Phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch

Phát triển sản phẩm, loại hình du lịch mới có thể hiểu đơn giản là phát triển sản phẩm, dịch vụ mà trước đây chưa có.

Xu hướng phát triển du lịch ngày càng mạnh mẽ trên thế giới đã thúc đẩy các quốc gia tằng cường cạnh tranh để chiếm thị phần. Chính vì vậy các quốc

gia, các khu du lịch cần chủ động nghiên cứu đưa ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao nhằm thu hút khách tham quan. Việc đưa ra sản phẩm mới, dịch vụ tốt có chất lượng, thu hút khách là nội dung cần nghiên cứu một cách nghiêm túc để triển khai đưa vào vận hành khai thác.

Một địa phương hoặc khu du lịch nếu nghèo nàn sản phẩm, loại hình du lịch mà không có sản phẩm đặc trưng thì không thể thu hút khách tham quan. Điều này thực tiễn đã chứng minh, Hòa Vang có nhiều lợi thế, tuy nhiên việc đầu tư chưa xứng tầm là điểm đến của khách quốc tế. Khu du lịch Bà Nà Hills với sự đầu tư lớn, đến nay đã đầu tư đưa vào vận hành đến 03 tuyến cáp treo đạt 04 kỷ lục thế giới, sản phẩm phục vụ du lịch phong phú, mệnh danh là khu vui chơi giải trí hàng đầu thế giới, thiên nhiên ưu đãi, một ngày có bốn mùa, không khí mát mẽ trong lành, đã thu hút lượng khách tham quan du lịch rất lớn, đặc biệt thời gian qua lượng khách quốc tế đến tham quan, nghĩ mát tăng cao. Như vậy, chú trọng đầu tư đa dạng sản phẩm, loại hình du lịch góp phần gia tăng quy mô du lịch, thu hút sự quan tâm khách du lịch trong và ngoài nước, đây cũng chính là mục tiêu của doanh nghiệp cũng như định hướng phát triển du lịch của huyện.

* Tiêu chí đánh giá phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch

- Số lượng sản phẩm, dịch vụ mới tăng thêm hằng năm. - Tốc độ tăng thêm các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới.

1.2.3. Mở rộng mạng lƣới du lịch

Mở rộng mạng lưới du lịch là tăng các thành viên của mạng lưới, củng cố mạng lưới hiện có, gia tăng chiếm lĩnh thị phần, thực chất là mở rộng địa bàn hoạt động. Mở rộng mạng lưới du lịch là phát triển đa dạng các sản phẩm phục vụ du lịch, tăng thêm các tuyến, địa điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch, tạo sự liên kết giữa các điểm du lịch, các địa phương, các quốc giá. Mạng lưới du lịch mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan du

lịch dễ dàng lựa chọn các sản phẩm du lịch.

Mục tiêu cuối cùng việc mở rộng mạng lưới du lịch nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế du lịch đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho doanh nghiệp, địa phương, quốc gia đó.

Việc mở rộng mạng lưới du lịch cần phải nghiên cứu thị trường khách du lịch một cách kỹ lưỡng thận trọng, thị trường du khách nào phù hợp hiện tại cần giữ lại, thị trường nào cần hướng tới trong tương lai, từ đó chủ động đưa ra phương án chuẩn bị nguồn lực để triển khai, để khi mở rộng mạng lưới du lịch mới đảm bảo duy trì hoạt động ngay cả khi hiệu quả không cao hoặc không hiệu quả trong thời gian đầu vận hành.

Mở rộng mạng lưới du lịch không đơn thuần chỉ tăng lên về mặt số lượng mà cả chất lượng, song song đó là các công tác liên quan cũng cần triển khai thực hiện đồng bộ như công tác quảng bá, sự tiện lợi mà du khách có được khi sử dụng sản phẩm, có như vậy thì việc mở rộng mạng lưới mới thu hút được du khách.

