Bối cảnh phát triển du lịch huyện Hòa Vang

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Bối cảnh phát triển du lịch huyện Hòa Vang

- Hòa Vang chỉ cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25km về phía Tây, diện tích tự nhiên lớn 734,89 km2, địa hình đa dạng, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch phong phú, với nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Trong khi mức độ khai thác du lịch chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế của huyện, đặc biệt tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp chưa được đầu tư khai thác.

- Hạ tầng giao thông phát triển tương đối thuận lợi, chủ yếu bằng đường bộ, tuy nhiên khách phương xa đến với Đà Nẵng bằng nhiều phương tiện như đường hàng không, đường thủy, đường sắt, bằng đường bộ từ trung tâm thành phố đến các khu du lịch của huyện rất tiện lợi, nhanh chóng do khoảng cách gần, đường sá được chú trọng đầu tư, cơ bản đáp ứng việc di chuyển của du khách. Bên cạnh đó các đơn vị kinh doanh du lịch mở văn phòng giao dịch tại trung tâm thành phố phục vụ cho công tác giao dịch, điều hành tour.

- Ưu tiên đầu tư phát triển du lịch sinh thái kết hợp văn hóa lịch sử. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hòa Vang lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 nhấn mạnh yếu tố phát triển kinh tế trên lĩnh vực du lịch, chú trọng phát triển du lịch và sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện; khai thác các tiềm năng lợi thế của Hòa Vang như phong cảnh tự nhiên, sinh thái làng quê, di tích để quy hoạch, phát triển.

thiện mạnh mẽ trong những năm gần đây, tuy nhiên chỉ tập trung một số khu du lịch cao cấp, nên từ công tác tuyển dụng đến đào tạo, đào tạo lại cần quan tâm đúng mức.

- Cơ chế, chính sách tuy đã được thành phố quan tâm xây dựng cơ chế thuận lợi đẩy mạnh phát triển kinh tế cho huyện, cùng với bản thân tự vận động của huyện nhưng chưa thật sự bứt phá như công tác giao đất kéo dài, công tác hành chính còn nặng, nhiêu khê, doanh nghiệp chưa thật sự hưởng lợi từ chính sách mang lại, việc đối xử cần sự công bằng giữa các đơn vị kinh doanh trong ngành.

3.1.3. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch huyện Hòa Vang

a. Quan điểm

- Khai thác nguồn tài nguyên du lịch: Một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển du lịch là không ngừng phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, độc đáo, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của huyện tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao, mang đặc trưng riêng của huyện. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số, Hòa Vang cần chú trọng phát triển các loại hình du lịch này.

- Phát triển du lịch theo hướng tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đặc trưng vùng miền không những hướng đến khách trong nước mà còn chú trọng thu hút khách quốc tế; đầu tư du lịch phát triển theo hướng bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

b. Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát

+ Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh du lịch của huyện; góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ

trong GDP; tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu cho ngân sách; tạo tiền đề cho các ngành nghề khác phát triển.

+ Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ du lịch; tạo dựng các sản phẩm quà lưu niệm đặc sắc có tính hấp dẫn khách du lịch. Dần dần xây dựng Hòa Vang trở thành điểm đến hấp dẫn, độc đáo và mến khách.

+ Nâng cao chất lượng nguồn lao động và phát triển sản phẩm phục vụ du lịch trên cơ sở nâng cao chất lượng những sản phẩm hiện có của Hòa Vang để đáp ứng nhu cầu khách du lịch ở huyện nhằm chuyển đổi ngành nghề, nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phương.

- Mục tiêu cụ thể

Ngày 09/5/2017, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết sô 03- NQ/TU ngày 30/12/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về phương hướng nhiệm vụ xây dựng, phát triển huyện Hòa Vang đến năm 2020 và những năm tiếp theo, trong đó đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang theo hướng thương mại - dịch vụ 55%, công nghiệp 33%, nông nghiệp 12%, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 11- 12%/năm. Để đạt được mục tiêu cụ thể đó, Hòa Vang phải tích cực triển khai nhiều nội dung liên quan, trong đó chú trọng phát triển ngành du lịch, cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Thống kê, đánh giá, khoanh vùng những điểm có lợi thế tự nhiên và các điểm, địa phương có tiềm năng du lịch hiện còn. Xác định danh mục các khu du lịch kêu gọi đầu tư; đánh giá hiện trạng, tiềm năng và luận chứng các phương án khai thác và các sản phẩm phục vụ du lịch tạo nền tảng thực tiễn cho việc kêu gọi đầu tư.

sử dụng đất và dịch vụ phụ trợ cho việc đầu tư vào các tour, điểm, khu du lịch trên địa bàn huyện.

+ Xây dựng hệ thống các quan điểm, mục tiêu và các định hướng, chỉ tiêu phát triển cho lĩnh vực du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 phù hợp với điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường.

+ Đề ra các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch làm cơ sở để lập các quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư phát triển du lịch.

