6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Thực trạng về công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo
bảo vệ môi trƣờng
a. Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch
- Việc đầu tư nâng cấp các di tích với tư cách là một sản phẩm du lịch chưa được triển khai theo một quy định, còn phổ biến tình trạng giao khoán cải tạo cho những người quản lý, đầu tư tự trùng tu, tôn tạo hoặc xây mới; công tác trùng tu, tôn tạo mà không giữ được nét đặc trưng, lịch sử sẽ làm mất đi vẻ đẹp ban đầu, mất đi những “phần hồn” của các di tích… Cách quản lý đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, không những không thu hút du khách mà gây tác hại đến hình ảnh của điểm du lịch, hình ảnh chung về nền văn hoá của cả quốc gia. Nếu không sớm khắc phục, chúng ta sẽ có lỗi rất lớn với lịch sử.
- Công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch những năm qua được các cấp chính quyền quan tâm, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch được chú trọng. Năm 2013
bia Ông Ích Đường được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia và Đình Quá Giáng được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố. Ban Điều hành Quỹ môi trường toàn cầu tại Việt Nam triển khai đề án "Bảo tồ ồng bào Cơ tu gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng" tại xã Hòa Bắc.
- Vốn đầu tư tôn tạo tài nguyên du lịch được tranh thủ từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Trung ương, của Thành phố, huyện cũng đã từng bước tôn tạo tài nguyên du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
Hiện nay trên địa bàn huyện Hòa Vang có 27 di tích được xếp hạng, trong đó có 06 di tích cấp Quốc gia và 21 di tích cấp Thành phố, ngoài ra còn nhiều di tích chưa được xếp hạng mà chủ yếu là do nhân dân tự đóng góp để trùng tu, tôn tạo nhằm bảo vệ giá trị lịch sử của nó. Các di tích phân bố ở 09 xã trên địa bàn huyện (02 xã không có di tích là Hòa Ninh và Hòa Bắc).
Khi đời sống của nhân dân dần được nâng cao, đời sống tinh thần ngày càng được chú ý phát triển, theo đó các đình làng, các di tích được quan tâm đầu tư tôn tạo, các lễ hội được phục dựng một cách bài bản. Đến nay hầu hết các di tích đã được nhân dân gìn giữ và trùng tu, đặc biệt trong từ 2015 đến nay, thành phố đang triển khai thực hiện "Năm văn hóa văn minh đô thị", trong đó quan tâm đầu tư thiết chế văn hóa cơ sở và nâng cao chất lượng các hoạt động văn háo văn nghệ. Do vậy thành phố đã đầu tư nhiều công trình rất tiêu biểu tại Hoà Vang như Đình Trước Bàu (Hòa Nhơn) hơn 800 triều đồng, Đình Hưởng Phước (Hòa Liên) hơn 2 tỷ đồng, Đình An Ngãi Đông (Hòa Sơn) hơn 1,5 tỷ đồng…
b. Công tác bảo vệ môi trường
- Song song công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch, công tác bảo vệ môi trường không kém phần quan trọng đối với nhà quản lý, chính quyền địa phương mà trực tiếp là Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, sau đó là các Hiệp
hội, đoàn thể, công ty lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, người dân địa phương và chính du khách tham quan du lịch. Như chúng ta đã biết các nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… rất chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, phát triển du lịch đi đôi công tác bảo vệ môi trường, là xu thế văn minh hiện đại ngày nay, là điều kiện cho đầu tư phát triển du lịch bền vững.
- Thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại các điểm, khu du lịch trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều bất cập. Để đầu tư mở rộng quy mô phát triển du lịch chủ đầu tư phải phá rừng, phá núi, điều chỉnh dòng chảy của sông suối… tuy được cấp giấy phép nhưng rõ ràng sẽ tác động đến môi trường tự nhiên là không thể tránh khỏi. Một số đơn vị kinh doanh chú trọng lợi nhuận hơn là môi trường, người dân chưa được tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, một số bộ phận khách du lịch thiếu ý thức đặc biệt là khách Trung Quốc.
- Hầu hết các khu du lịch khi đều ký hợp đồng với Xí nghiệp Môi trường Hòa Vang, đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng để thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Tổng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện được thu gom 65 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom khoảng 85-90%. Rác tại các khu du lịch được phân thành 02 loại cơ bản là rác sinh hoạt với đơn giá dịch vụ 265.000 đồng/m3
và rác nguy hại 01 triệu đồng/tháng với khối lượng đến 100kg/tháng, trên 100kg thu thêm 10.000 đồng/kg. Những nơi được khai thác du lịch tự phát như Hồ Hòa Trung, Suối Lớn, đầu nguồn Sông Cu Đê… thì môi trường ở đó không được thu gom, nguy cơ ngày càng ô nhiễm.