* Tiêu chí đánh giá mở rộng mạng lưới du lịch

- Số lượng điểm du lịch tăng lên qua các năm.

- Số lượng các tuyến, tour du lịch tăng thêm qua các năm.

1.2.4. Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trƣờng

a. Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du khách.

Tài nguyên du lịch là nhân tố hết sức quan trọng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc quản lý bảo vệ và khai thác các tài nguyên du lịch là vấn đề cần chú trọng đúng mức như trên cùng một khu vực, tài nguyên du lịch do các

cơ quan quản lý khác nhau, như Sở Văn hóa và Thể thao quản lý di tích, di vật, chính quyền địa phương quản lý theo chức năng hoặc có sư thâm gia quản lý của các ngành khác, mỗi ngành, mỗi cấp lại có quan niệm khác nhau dẫn đến việc đầu tư, bảo vệ, giữ gìn cũng với các cách rất khác nhau. Trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các tài nguyên du lịch nếu không được phân công rõ ràng và thiếu sự phối hợp giữa nhà chức trách với người khai thác, sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi hoặc bỏ mặc cho các di tích xuống cấp.

Tác động của điều kiện tự nhiên theo thời gian (thời tiết, khí hậu) và quá trình khai thác của con người, sự quá tải của số lượng khách tham quan tại một thời điểm nào đó đã tạo nên những tác động nhất định làm huỷ hoại di tích, di vật như các vật dụng trang trí, các đồ thờ tự cũng như ảnh hưởng cảnh quan thiên nhiên. Nếu công tác quản lý giám sát không chặt chẽ, điều này trở thành mối nguy cơ đe doạ sự xuống cấp của các di tích, di vật. Vì vậy muốn duy trì, phát triển điểm du lịch một cách hiệu quả thì công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch cần chú trọng đúng mức, nhằm thu hút khách đến tham quan du lịch. Việc này được thể hiện qua công tác quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng và ý thức của người khai thác.

b. Bảo vệ môi trường

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) xếp Việt Nam đứng thứ sáu trong danh sách các quốc gia tăng trưởng du lịch mạnh nhất năm 2017. Ngành du lịch Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đi đôi với việc gia tăng lượng khách đã tạo sức ép rất lớn đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn. Cùng với sự gia tăng về lượng khách, thì các chất thải từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh, nhất là ở các vùng trọng điểm phát triển du lịch; đa dạng sinh học, cảnh quan nhiều khu vực bị xâm hại nghiêm trọng. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017), nhiều chỉ

số môi trường của Việt Nam được đánh giá thấp như: mức độ bền vững về môi trường, quy định lỏng lẻo về môi trường, mức độ chất thải, nạn phá rừng, hạn chế về xử lý nước…

Để ngành du lịch phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, khu vực, công tác đầu tư phát triển du lịch phải gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, bao gồm công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về môi trường, hướng đến các đối tượng liên quan như khách du lịch, nhân viên trong ngành du lịch, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư. Đồng thời các cơ quan quản lý môi trường cần có chế tài rõ ràng, minh bạch và triển khai thực hiện nghiêm túc nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nội dung bảo vệ môi trường du lịch được quy định tại Luật Du lịch 2017, tuy nhiên để quy định đi vào thực tiễn thì các cơ quan từ trung ương đến địa phương cần triển khai đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương.

1.2.5. Gia tăng kết quả kinh tế - xã hội từ du lịch

Thể hiện sự đóng góp của ngành du lịch vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội, môi trường chung:

- Tăng cơ hội việc làm cho dân cư: thể hiện tăng lên về số lượng người tham gia lao động trong ngành du lịch kể cả trực tiếp và gián tiếp. Lao động tăng gián tiếp thể hiện qua các ngành nghề khác tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu du lịch như chế biến lương thực, thực phẩm, quà lưu niệm, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp… phục vụ du khách. Tăng cơ hội việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập.