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa; tăng nguồn thu ngân sách huyện, đến năm 2020 hàng năm giải quyết việc làm từ 1.500 đến 2.000 lao động.

c. Định hướng phát triển du lịch huyện Hòa Vang đến năm 2030

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hòa Vang lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 nhấn mạnh yếu tố phát triển kinh tế trên lĩnh vực du lịch, chú trọng phát triển du lịch sinh thái, làng quê, di tích.

- Đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, thị trường du lịch mở rộng, sản phẩm du lịch chất lượng cao, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác và có sức cạnh tranh cao trong nước và quốc tế.

- Phải có quy hoạch đất đai cẩn thận với tầm nhìn xa và gắn với toàn cục, tổng thể Đà Nẵng; vẫn tiếp tục chức năng là huyện của một thành phố du lịch hiện đại.

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÒA VANG 3.2.1. Giải pháp gia tăng quy mô du lịch 3.2.1. Giải pháp gia tăng quy mô du lịch

- Huyện đề xuất Thành phố triển khai hướng dẫn thi hành Luật Du lịch (sửa đổi) năm 2017 đến cán bộ, người lao động, doanh nghiệp du lịch; xây dựng chính sách ưu đãi, đột phá phát triển du lịch.

chiến lượt để đầu tư các sản phẩm du lịch chất lượng cao, tạo thương hiệu mạnh. Hình thành các khu du lịch quy mô lớn, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, các công trình văn hóa lịch sử.

- Thành phố sớm quy hoạch đầu tư phát triển du lịch, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng đến các khu du lịch, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án du lịch trên địa bàn huyện, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch.

- Thành phố ban hành, đề xuất các cấp ban hành chính sách phù hợp về thuế sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án du lịch có hệ số sử dụng đất cho xây dựng thấp và hạn chế về chiều cao. Tạo điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng, đơn giản hóa thủ tục thị thực và nhập cảnh cho khách quốc tế.

- Huyện chủ động đề xuất công tác xã hội hóa du lịch, phát triển du lịch cộng đồng: nghiên cứu mô hình giao tư nhân khai thác quản lý một số khu, điểm du lịch do nhà nước quản lý để huy động nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa dịch vụ và nâng cao chất lượng điểm đến.

- Huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch, thí điểm thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch của thành phố để hỗ trợ nghiên cứu sản phẩm du lịch mới, xúc tiến quảng bá, tổ chức sự kiện, đào tạo nguồn nhân lực.

3.2.2. Giải pháp phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch

Hiện nay, khách du lịch đến với Hòa Vang chỉ với mục đích nghỉ dưỡng vào cuối tuần, thưởng thức sản vật từ rừng núi, sông suối và ẩm thực địa phương… vì chưa có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Vì vậy, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút khách là việc làm hết sức cần thiết trong thời gian tới mà huyện Hòa Vang chủ động triển khai hoặc đề xuất các đơn vị chức năng, kêu gọi doanh nghiệp phối hợp thực hiện.

- Với những thay đổi cơ bản về xu hướng và tâm lý của khách du lịch, định hướng phát triển sản phẩm du lịch của Hòa Vang cần tạo ra sự khác biệt so với các điểm đến khác. Sản phẩm du lịch của huyện cần thoát khỏi xu

hướng du lịch đại chúng của những thập kỷ cuối thế kỷ 20. Hình thành các sản phẩm du lịch chủ lực, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách, có sức cạnh tranh cao. Khi đã nắm được xu hướng của khách cần sự khác biệt thì phải phát triển các sản phẩm du lịch mang tính khác biệt, giúp du khách phát triển những kỹ năng cá nhân, khám phá nền văn hóa đặc trưng địa phương, thỏa mãn nhu cầu đam mê, sở thích cá nhân của du khách.

- Với xu hướng khách du lịch “ít thời gian, nhiều tiền”, các sản phẩm du lịch của huyện không cần phải dàn trải trên một địa bàn rộng, khiến du khách phải mất nhiều thời gian di chuyển mà lại thiếu thời gian để tiêu tiền, nên cần những sản phẩm có chọn lựa, mang lại giá trị kinh tế cao như công viên giải trí, cảm giác mạnh, hoặc các mặt hàng lưu niệm giá trị cao, các câu lạc bộ vui chơi đẳng cấp quốc tế.

- Phát triển du lịch xanh khi loại hình du lịch này ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn cầu, đây là thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Du lịch xanh đồng nghĩa phát triển du lịch phải đi đôi với bảo tồn thiên nhiên, không phá hủy môi trường và có những sản phẩm du lịch sạch, chẳng hạn như phát triển du lịch sinh thái ở các khu du lịch sinh thái Hòa Ninh, Hòa Bắc, du lịch Nhà - Vườn tại các xã vùng núi, có sông, ao hồ, du lịch đường sông, du lịch tín ngưỡng, phát triển mô hình làng nghề truyền thống phục vụ du lịch… Khái niệm “xanh” ở đây còn được hiểu là không bụi bặm, ít tiếng ồn, giảm rác thải, có khoảng không gian xanh cho nghỉ ngơi thư giãn.

