Giải pháp phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Giải pháp phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch

Hiện nay, khách du lịch đến với Hòa Vang chỉ với mục đích nghỉ dưỡng vào cuối tuần, thưởng thức sản vật từ rừng núi, sông suối và ẩm thực địa phương… vì chưa có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Vì vậy, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút khách là việc làm hết sức cần thiết trong thời gian tới mà huyện Hòa Vang chủ động triển khai hoặc đề xuất các đơn vị chức năng, kêu gọi doanh nghiệp phối hợp thực hiện.

- Với những thay đổi cơ bản về xu hướng và tâm lý của khách du lịch, định hướng phát triển sản phẩm du lịch của Hòa Vang cần tạo ra sự khác biệt so với các điểm đến khác. Sản phẩm du lịch của huyện cần thoát khỏi xu

hướng du lịch đại chúng của những thập kỷ cuối thế kỷ 20. Hình thành các sản phẩm du lịch chủ lực, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách, có sức cạnh tranh cao. Khi đã nắm được xu hướng của khách cần sự khác biệt thì phải phát triển các sản phẩm du lịch mang tính khác biệt, giúp du khách phát triển những kỹ năng cá nhân, khám phá nền văn hóa đặc trưng địa phương, thỏa mãn nhu cầu đam mê, sở thích cá nhân của du khách.

- Với xu hướng khách du lịch “ít thời gian, nhiều tiền”, các sản phẩm du lịch của huyện không cần phải dàn trải trên một địa bàn rộng, khiến du khách phải mất nhiều thời gian di chuyển mà lại thiếu thời gian để tiêu tiền, nên cần những sản phẩm có chọn lựa, mang lại giá trị kinh tế cao như công viên giải trí, cảm giác mạnh, hoặc các mặt hàng lưu niệm giá trị cao, các câu lạc bộ vui chơi đẳng cấp quốc tế.

- Phát triển du lịch xanh khi loại hình du lịch này ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn cầu, đây là thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Du lịch xanh đồng nghĩa phát triển du lịch phải đi đôi với bảo tồn thiên nhiên, không phá hủy môi trường và có những sản phẩm du lịch sạch, chẳng hạn như phát triển du lịch sinh thái ở các khu du lịch sinh thái Hòa Ninh, Hòa Bắc, du lịch Nhà - Vườn tại các xã vùng núi, có sông, ao hồ, du lịch đường sông, du lịch tín ngưỡng, phát triển mô hình làng nghề truyền thống phục vụ du lịch… Khái niệm “xanh” ở đây còn được hiểu là không bụi bặm, ít tiếng ồn, giảm rác thải, có khoảng không gian xanh cho nghỉ ngơi thư giãn.

- Du lịch khám phá: hình thành tour khám phá đường rừng, đường suối dưới chân núi Bà Nà - Suối Mơ dọc theo khe lớn tham quan giếng trời, nơi đây có rất nhiều cá Niên, ốc đá, ếch và nghe tiếng chim hót ven rừng đặc biệt là chim Hồng Tước với màu sắc cực kỳ đẹp được mệnh danh nữ hoàng của loài chim. Nơi đây có thể hình thành hai tour du lịch, tour dọc suối cắm trại ven rừng qua đêm rồi quay lại điểm xuất phát và tour dọc suối, băng rừng

không quay lại điểm ban đầu mà có thể kết thúc tại điểm ra khác. Hiện nay có không ít người dân địa phương rất rõ địa bàn, có thể kết hợp dẫn khách tham quan, khám phá dễ dàng.

- Du lịch mạo hiểm: Zipline, đu dây mạo hiểm buộc người chơi phải vượt lên nỗi sợ độ cao. Trong trò chơi này, đáng sợ nhất là giây phút lao mình xuống từ đỉnh núi. Còn khi đã bay trên không trung với sợi cáp phía trên, cảm giác còn lại chỉ là phấn khích. Zipline hiện có ở Huế và khu du lịch rừng Madagui (Lâm Đồng) với giá khoảng 500.000 đồng. Với Hòa Vang có thể phát triển loại hình du lịch này ở các khu rừng như Bà Nà - Núi Chúa, Núi Thần Tài hoặc các điểm có hồ nước như hồ Hòa Trung, hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ. Chèo thuyền Kayak không nằm trong bản chất phiêu lưu mạo hiểm, mà là hành trình của lòng can đảm, sự bình tĩnh, tính kiên trì, xử lý tình huống của con người trước những thách thức, trở ngại. Phần thưởng cho người vượt qua là sự tự tin, cảm giác chiến thắng và những kinh nghiệm không dễ có. Giá thuê 100.000- 200.000 đồng/giờ, tùy loại thuyền 1-2 hay 3 chỗ. Loại hình này mức đầu tư không cao, dễ đầu tư nơi có hồ nước và cũng là thế mạnh sẵn có của huyện.