- Tăng thu nhập cho người lao động: tăng thu nhập cho người lao động trong các lĩnh vực liên quan du lịch, nâng cao đời sống người dân địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, nhất là dân cư địa phương tham gia làm du lịch như du lịch cộng đồng. Du lịch phát triển kéo theo hạ tầng phát triển như

đường xá, y tế, văn hóa, văn minh xã hội… từ đó người dân nơi địa phương có ngành du lịch phát triển cũng được hưởng lợi.

- Nâng cao nhận thức về du lịch, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái: du lịch phát triển, đặc biệt thể hiện rõ nhất là du lịch cộng đồng, thông qua du lịch người dân nhận thức được rằng tài nguyên du lịch như thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống hoặc sản phẩm đặc trưng… là của toàn xã hội mà họ là chủ thể sở hữu những giá trị đó, là người trực tiếp hưởng lợi, tác động lớn đến cuộc sống của họ. Từ đó người dân nhận thấy tầm quan trọng của du lịch, dần dần người dân thay đổi nhận thức về du lịch, ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch.

- Mang lại lợi ích về mặt tinh thần cho người dân địa phương: Nơi nào du lịch phát triển, nơi đó có nhiều khách đến, người bản địa có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khách nhau, phong cách, thái độ cũng như cách ăn mặc, trang điểm khác nhau và họ học được nhiều điều từ du khách. Sự giao thoa của các nền văn hóa giúp người dân tiếp cận và chọn lọc những tinh hoa của cuộc sống, làm cho đời sống tinh thần người dân thêm đa dạng, phong phú.

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên

Tự nhiên được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với ngành du lịch. Điều kiện tự nhiên mà thuận lợi để phát triển ngành du lịch thì được gọi là tài nguyên du lịch, thế nhưng khi những điều kiện tự nhiên, khí hậu trở thành vật cản trở hay có tác động xấu đến ngành du lịch thì nó bị coi là hiểm họa, không những ngành du lịch phải gánh chịu mà rất nhiều ngành khác trong nền kinh tế cũng phải chịu hậu quả. Vấn đề tự nhiên rất quan trọng đối với ngành du lịch từ xưa đến nay, tâm lý khách đi du lịch chính là để ngắm cảnh, thụ hưởng, để nghĩ ngơi, thư giản, tìm nơi dưỡng bệnh hay đơn giản chỉ tìm một

nơi yên bình. Các yếu tố tự nhiên cụ thể như sau:

Vị trí địa lý: thể hiện lợi thế so sánh về địa lý, kinh tế, xã hội… ảnh hưởng đến điều kiện phát triển du lịch. Vị trí thuận lợi như gần trung tâm thành phố, thị trấn, khu dân cư văn minh, các khu thương mại dịch vụ, vị trí thuận lợi về giao thông như đường hàng không, đường thủy, đường bộ… là điều kiện tốt cho đầu tư phát triển du lịch.

Địa hình: tạo ra các cảnh quan thiên nhiên, các dạng địa hình chứa đựng các tài nguyên du lịch thiên nhiên mà con người có thể khai thác du lịch, hoặc cải tạo chúng phục vụ mục đích của mình. Địa hình thuận lợi là điều kiện cần cho việc đầu tư, phát triển du lịch và ngược lại.

Thủy văn: tài nguyên nước phục vụ cho du lịch như khe suối, đầm hồ, các điểm nước khoáng cũng là điều kiện, là tài nguyên để khai thác du lịch.

Sinh vật: gồm khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở hệ sinh thái đặc thù. Ngày nay, khi mà diện tích rừng ngày càng thu hẹp, môi trường nước sông, nước biển bị ô nhiễm cùng với việc khai thác tận diệt của con người, hệ sinh vật ngày càng cạn kiệt có nguy cơ hủy hoại hệ sinh thái, hậu quả lâu dài của nó không thể lường trước được. Chính vì vậy chúng ta cần phải bảo tồn thiên nhiên một cách bền vững.