- Du lịch khám phá: hình thành tour khám phá đường rừng, đường suối dưới chân núi Bà Nà - Suối Mơ dọc theo khe lớn tham quan giếng trời, nơi đây có rất nhiều cá Niên, ốc đá, ếch và nghe tiếng chim hót ven rừng đặc biệt là chim Hồng Tước với màu sắc cực kỳ đẹp được mệnh danh nữ hoàng của loài chim. Nơi đây có thể hình thành hai tour du lịch, tour dọc suối cắm trại ven rừng qua đêm rồi quay lại điểm xuất phát và tour dọc suối, băng rừng

không quay lại điểm ban đầu mà có thể kết thúc tại điểm ra khác. Hiện nay có không ít người dân địa phương rất rõ địa bàn, có thể kết hợp dẫn khách tham quan, khám phá dễ dàng.

- Du lịch mạo hiểm: Zipline, đu dây mạo hiểm buộc người chơi phải vượt lên nỗi sợ độ cao. Trong trò chơi này, đáng sợ nhất là giây phút lao mình xuống từ đỉnh núi. Còn khi đã bay trên không trung với sợi cáp phía trên, cảm giác còn lại chỉ là phấn khích. Zipline hiện có ở Huế và khu du lịch rừng Madagui (Lâm Đồng) với giá khoảng 500.000 đồng. Với Hòa Vang có thể phát triển loại hình du lịch này ở các khu rừng như Bà Nà - Núi Chúa, Núi Thần Tài hoặc các điểm có hồ nước như hồ Hòa Trung, hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ. Chèo thuyền Kayak không nằm trong bản chất phiêu lưu mạo hiểm, mà là hành trình của lòng can đảm, sự bình tĩnh, tính kiên trì, xử lý tình huống của con người trước những thách thức, trở ngại. Phần thưởng cho người vượt qua là sự tự tin, cảm giác chiến thắng và những kinh nghiệm không dễ có. Giá thuê 100.000- 200.000 đồng/giờ, tùy loại thuyền 1-2 hay 3 chỗ. Loại hình này mức đầu tư không cao, dễ đầu tư nơi có hồ nước và cũng là thế mạnh sẵn có của huyện.

- Du lịch nghĩ dưỡng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe: một số điểm đã khai thác nhưng chưa thật sự hấp dẫn du khách do sản phẩm còn đơn điệu, cần cải tạo nâng cấp như suối nước nóng Phước Nhơn. Nghiên cứu hình thành khu rừng bách thảo khu vực Bà Nà - Suối Mơ bởi khí hậu ở đây mát mẻ phù hợp với nhiều loài thực vật. Việc này rất có ý nghĩa, không những phục vụ du lịch mà còn lưu giữ nguồn gen quý có giá trị phục vụ cho việc nghiên cứu, nhân giống và kết hợp bán sản phẩm cho du khách. Nơi đây có thể trồng rừng cây bao báp (tiếng Pháp baobab) phục vụ tham quan, đây là loài cây có nguồn gốc từ Châu Phi, phổ biến ở Madagascar, Việt Nam nhiều nơi đã trồng được, gần nhất là Huế. Tác giả đã có nghiên cứu sơ bộ và có bài viết trồng cây bao

báp ở Bà Nà đăng tải website thành phố Đà Nẵng và cũng được người đọc quan tâm sếp thứ 3.

- Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa: Hòa Vang có 02 xã có dân tộc thiểu số Cơtu sinh sống là Hòa Bắc và Hòa Phú, cả hai nơi này đều còn giữ được nét hoang sơ của núi rừng và đều chưa chính thức phát triển du lịch. Du khách đến đây có thể tham gia lửa trại, tắm suối, tham dự các lễ hội truyền thống, kết hợp tổ chức cho đồng bào bán các sản phẩm sạch do địa phương sản xuất và khai thác từ thiên nhiên như gạo hương, nếp thơm trồng trên núi, các loại đậu, khoai, sắn, rượu cần, gà ta, lá rừng sơ chế làm nước uống mát gan, các loại cây thuốc dân gian.

- Đề xuất Thành phố quy hoạch phát triển các khu nhà vườn, trồng cây ăn trái tại xã Hòa Ninh, Hòa Bắc, hiện tại xã Hòa Phú đã có khu du lịch sinh thái Lái Thiêu tại thôn Phú Túc và các xã khác của huyện. Điểm thuận lợi nhất là huyện nông nghiệp, có thể trồng được nhiều loại cây ăn trái như bưởi da xanh, bưởi năm roi, tranh trà, các loại cam, mít, chôm chôm, đặc biệt sầu riêng trồng tại xã Hòa Ninh rất ngon. Từ đó nhà đầu tư có thể kết hợp nông dân nơi đây hình thành vườn cây ăn trái phục vụ du khách nhưng phải có sự quản lý chặt chẽ từ chính quyền địa phương.

- Một loại hình mới cũng có thể phát triển nơi đây, đó là trồng cây sim

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)