Công tác bảo vệ môi trường cần cả quá trình nghiên cứu, áp dụng một cách hệ thống, khoa học thì mới đem lại kết quả tốt trong tương lai.
2.2.5. Thực trạng kết quả kinh tế - xã hội thu đƣợc từ du lịch
nhiều cơ quan quản lý khác nhau, chẳng hạn khu du lịch Bà Nà Hills, Hòa Phú Thành, Núi Thần Tài do thành phố quản lý việc thu thuế, Sở Du lịch quản lý về mặt nhà nước, huyện Hòa Vang quản lý về địa bàn như an ninh trật tự, cháy nổ, môi trường… nên bản thân huyện cũng không quản lý nguồn thu, đóng góp của doanh nghiệp cũng như không nắm bắt kịp thời những nội dung liên quan đến hoạt động của các đơn vị trên địa bàn mình quản lý. Thông qua bộ phận chuyên môn của Sở Du lịch cung cấp số liệu về doanh thu du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang như sau:
Bảng 2.11. Tổng doanh thu du lịch huyện Hòa Vang giai đoạn 2013-2017
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ tăng trường BQ 2013-2017 (%) Tổng doanh thu du lịch Tỷ đ 1.946 2.468 3.204 4.021 4.876 25,8
(Nguồn: Phòng Quản lý Cơ sở lưu trú - Sở Du lịch TP. Đà Nẵng)
Doanh thu du lịch trên là doanh thu trực tiếp chưa bao gồm doanh thu giám tiếp thu được từ du lịch như quà lưu niệm, dịch vụ ăn uống, lưu trú của người dân… qua bảng số liệu cho thấy rõ kết quả doanh thu du lịch tăng mạnh qua 5 năm, năm 2017 doanh thu đạt 4.876 tỷ đồng gấp hơn 2,5 lần so với 2013, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2013-2017 đạt 25,8% cao hơn tốc độ tăng lượt khách 20,8%, điều này cho thấy công tác đầu tư được chú trọng, chất lượng sản phẩm du lịch được nâng lên, đem lại hiệu quả rõ rệt.
- Góp phần tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn. Hiện nay không có thống kê cụ thể thu nhập trong ngành du lịch, nhưng thông qua số liệu thống kê thu nhập bình quân đầu người phần nào cũng thể hiện được trong đó có sự đóng góp từ ngành du lịch.
Bảng 2.12. Thu nhập bình quân đầu người huyện Hòa Vang giai đoạn 2013 - 2017
Năm ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017
Thu nhập BQ
đầu người Triệu đồng 20,86 24,68 27,25 31,10 35,5
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)
- Tăng cơ hội việc làm, nhất là người bản địa có tay nghề cao. Thông thường các khu du lịch ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương đã qua đào tạo, đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động, vì lao động địa phương rất am hiểu về địa bàn, sinh hoạt cũng như đặc điểm dân cư khu vực, khoảng cách đi lại thường gần, thuận lợi khi xử lý công việc phát sinh đột suất, cũng như an ninh trật tự, hơn nữa là tư tưởng xây dựng quê hương giàu đẹp. Riêng khu du lịch Bà Nà Hills hiện nay giải quyết khoảng 800 đến 1.500 lao động, số lượng giao động mạnh theo thời vụ. Cũng chính tính thời vụ của du lịch và nhiều thuận lợi từ người dân bản địa đã tạo nên cơ hội việc làm cho dân địa phương.
Bảng 2.13. Lao động có việc làm huyện Hòa Vang từ năm 2013-2017
Năm ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 1. Lao động có việc làm Người 70.108 71.620 73.126 73.352 74.466 2. Tỷ lệ thiếu việc làm % 1,5 1,4 1,5 1,4 1,5
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)
Lao động có việc làm tăng ổn định qua các năm với tốc độ bình quân giai đoạn 2013 - 2017 là 1,5%, mỗi năm giải quyết trên 1.000 lao động; tỷ lệ thiếu việc làm ở mức thấp, có xu hướng giảm.
- Ngoài lợi ích hữu hình, khi du lịch phát triển mang lại lợi ích về mặt tinh thần cho cộng đồng dân cư, họ được sử dụng hạ tầng như đường sá, điện nước, hệ thống thông tin liên lạc, được tiếp cận với môi trường văn minh, cơ hội giao lưu
học hỏi kinh nghiệm, đời sống được cải thiện tinh thần sẽ phấn chấn.