Khí hậu: tài nguyên khí hậu thích hợp sức khỏe con người, tài nguyên khí hậu phục vụ chữa bệnh, nghĩ dưỡng, du lịch, thể thao, giải trí… ở những vùng có khí hậu mát mẻ, ôn hòa sẽ thu hút khách tham quan du lịch hơn so với những vùng khắt nghiệt.

Ngày nay, biến đổi khí hậu tác động mạnh đến sự phát triển kinh xã hội, trong đó có ngành du lịch. Chịu tác động của biến đổi khí hậu, ở vùng thấp thấp thì bị nước dâng, ngập lụt làm cho hạ tầng du lịch hư hỏng, vùng núi cao thì bị mưa lũ và sạt lỡ đất đe dọa, biến đổi khí hậu gây ra bão lụt, nóng lạnh bất thường, sự bùng phát dịch bệnh, khủng hoảng thảm thực vật… sẽ làm

giảm thu nhập, làm giảm khả năng đi du lịch của dân cư, thị trường du lịch sẽ bị xáo trộn. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần chú trọng trong công tác quy hoạch, giảm thiểu tác động của thiên nhiên, biến đổi khí hậu, nhằm ổn định ngành kinh tế mũi nhọn này.

1.3.2. Nhóm nhân tố xã hội

- Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên nhân văn của huyện khá đa dạng, phong phú, với các loại hình khác nhau, đặc biệt là di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 05 di tích lịch sử cấp quốc gia, 21 di tích lịch sử cấp Thành phố và 09 di tích lịch sử đang được bảo vệ, cùng các làng nghề truyền thống.

Tài nguyên phục vụ du lịch hoặc có thể khai thác du lịch thì có tác động tích cực, là cơ sở nền tản cho việc đầu tư khai thác của ngành du lịch. Song song việc khai thác tài nguyên là những vấn đề phát sinh như bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, các vấn đề kinh tế, cơ chế chính sách, môi trường xã hội.

- Môi trường chính trị, xã hội: các tệ nạn xã hội thường đi liền với sự tăng trưởng của các quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Trên thực tế du lịch thường bị coi là nguyên nhân của vấn đề này, không ít tài liệu tập trung phản ánh khía cạnh tiêu cực của nó. Nhiều tài liệu đã ghi nhận những thiệt hại về mặt xã hội do du lịch gây ra, đặc biệt là những thay đổi tiêu cực tại địa phương về trang phục, các hành vi chuẩn mực, phong tục truyền thống, suy giảm các giá trị văn hóa, xuyên tạc lịch sử… những thay đổi này thường được coi là hậu quả của một tác nhân hành động, tức là khi cộng đồng địa phương bắt chước những hành vi và các đặc điểm phi bản địa khác, khách du lịch bị coi là thủ phạm chính của những diễn tiến tiêu cực về mặt xã hội và ngành du lịch phải đương đầu với những lời chỉ trích.

Môi trường chính trị, xã hội ổn định an toàn sẽ tạo môi trường thuận lợi và cảm giác an toàn, thoải mái cho du khách, bao gồm cả việc kiểm soát tệ nạn xã hội, dịch bệnh và ngay cả với khách đi du lịch với mục đích xấu.

Ngày nay, du lịch đã phát triển đến phạm vi toàn cầu, chúng ta đã tích lũy được nhiều thông tin, kinh nghiệm về tác động tiêu cực của phát triển du lịch đối với xã hội. Tác động về mặt xã hội của du lịch không phải là hiện tượng độc lập mà luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, văn hóa, môi trường trong cộng đồng dân cư. Việc kiểm soát những tác động xã hội của du lịch không chỉ là trách nhiệm của riêng cấp chính quyền mà tập hợp gồm nhiều ngành, cần có sự phối hợp trong hành động. Cần xây dựng chiến lược

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 30)