Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 50 - 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong thời gian 5 năm qua từ năm 2013-2017 tình hình kinh tế huyện Hòa Vang có bước cải thiện đáng kể, theo chiều hướng tốt lên, tổng giá trị sản xuất của các ngành ngày càng tăng qua các năm, được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Hòa Vang giai đoạn năm 2013-2017(giá thực tế)

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số 6.549 7.415 8.343 9.678 11.096

Nông, lâm, thủy sản 1.116 1.210 1.279 1.366 1.442 Công nghiệp, xây dựng 2.840 3.266 3.678 4.330 5.018 Thương mại, dịch vụ 2.593 2.939 3.386 3.982 4.635

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng mạnh và đều qua các năm, năm 2017 đạt 11.096 tỷ đồng, trong đó ngành công nghiệp, xây dựng đạt mức cao nhất 5.018 tỷ đồng, tiếp theo thương mại, dịch vụ đạt 4.635 tỷ đồng và cuối cùng là huyện nông nghiệp nhưng giá trị ngành nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 1.442 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng bình quân giai đoạn 2013-2017 là 14,1% /năm là khá cao và ổn định, trong đó khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 15,3%/năm, thương mại, dịch vụ là 15,6%/năm, khu vực nông, lâm, thủy sản chỉ tăng 6,6 % /năm. Như vậy, tuy giá trị ngành thương mại, dịch vụ thấp nhưng tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2013-2017 cao nhất, điều này cho thấy xu hướng phát triển của huyện tập trung phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, giảm dần giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản, thể hiện qua hình sau:

Hình 2.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Hòa Vang giai đoạn năm 2013-2017(giá thực tế)

Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2013- 2017 dễ dàng nhận thấy qua hình sau.

Hình 2.3. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Hòa Vang giai đoạn năm 2013-2017 (giá thực tế)

Qua hình trên cho ta thấy rõ ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng chậm, đều và tương đồng nhau, riêng ngành nông, lâm, thủy sản giảm dần với tốc độ tương đối lớn.

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2013 2014 2015 2016 2017

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÁC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2013-2017 (giá thực tế)

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ

b. Cơ cấu kinh tế

Từ giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Hòa Vang giai đoạn năm 2013-2017 theo bảng 2.2 tính được cơ cấu kinh tế huyện như sau:

Bảng 2.5. Cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang giai đoạn năm 2013-2017

ĐVT: %

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Nông, lâm, thủy sản 17 16 15 14 13

Công nghiệp, xây dựng 43 44 44 45 45

Thương mại, dịch vụ 40 40 41 41 42

Tổng cộng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

Từ bảng số liệu trên cho thấy Hòa Vang tuy là huyện nông nghiệp nhưng ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều qua các năm, đến năm 2017 chiếm 45% trong cơ cấu kinh tế huyện; đứng vị trí thứ hai là ngành thương mại, dịch vụ cũng có xu hướng tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn, từ 40% năm 2013 lên 42% vào năm 2017; Cuối cùng là ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất và giảm đều quan các năm, năm 2013 chiếm 17%, đến năm 2017 chỉ còn 13% trong tổng giá trị sản xuất. Điều này cho thấy xu hướng giảm dần của ngành nông, lâm, thủy sản của huyện trong những năm tiếp theo, thể hiện qua hình sau:

Hình 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất kinh tế các ngành năm 2017

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT KINH TẾ CÁC NGÀNH NĂM 2017

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ

c. Kết cấu hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có:

- Mạng lưới giao thông: Một trong những tiêu chí quan trọng mà huyện Hòa Vang ưu tiên đầu tư trong những năm qua là sớm nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới giao thông. Các công trình quy mô lớn đã và đang đầu tư như quốc lộ 14B, đường tránh nam Hải Vân, đường vành đai phía Nam, đường Túy Loan - Cầu Đỏ, đường dẫn vào Khu công nghệ cao và Khu công nghệ thông tin. Chương trình nông thôn mới khởi động năm 2011, huyện đã đầu tư xây mới và mở rộng 240km giao thông nông thôn. Trong đó 168,2km đường kiệt hẻm mặt đường 3,5m; 25km đường liên thôn 5,5m; 32,6km đường liên xã 7,5m, với tổng kinh phí 692 tỷ đồng. Việc đầu tư hạ tầng giao thông đã góp phần tạo diện mạo và bộ mặt Hòa Vang ngày càng hiện đại và sôi động, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch và giao lưu với bên ngoài.

- Mạng lưới cấp điện: Mạng lưới điện được phủ kín toàn huyện đến 11 xã (119 thôn). Dịch vụ này được cung cấp bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Đà Nẵng đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Trung, nguồn điện được sử dụng nguồn điện lưới Quốc gia nên đáp ứng đủ công suất tiêu thụ.

- Hệ thống cấp nước: Mạng lưới cung cấp nước được Công ty cổ phần cấp nước Đà nẵng cung cấp đến nay hệ thống đường ống đã cung cấp được 9/11 xã, ngoài ra, thời gian qua cũng được tầm nhìn thế giới tài trợ không hoàn lại cho việc đào giếng trong các khu dân cư để phục vụ sinh hoạt, trồng trọt cho dân, được các tổ chức đầu tư hệ thống dẫn nước từ các khe suối về dùng với giá ưu đãi. Hệ thống cấp nước ngọt của huyện cơ bản đảm bảo cho sinh hoạt cộng đồng và phát triển dịch vụ.

- Hệ thống thoát nước: một số tuyến đường có hệ thống thoát nước mưa theo quy hoạch giao thông của thành phố, đối với hệ thống thoát nước thải

chung chưa được đầu tư, các xã vùng núi do mật độ dân thưa, diện dích rộng, hầu như nhà nào cũng có vườn nên nước tự rút, mặc khác địa hình đồi dốc nên việc xây hệ thống thoát nước là khó khăn, một số nơi là không cần thiết.

- Mạng lưới bưu chính viễn thông: hiện có 10/11 xã có bưu điện hoặc trạm bưu điện, tất cả các xã đều có loa truyền thanh, điện thoại, máy vi tính, ngoài ra có các công ty viễn thông khác đã phủ song toàn bộ khu vực huyện như vinaphone, mobiphone, viettell… Mạng lưới bưu chính - viễn thông đáp ứng cầu sử dụng người dân và du khách khi đến huyện Hòa Vang.

- Hệ thống cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao trong những năm qua được đầu tư nâng cấp liên tục, cụ thể 100% xã có nhà văn hóa, trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế, 70% trạm y tế có bác sỹ, hầu hết các xã đều có sân thể thao, bóng đá. Nhìn chung hạ tầng y tế, giao dục, văn hóa, thể thao của huyện chưa phải có chất lượng cao nhưng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu và thực tế sinh hoạt người dân.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÒA VANG GIAI ĐOẠN 2013 -2017

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 50 - 54)