- Nâng cao nhận thức về du lịch, ý thức bảo vệ môi trương sinh thái: hiện nay các hoạt động du lịch tại huyện luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng dân cư địa phương, bắt nguồn một phần là do Hòa Vang là huyện có xuất phát điểm thấp, được đầu tư ít so với các quận trung tâm, đời sống người dân còn khó khăn, khi du lịch phát triển đã đem lại lợi ích thiết thực, chính vì vậy họ đón nhận như là cơ hội, xu thế phát triển trong tương lai nhằm cải thiện đời sống. Sự đồng thuận của người dân không chỉ thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động du lịch mà còn thể hiện ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, tài nguyên môi trường được nâng lên đáng kể.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÒA VANG 2.3.1. Thành công 2.3.1. Thành công
- Trong những năm qua hoạt động phát triển ngành du lịch đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện. Ngành du lịch đã nhận được sự quan tâm của các cấp từ trung ương đến địa phương, sự nổ lực của các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và sự đồng thuận của người dân địa phương. Chính vì vậy các chỉ tiêu về khách du lịch, tổng doanh thu, tốc độ phát triển của ngành đều vượt chỉ tiêu đề ra trong những năm qua.
- Quy mô du lịch được mở rộng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch không ngừng được đầu tư nâng cấp cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
- Công tác quy hoạch, đầu tư cho du lịch được quan tâm, thu hút đầu tư cho du lịch tăng đáng kể, thủ tục hành chính cũng được cải cách rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phát triển sản phẩm mới được đầu tư, quan tâm về chất lượng, môi trường du lịch ổn định, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường được duy trì và
ngày càng tiến bộ, công tác xúc tiến quảng bá được quan tâm, thị trường du lịch được mở rộng, hình ảnh điểm đến Đà Nẵng đã tạo dựng thương hiệu trên thị trường khách quốc tế.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người làm động, đặc biệt là lao động tại địa phương. Trình độ lao động trong ngành du lịch dần được nâng cao, tạo điều kiện thu hút lao động cũng như giáo dục đào tạo ngành du lịch. Nâng tầm tư duy về du lịch cho nhà đầu tư, người dân. Góp phần bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch.
2.3.2. Những mặt hạn chế
- Công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cần đi trước một bước, nhưng hiện nay chưa xây dựng được quy hoạ ển du lị
ế quả ợ
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp tốc độ và xu hướng phát triển chung. Gần đây, sự phát triển quá nhanh của một số thị trường khách du lịch như Trung Quốc, Hàn Quốc… đã bộc lộ rõ công tác quản lý, phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn hạn chế. Chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch với quy mô lớn, chất lượng cao.
- Lực lượng lao động trong ngành du lịch còn ít, mang tính thời vụ. Văn hoá ứng xử và trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu. Thiếu đội ngũ hướng dẫn viên hướng du lịch chuyên nghiệp, trình độ cao, tỷ lệ bỏ việc cao của người lao động trong lĩnh vực du lịch của huyện do họ chưa tâm huyết với nghề hoặc chưa toàn tâm gắn bó với doanh nghiệp.
- Các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chưa theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế du lịch trong tình hình mới.
- Ngành du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt tiềm năng du lịch sinh thái được thiên nhiên ban tặng trên mãnh đất này. Tài
nguyên du lịch đa dạng, phong phú nhưng các sản phẩm du lịch hiện có chủ yếu phục vụ khách du lịch nội địa, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế. Việc nghiên cứu, khảo sát để tìm ra các hàng hoá đặc thù của địa phương chưa được chú trọng. Các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động vui chơi giải trí chưa được đầu tư nên du lịch Hòa Vang chưa có sức hút đối với khách tham quan, đặc biệt là khách quốc tế.
- Công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch huyện Hòa Vang ra bên ngoài mặt dù có quan tâm, song công tác nghiên cứu, dự báo thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch ra nước ngoài vẫn còn hạn chế, còn trông cậy vào thành phố và các doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn, đất đai để đầu tư phát triển du lịch.
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
- Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về du lịch chưa thật đầy đủ. Một vài địa phương trọng điểm về du lịch chưa chủ động tìm biện pháp phát triển du lịch một cách bền vững.
- Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch và thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn. Vai trò tham mưu của cơ quan chuyên môn còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để tập trung quản lý và hỗ trợ du lịch phát triển thiếu chặt chẽ. Cơ chế chính sách chưa thật sự tinh gọn, một bộ phận cán bộ còn nhũng nhiễu, gây khó khăn, nghiệp vụ chưa vững, chuyên môn còn hạn chế, chưa thật sự tâm huyết tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
- Cho đến nay tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn chưa được đánh giá, phân loại và xếp hạng quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả. Dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên.
lượng. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 18 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có 03 Trường Đại học gồm Đại học Kinh tế, Đại học Duy Tân và Đại học Đông Á.
Hầu hết các cơ sở kinh doanh muốn tiết kiện chi phí nên tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo bài bản, thường phải bồi dưỡng kiến thức, đào tạo lại.
Mặc khác, do ảnh hưởng bởi tính thời vụ nên người lao động muốn có công việc ổn định nên phải chuyển nơi làm việc.
- Nguồn vốn đầu tư cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc đưa lý thuyết vào thực tiễn. Khi nhà đầu tư có nguồn vốn dồi dào thường