phát triển du lịch huyện Hòa Vang tăng mạnh trong những năm gần đây, năm 2013 với 1 triệu lượt khách, đến năm 2017 đạt 2,1 triệu lượt, tăng hơn hai lần so với năm 2013 với tốc độ

trung bình giai đoạn 2013-2017 là 20,8%. Trong đó khách quốc tế tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng bình quân 33,1%, từ 28,9% năm 2013 tăng lên 42,6% năm 2017 và gấp hơn hai lần so với khách nội địa. Với tốc độ này cho thấy chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng được chú trọng và nâng lên, thu hút được khách quốc tế, thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.5: Lượt khách tham quan du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2013-2017

Qua hình 2.5 cho thấy ngay những năm gần đây với đà tăng trưởng du lịch huyện, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư mạnh, số lượng sản phẩm, dịch vụ mới tăng lên đáng kể qua các năm, đặc biệt là Bà Nà Hills như các trò chơi cảm giác mạnh, trượt máng, biểu diên văn nghệ quần chúng trong nhà, ngoài trời, tờ Guardians của Anh đã vinh danh Cầu Vàng trong “top 10 cây cầu có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất thế giới”, ngoài ra có nhiều đặc sản nổi tiếng các địa phương sản xuất, bày bán ở đây. Hòa Phú Thành phát triển sản phẩm mới zipline (đu dây) lần đầu tiên có mặt tại Đà Nẵng và trượt thác.

2.2.3. Thực trạng về mạng lƣới du lịch

Hòa Vang là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng du lịch lớn cả về tự nhiên lẫn nhân văn, cùng với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ngày

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Khách nội địa Khách quốc tế

càng phát triển tạo nên thế mạnh đặc trưng của huyện. Trong những năm gần đây, Đảng bộ và chính quyền từ thành phố đến huyện đã có sự quan tâm đầu tư phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Ngoài những điểm, khu du lịch đang khai thác đã nêu tại mục 2.2.2, dưới đây là di tích lịch sử, làng nghề truyên thống được huyện thống kê, phân cấp một cách đầy đủ, nhưng chưa đưa vào khai thác một cách hệ thống:

Bảng 2.10. Danh mục di tích lịch sử, làng nghề trên địa bàn huyện

STT Danh mục Địa điểm Năm công nhận I Di tích lịch sử cấp Quốc gia

1 Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bồ Bản Hòa Phong 04/01/1999 2 Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Túy Loan Hòa Phong 04/02/1999 3 Nhà thờ Chi phái tộc Quá Giáng Hòa Phước 01/02/2000 4 Lăng mộ danh nhân Đỗ Thúc Tịnh H.Khương 03/8/2007

