Thực trạng về quy mô du lịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 54 - 57)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng về quy mô du lịch

Điểm yếu du lịch Hòa Vang khiến cơ sở du lịch không phát triển tương xứng với tiềm năng lợi thế chính là các loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch còn hạn chế, đơn điệu, chất lượng chưa cao, các điểm, khu du lịch còn hạn chế, chủ yếu là Bà Nà Hills, Hòa Phú Thành, Suối Hoa, Ngầm Đôi (Lê Đình Thủy Châu), Suối nước nóng Phước Nhơn, Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, trong đó Bà Nà Hills có quy mô đầu tư lớn, sản phẩm du lịch đa dạng phong phú, thu hút lượng khách tham quan lớn, gần đây khu du lịch Hòa Phú Thành cũng được đầu tư nâng cấp đáng kể. Để phát triển du lịch cần quá trình nổ lực từ chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nhằm gia tăng lượng sản phẩm tạo ra và bổ sung không ngừng sản phẩm du

lịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Để thực hiện việc này đồng nghĩa gia tăng giá trị kinh doanh ngành du lịch, gia tăng các nguồn lực phục vụ du lịch như nguồn nhân lực làm du lịch, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, làm tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp cho nhà nước.

Bảng 2.6. Lượt khách và doanh thu du lịch huyện giai đoạn 2013-2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 BQ 1013- 2017 (%) Tổng khách Lượt 1.028.794 1.260.165 1.545.076 1.830.110 2.189.214 20,8 Tổng thu DL Tỷ đ 1.946 2.468 3.204 4.021 4.876 25,8

(Nguồn: Phòng Quản lý Cơ sở lưu trú - Sở Du lịch TP. Đà Nẵng)

- Qua số liệu bảng 2.6 cho thấy tổng lượt khách tăng bình quân giai đoạn 2013-2017 là 20,8%, trong khi doanh thu tăng 25,8%. Giá trị sản xuất thu được từ du lịch thể hiện qua kết quả doanh thu du lịch, doanh thu du lịch của huyện tăng đều qua 5 năm, năm 2017 doanh thu đạt 4.876 tỷ đồng gấp hơn 2,5 lần so với năm 2013, tốc độ tăng doanh thu trung bình giai đoạn 2013- 2017 đạt 25,83%, tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng lượt khách, điều này cho thấy công tác đầu tư được chú trọng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch được nâng lên rõ rệt.

- Chi đầu tư phát triển: nhằm tạo sự chủ động cho huyện trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, hàng năm thành phố cấp kinh phí cho huyện để đầu tư các công trình bứt thiết, cụ thể: từ năm 2006-2011 thành phố phân bổ 7,5 tỷ/năm; từ 2012-2015 là 15 tỷ/năm; năm 2016 phân bổ 20 tỷ đồng; năm 2017 là 52,83 tỷ đồng và dự kiến các năm tiếp theo tăng mỗi năm 10%. Tổng kinh phí thành phố đã phân cho huyện chủ động đầu tư hạ tầng trong 12 năm 2006- 2017 là 177 tỷ đồng, huyện đã chủ động đầu tư nhiều công trình giao thông, trạm y tế, trường học… từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. Ngoài ra, một số tuyến

đường chính dẫn đến các khu du lịch do chủ đầu tư thực hiện như đường Hoàng Văn Thái nối dài đến Bà Nà Hills, và một số công trình khác.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn do huyện quản lý giai đoạn 2013 - 2016 được cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện (do huyện quản lý) giai đoạn 2013 - 2017 Năm ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 Vốn đầu tư XDCB Triệu đồng 156.665 59.533 13.243 20.756 195.700

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

Qua số liệu bảng 2.7 thấy rõ số vốn này không ổn định, có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2013 - 2016, do phụ thuộc nhu cầu, kế hoạch đầu tư công trình cụ thể từng năm và nguồn lực tài chính các huyện. Tuy nhiên tăng mạnh vào 2017 là 195.700 tỷ đồng, đạt mức cao nhất trong 5 năm qua.

- Lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện

Bảng 2.8. Lao động trong ngành du lịch huyện năm 2013-2017

Năm ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 1. Lực lượng lao động Người 70.960 72.491 74.015 74.244 75.372 2. Lao động trong ngành du lịch Người 1.829 2.099 2.409 2.764 3.171 3. Tỷ lệ LĐ DL / LL LĐ huyện % 2,6 2,9 3,3 3,7 4,2

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

Lao động làm việc trong ngành du lịch của huyện ở bảng trên chưa bao gồm lao động làm việc trong các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến du lịch gồm: Đơn vị lữ hành, đơn vị vận chuyển du lịch, cơ sở mua sắm có phục vụ khách du lịch, hướng dẫn viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo nghề du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Lao động ở các ngành liên quan này

không phục vụ riêng cho du lịch Hòa Vang mà phục vụ chung cho mục đích hoạt động của họ, nên không thể thống kê một cách đầy đủ.

Qua số liệu bảng trên cho thấy tốc độ tăng lao động bình quân trong ngành du lịch giai đoạn từ năm 2013 - 2017 tăng rất cao đạt 14,7%, trong khi tốc độ tăng lao động toàn huyện chỉ ở mức 1,5%. Như vậy, cho thấy ngành du lịch huyện có xu hướng phát triển rất mạnh và thu hút lao động ngày càng lớn với tốc độ tăng gấp khoảng 10 lần so tốc độ tăng lao động của huyện.

- Những năm gần đây một số điểm du lịch, khu du lịch được đầu tư và nâng cấp như: Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài được đưa vào vận hành từ ngày 27/4/2016 với các sản phẩm nổi bậc: Khu vực tắm khoáng nóng, khách sạn cao cấp, khu vực tắm bùn, tắm trà, tắm cà phê, tắm sữa, spa, khu vui chơi thiếu nhi, động Long Tiên với dòng sông Lười ấn tượng, nhà hàng sang trọng, hệ thống cửa hàng lưu niệm, có nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác. Hệ thống nhà hàng quy mô lớn tại Bà Nà Hills ra đời với nhiều thể loại như tự chọn, theo món, cũng tại khu này hệ thống khách sạn được đầu tư quy mô lớn; ngoài ra nhà hàng, nhà nghĩ cũng mọc lên như nấm dưới chân núi Bà Nà.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 54 - 57)