- Du lịch nghĩ dưỡng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe: một số điểm đã khai thác nhưng chưa thật sự hấp dẫn du khách do sản phẩm còn đơn điệu, cần cải tạo nâng cấp như suối nước nóng Phước Nhơn. Nghiên cứu hình thành khu rừng bách thảo khu vực Bà Nà - Suối Mơ bởi khí hậu ở đây mát mẻ phù hợp với nhiều loài thực vật. Việc này rất có ý nghĩa, không những phục vụ du lịch mà còn lưu giữ nguồn gen quý có giá trị phục vụ cho việc nghiên cứu, nhân giống và kết hợp bán sản phẩm cho du khách. Nơi đây có thể trồng rừng cây bao báp (tiếng Pháp baobab) phục vụ tham quan, đây là loài cây có nguồn gốc từ Châu Phi, phổ biến ở Madagascar, Việt Nam nhiều nơi đã trồng được, gần nhất là Huế. Tác giả đã có nghiên cứu sơ bộ và có bài viết trồng cây bao

báp ở Bà Nà đăng tải website thành phố Đà Nẵng và cũng được người đọc quan tâm sếp thứ 3.

- Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa: Hòa Vang có 02 xã có dân tộc thiểu số Cơtu sinh sống là Hòa Bắc và Hòa Phú, cả hai nơi này đều còn giữ được nét hoang sơ của núi rừng và đều chưa chính thức phát triển du lịch. Du khách đến đây có thể tham gia lửa trại, tắm suối, tham dự các lễ hội truyền thống, kết hợp tổ chức cho đồng bào bán các sản phẩm sạch do địa phương sản xuất và khai thác từ thiên nhiên như gạo hương, nếp thơm trồng trên núi, các loại đậu, khoai, sắn, rượu cần, gà ta, lá rừng sơ chế làm nước uống mát gan, các loại cây thuốc dân gian.

- Đề xuất Thành phố quy hoạch phát triển các khu nhà vườn, trồng cây ăn trái tại xã Hòa Ninh, Hòa Bắc, hiện tại xã Hòa Phú đã có khu du lịch sinh thái Lái Thiêu tại thôn Phú Túc và các xã khác của huyện. Điểm thuận lợi nhất là huyện nông nghiệp, có thể trồng được nhiều loại cây ăn trái như bưởi da xanh, bưởi năm roi, tranh trà, các loại cam, mít, chôm chôm, đặc biệt sầu riêng trồng tại xã Hòa Ninh rất ngon. Từ đó nhà đầu tư có thể kết hợp nông dân nơi đây hình thành vườn cây ăn trái phục vụ du khách nhưng phải có sự quản lý chặt chẽ từ chính quyền địa phương.

- Một loại hình mới cũng có thể phát triển nơi đây, đó là trồng cây sim trên các dãy đồi, ở đây rất phù hợp loại cây này, trồng hoa như hoa cúc, hướng dương. Xây đường bê tông dùng xe trượt 3 bánh làm phương tiện đi dạo quanh vườn hoa, đồi sim hoặc nuôi đà điểu cho du khách cởi. Loại hình này phục vụ đối tượng khách trẻ đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, các cặp tình nhân chụp ảnh cưới, đến mùa sim chín có thể bán trái hoặc làm rượu sim. - Xa hơn nữa nơi đây có thể đầu tư mô hình đua ngựa, xây dựng đường đua mô tô, ô tô F1.

lịch vui chơi giải trí, tổ chức sự kiện, trình diễn nghệ thuật, phát triển sản phẩm du lịch kết hợp giải trí và giáo dục. Chẳng hạn, tổ chức chiếu phim cơ động khi bắt đầu một tour du lịch cho du khách, giới thiệu cho du khách những loại động vật, thực vật quý hiếm, đa dạng trên địa bàn huyện. Tại các làng nghề thủ công truyền thống như làng chiếu Cẩm Nê, bánh tráng, mỳ quảng Túy Loan… việc kết hợp giữa tổ chức các tour đến tham quan và hướng dẫn du khách cùng học nghề, giải trí chắc chắn sẽ mang lại niềm hứng khởi cho du khách, vừa đáp ứng nhu cầu học tập, mở mang kiến thức của du khách, vừa mang lại cảm giác thú vị, ấn tượng.

Để có được nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn huyện Hòa Vang cần chủ động đứng ra tổ chức các cuộc thi sáng tạo sản phẩm du lịch, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch là thế mạnh, đặc thù của huyện nhằm huy động tính sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới, sản phẩm mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của Hòa Vang, có thể áp dụng để phát triển tại các khu du lịch trên địa bàn huyện.

3.2.3. Giải pháp mở rộng mạng lƣới du lịch

- Cơ cấu lại ngành du lịch, đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Thuê tư vấn có năng lực quy hoạch phát triển du lịch Hòa Vang đến 2025, tầm nhìn 2030; Đề xuất thành phố xây dựng và triển khai đề án cơ cấu lại ngành du lịch của huyện gồm các lĩnh vực: cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu điểm du lịch, vận chuyển, mua sắm… tăng cường công tác dự báo và nghiên cứu tình hình phát triển du lịch trong nước và quốc tế phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý. Nâng cao công tác thống kê, đánh giá đóng góp du lịch đến việc làm, thu nhập.

- Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch: Đổi mới và đa dạng hóa phương thức xúc tiến du lịch, tăng cường xúc tiến du lịch thông qua việc khuyến khích các công ty lữ hành quốc tế trãi nghiệm du lịch ở huyện;

Khuyến khích các doanh nghiệp mở văn phòng tiếp thị du lịch ở nước ngoài, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn, các chuyến dịch quảng cáo trên phương tiện truyền thông quốc tế, quốc gia, các hoạt động marketing; Tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng kết nối, hợp tác, chia sẽ lợi ích giữa các đối tác trong chuỗi dịch vụ du lịch; Tổ chức sắp xếp lại các hội chợ du lịch trong nước nhằm tránh phân tán, tập trung nguồn lực, nâng cao tính chuyên nghiệp cho các hội chợ quy mô quốc gia và quốc tế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý du lịch và quảng bá, chủ động cung cấp thông tin để cung cấp cho khách du lịch, xác định các tiêu chí đánh giá, đo lường kết quả hoạt động xúc tiến, quảng bá; Duy trì thị trường trong nước, tập trung xúc tiến thị trường du lịch ASEAN, Đông Bắc Á, Tây Âu; Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hình ảnh du lịch thông qua ẩm thực; Mời các nhà làm phim trong và ngoài nước đến Hòa Vang để làm phim quảng bá hình ảnh Hòa Vang đến công chúng, cộng đồng; Phát huy vai trò cơ quan truyền thông lồng ghép các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch của huyện.

- Huyện Hòa Vang chủ động triển khai làm tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch, tránh chồng chéo. Nhất là công tác quản lý đất đai, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp xí phần rồi để đó không đầu tư hoặc bán lại cho chủ đầu tư khác kiếm lời, đồng thời tránh quy hoạch treo, không để lãng phí tài nguyên đất trong khi người dân thiếu đất sản xuất, canh tác, làm tốt công tác quy hoạch sẽ góp phần ổn định cuộc sống người dân, góp phần phát triển mạng lưới du lịch.

- Tạo liên kết tốt giữa chính quyền địa phương và các công ty du lịch. Hình thành các tour du lịch giữa các điểm, các khu du lịch, liên kết giữa các tuyến trong thành phố với ngoại tỉnh, liên kết các tour tuyến quốc tế thông qua các công ty kinh doanh du lịch, các tổ chức, các Hiệp hội, các mối quan hệ, nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm, dịch vụ khép kín, chuyên nghiệp.

hướng ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, làng nghề. Việc đầu tư không những tăng về số lượng mà còn chú trọng tạo ra sản phẩm du lịch chất lượng cao.

- Thí điểm giao tư nhân quản lý vận hành một số điểm, khu du lịch mục tiêu nâng cao hiệu quả khai thác, kinh doanh du lịch, đồng thời với những điều kiện nhất định như công tác bảo vệ trùng tu, nâng cấp sản phẩm du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch.

3.2.4. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trƣờng trƣờng

- Giải pháp bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch

Xác định rõ quan điểm phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các di tích là luôn gắn công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hoá với việc khai thác phục vụ du lịch; đồng thời, việc bảo vệ tôn tạo di tích phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch.

+ Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch văn hoá là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của các cơ quan chức năng.

+ Tập trung thống kê, nghiên cứu, rà soát tất cả các di tích trên địa bàn, từ đó phân loại, xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư khai thác phục vụ du lịch. + Mở rộng mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, khai thác di sản để tranh thủ sự trợ giúp về vật chất và tinh thần của các nước, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thành lập quỹ hỗ trợ bảo tồn và phát triển di tích, góp phần vào công cuộc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch.

+ Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình nhằm tuyên truyền, quảng bá các

giá trị của di tích lịch sử văn hoá.

+ Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích như: thành tựu tin học quản lý hệ thống dữ liệu về di tích và ứng dụng hoá chất vào việc bảo quản di tích, sử dụng vật liệu hiện đại cho việc tu bổ di tích.

+ Tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên tại các địa danh đạt yêu cầu về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử với khách.

+ Quy hoạch phát triển du lịch cần có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, nhằm bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch một cách khoa học.

+ Cần nghiên cứu cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý di sản văn hoá hiện nay theo một cơ chế tách bạch, rành rọt, thực hiện được ba chức năng lớn: bảo vệ, trùng tu, khai thác.

- Giải pháp bảo vệ môi trường

Công tác bảo vệ môi trường cần được chú trọng, triển khai thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao ý thức người dân, khách du lịch bảo vệ môi trường, tăng cường áp dụng chế tài đối với hành vi phá hoại môi trường, không có ý thức bảo vệ môi trường. Xã hội hóa thu gom rác thải như kêu gọi, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện đầu tư phương tiện, trang thiết bị thu gom vận chuyển rác thải, đến bãi rác tập trung của thành phố để xử lý theo đúng quy trình.

3.2.5. Giải pháp gia tăng kết quả kinh tế - xã hội thu đƣợc từ du lịch

- Thành phố cũng như huyện tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp khai thác tài nguyên du lịch một cách bền vững theo đúng quy hoạch, chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện như phát triển du lịch sinh thái, du

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)