Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 45 - 50)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm xã hội

a. Dân số, mật độ dân số

là 67.648 người, chiếm 50,8% trong tổng số dân. Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động (từ đủ 15 tuổi đến nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) 82.829 người, chiếm 62,2% là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng; dân số trong độ tuổi từ 0-14 tuổi 34.090 người, chiếm 25,6% đây cũng là nguồn lực lao động cho tương lai; dân số trên độ tuổi lao động 16.247 người, chiếm 12,2%.

- Mật độ dân số năm 2017 là 181 người/km2, trên địa bàn huyện có 11 xã, dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã, trong đó xã Hòa Bắc có mật độ thấp nhất 11 người/km2, xã Hòa Phước có mật độ cao nhất 1.968 người/km2. Dân số và mật độ dân số được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Dân số trung bình và mật độ dân số trên địa bàn huyện từ năm 2013 - 2017 Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Dân số trung bình (người) 125.445 128.151 130.845 131.250 133.166 Mật độ (người/km2 ) 171 174 178 179 181

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

Qua bảng số liệu trên cho thấy dân số của huyện qua 5 năm từ 2013- 2017 chỉ tăng 7.721 người, tốc độ tăng bình quân 1,46% là tương đối thấp, điều này cho thấy mức tăng dân số của huyện ổn định qua các năm. Mật độ dân số năm 2017 của huyện là 181 người/km2

là thấp so với mật độ dân số thành phố Đà Nẵng 1.126 người/km2, điều này cho thấy diện tích đất của Hòa Vang rất dồi dào, là cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội.

b. Lao động

- Phân theo độ tuổi lao động: Dưới độ tuổi lao động: 33.565 người, chiếm 25,57%; trong độ tuổi lao động (từ đủ 15 tuổi đến nam đủ 60 tuổi, nữ

đủ 55 tuổi) 81.568 người, chiếm 62,15%; trên độ tuổi lao động 16.117 người, chiếm 12,28%

- Nguồn lao động: 92.320 người, trong đó: Lực lượng lao động 74.244 người, trong đó lao động có việc làm 73.352 người; học sinh, sinh viên 11.014 người; đối tượng khác 7.062 người.

- Lực lượng lao động chia theo ngành

Nông, lâm, thủy sản 18.375 người, chiếm 24,75% Công nghiệp, xây dựng 25.288 người, chiếm 34,19% Thương mại, dịch vụ 30.581 người, chiếm 41,19%.

Bảng 2.2. Nguồn lực lao động huyện Hòa Vang từ năm 2013-2017

Năm ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017

1. Nguồn lao động Người 88.237 90.140 92.035 92.320 93.722 2. Tỷ lệ thất nghiệp % 1,2 1,1 1,2 1,1 1,2

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

Nguồn lao động bao gồm: lực lượng lao động; học sinh, sinh viên và đối tượng khác. Trong lực lượng lao động chủ yếu là lao động có việc làm, số còn lại chưa có việc làm. Nguồn lao động bao gồm những người tham gia hoạt động kinh tế và những người hiện không làm việc nhưng đang trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Lao động có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, mà trong tuần lễ trước thời điểm điều tra họ có việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế.

- Lực lượng lao động của huyện phân theo trình độ chuyên môn được thống kê theo số liệu sau:

Bảng 2.3. Lực lượng lao động trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2013 - 2017

ĐVT: người

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng số 70.960 72.491 74.015 74.244 75.374 1. Công nhân kỹ thuật 5.198 5.328 5.440 5.420 5.497 2. Trung học chuyên nghiệp 4.737 4.857 5.059 5.108 5.238 3. Cao đẳng, đại học trở lên 5.454 5.589 5.507 5.806 5.928 4. Khác 55.571 56.717 58.009 57.910 58.711

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

Qua bảng số liệu cho thấy, lao động qua đào tạo của huyện chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số lực lượng lao động, năm 2013 chiếm tỷ lệ 21,69% đến năm 2017 là 22,1%, cho thấy không những lao động qua đào tạo của huyện thấp mà hầu như không tăng qua các năm. Trong đó cao đẳng, đại học trở lên rất khiêm tốn chỉ chiếm 7,86% năm 2013 đến 2017 chiếm 7,86% mức tăng không đáng kể. Lực lượng lao động trên địa bàn huyện chủ yếu là lao động không qua đào tạo, lao động khác chiếm tỷ trọng đáng kể 77.89% và ít biến động qua các năm.

c. Truyền thống văn hóa xã hội

Công tác truyền thông triển khai trên địa bàn khá tốt 100% các xã có loa truyền thanh, hệ thống điện thoại, máy vi tính và kết nối internet, tất cả các thôn đều có điện, trường học từ trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, có 03 xã có trường trung học phổ thông, 100% các xã có trạm y tế; tỷ lệ thất nghiệp 2016 chiếm 1,1% và thiếu việc làm là 1,4% đều giảm qua các năm.

d. Dân trí

- Trình độ nhận thức hay mặt bằng văn hóa chung của người dân trên địa bàn theo tác giả nhìn nhận vẫn chưa cao, một số bộ phận người dân chưa nhận

thức đúng đắn trong giao tiếp, ứng xử, hành động trong cuộc sống, đơn cử như thiếu kiến thức cơ bản khi giao tiếp, nói năng cộc cằn, thô tục, xả rác bừa bãi ngay cả cán bộ cấp huyện.

- Trình độ học vấn người dân của huyện qua phân tích tại mục b phần trên, có thể cho ta thấy tỷ lệ học vấn trên địa bàn huyện còn thấp, chưa được cải thiện trong những năm qua. Tuy nhiên tỷ lệ mù chữ của huyện thấp.

- Về sự hiểu biết và ý thức về quyền và trách nhiệm của người dân tập trung ở một số nhóm người như cán bộ cấp cao, cán bộ hưu trí, giáo viên, người có trình độ, nhận thức, mặt bằng chung thì không được như các quận trung tâm của thành phố như Hải Châu, Thanh Khê.

- Giá trị của dân trí còn nằm ở mức độ quan tâm của người dân trước các vấn đề xã hội, mức độ dấn thân và khả năng hành xử trách nhiệm dân chủ của mình một cách có hiệu quả.

Trình độ dân trí không thể định lượng mà nhận định cảm tính, nhìn chung trình độ dân trí của huyện vùng ven, còn nghèo đương nhiên còn thấp hơn so với khu vực đô thị.

đ. Tài nguyên du lịch nhân văn

Trên địa bàn huyện có 05 di tích lịch sử cấp Quốc gia, 21 di tích lịch sử cấp thành phố, 09 di tích lịch sử được đăng ký bảo vệ và 04 làng nghề truyền thống. Hòa Vang cũng có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá làng quê Việt Nam, được chia thành ba nhóm chủ yếu: Lễ hội gắn với tín ngưỡng (lễ hội đình làng), lễ hội gắn với lao động sản xuất (lễ hội Mục đồng, lễ hội mừng lúa mới của người Cơ-tu), lễ hội gắn với sinh hoạt (lễ hội tắt bếp, Liên hoan văn hóa thể thao người Cơ-tu, Ngày hội chung một cội nguồn) và một số làng nghề truyền thống mang tính đặc trưng tại địa phương: làng nghề chiếu Cẩm Nê (xã Hòa Tiến), nấu rượu cần (xã Hòa Phú), làng bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)