5 Bia Ông Ích Đường Hòa Phong 2013

II Di tích lịch sử cấp Thành phố

1 Đình làng Dương Lâm Hòa Phong 23/12/2005

2 Đình làng Xuân Lộc Hòa Sơn 30/8/2006

3 Đình làng Đại La Hòa Sơn 08/01/2007

4 Đình làng Phước Thuận Hòa Nhơn 30/8/2006

5 Đình Phong Lệ Hòa Châu 14/6/2007

6 Đình Thạch Nham Hòa Nhơn 08/01/2007

7 Đình Trước Bàu Hòa Nhơn 24/12/2007

8 Khu căn cứ Huyện ủy Hòa Vang Hòa Phú 08/7/2008 9 Trường tiểu học An Phước Hòa Phong 27/5/2008

10 Chi bộ Phổ Lỗ Sỹ H.Khương 2008

12 Đình Phú Hòa Hòa Nhơn 12/8/2009

13 Đình Thái Lai Hòa Nhơn 2009

14 Đình làng An Ngãi Đông Hòa Sơn 2010

15 Chứng tích tội ác Giáng Đông Hòa Châu 2010

16 Đình Hưởng Phước Hòa Liên 2011

17 Đình làng Phước Hưng Hòa Nhơn 2011

18 Đình Phú Thượng Hòa Sơn 2012

19 Đình làng Yến Nê 2 Hòa Tiến 2012

20 Đình làng Hòa Khương Hòa Nhơn 2012

21 Đình làng Quá Giáng Hòa Phước 2013

III Di tích lịch sử đƣợc đăng ký bảo vệ

1 Nhà ông Nguyền Ngọc Kinh Hòa Phước 10/9/2001 2 Di tích bia Chiến thắng đồn Lệ Sơn Hòa Tiến 28/11/2000

3 Di tích chiến thắng Gò Hà H.Khương 1999

4 Văn Chi Hòa Khương H.Khương 28/11/2000

5 Mộ Lê Thống Chế Hòa Phong 17/02/1994

6 Di tích Chàm Nam Thành Hòa Phong 17/02/1994

7 Mộ ông Hồ Thống Hòa Liên 28/11/2000

8 Di tích đồn Túy Loan Hòa Phong 18/3/2000

9 Đầm sen Hòa Khương H.Khương 2001

IV Làng nghề truyền thống

1 Nón lá La Bông Hòa Tiến

2 Chiếu Cẩm Nê Hòa Tiến

3 Bánh khô mè Quang Châu Hòa Châu

4 Đan lát Yến Nê Hòa Tiến

- Một số điểm du lịch tiềm năng, nhưng mới khai thác tự phát:

+ Hồ Hòa Trung: Đây là hồ nhân tạo, được đắp thủ công từ năm 1981 đến 1983, có dung tích 11 triệu m3, diện tích lưu vực 16,5km2, trước đây cung cấp nước sinh hoạt và trồng trọt cho người dân các xã Hòa Liên, Hòa Sơn và Hòa Khánh, hiện nay thành phố quy hoạch đầu tư nhà máy nước cung cấp nước sạch cho Khu công nghệ cao. Cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía Tây Bắc, tách biệt đô thị ồn ào, hồ có không gian thoáng đãng, trong lành, với khung cảnh không quá hùng vĩ nhưng rất độc đáo, phía bờ Tây giáp với rừng tự nhiên, với những con suối từ rừng đỗ vào hồ, có những bãi cỏ xanh mướt nhiều độc giả ví von như thảo nguyên, phong cảnh nơi đây như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Hiện nay, nhiều khách du lịch phượt đã đến đây thư giản, thuê thuyền người dân đi dạo quanh hồ, câu cá, ngắm cảnh, chụp ảnh lưu niệm, dựng trại qua đêm, đốt lửa trại ca hát, hoàn toàn khác biệt cuộc sống nơi đô thị. Nơi đây có tiềm năng to lớn phát triển thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chưa được khai thác.

+ Khe lớn: Khe lớn là khe có lượng nước lớn nhất xã Hòa Ninh, bao quanh chân núi Bà Nà, với nhiều thác nước lớn, từ chân núi Bà Nà ngược dòng Suối Mơ khoảng 3km có nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp như giếng trời với vũng nước sâu, xanh ngắt, dòng nước mát lạnh kể cả mùa hè nóng bức, nơi đây có nhiều tản đá lớn, dòng suối lớn, núi rừng nguyên sinh bao quanh, không có rừng trồng, đến đây con người cảm thấy nhỏ bé giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ... Hệ động vật khá phong phú, đặc biệt có loại cá niên rất nổi tiếng sinh sống ở đây, ốc đá, ếch chò (loại ếch núi sống ở thác), nhiều loài chim, hưu, nai, chồn, khỉ cũng sống theo bìa rừng dọc suối. Nơi đây thật sự lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái, phù hợp cho giới trẻ, tắm suối, ngắm cảnh, trèo thác, cắm trại qua đêm, nấu cơm bằng ống nứa, đặc biệt khai thác tour đi phượt.

+ Hồ Hóc Khế (có tên gọi là Hói Khế) là địa điểm câu cá nước ngọt giã ngoại khá tốt. Đây là hồ chứa nước thuộc địa phận xã Hòa Phong, hồ được tạo nên bằng việc ngăn đập trữ nước phục vụ thủy lợi, rộng khoảng trên 20ha, dung tích khoảng 1 triệu m3, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ bao quanh, nước hồ trong xanh không ô nhiễm. Từ trung tâm thành phố Đà nẵng đến đây chỉ chừng 20km. Cảnh quan thiên nhiên nơi đây có thể phát triển du lịch sinh thái với các dịch vụ câu cá, đi thuyền ngắm cảnh, picnic, thích hợp phát triển loại hình du lịch phượt khám phá dành cho giới trẻ.

+ Hồ Trước Đông: Hồ có sức chứa 2,3 triệu m3, thuộc xã Hoà Nhơn. Hồ chứa nước Trước Đông là công trình lịch sử gắn liền với tên tuổi của ông Nguyễn Bá Thanh - nguyên Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, thời còn làm chủ nhiệm HTX Hoà Nhơn 3. Hồ chứa nước Trước Đông đã đi vào lịch sử phát triển của ngành nông nghiệp huyện Hòa Vang nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung. Đây là nơi có

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 57)