6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH
hóa, du lịch sinh thái… nhằm tạo sức hấp dẫn thu hút du khách.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch khám chữa bệnh:
+ Chất lƣợng sản phẩm du lịch khám chữa bệnh đƣợc thể hiện qua những thuộc tính; sự hiệu quả trong việc trị liệu, hình thức độc đáo, đặc thù, sự thân thiện, bầu khơng khí trong lành… mang lại sự hài lịng, sự thích thú cho du khách khi hƣởng thụ nó. Việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch khám chữa bệnh đƣợc thể hiện thông qua: nâng cao mức độ hài lòng, thỏa mãn của khách du lịch, gia tăng khả năng thu hút khách hàng.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản phẩm du lịch khám chữa bệnh: + Gia tăng số lƣợng các dịch vụ du lịch khám chữa bệnh.
+ Gia tăng mức độ hài lòng của khách du lịch khám chữa bệnh.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH BỆNH
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển của du lịch khám chữa bệnh. Vị trí địa lý ảnh hƣởng đến quyết định chọn địa điểm khám chữa bệnh, nghỉ dƣỡng của du khách: những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, gần với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn sẽ là những lựa chọn hàng đầu của du khách, khoảng cách di chuyển quá xa có thể mang đến tâm lý lo ngại cho khách, đặc biệt là những khách đang không tốt về mặt sức khỏe hay khơng có khả năng thanh tốn cao do chi phí đi lại cao.
Những khu khám chữa bệnh, nghỉ dƣỡng cao cấp hƣớng đến sự phát triển mạnh mẽ và bền vững cần phải có vị trí địa lý thuận lợi, nơi gần các trục giao thông nhƣ sân bay, ga tàu và điều đặc biệt quan trọng là khách hàng có thể đến một cách dễ dàng. Việc đi lại thuận tiện cũng là một yếu tố quan trọng để khiến khách hàng cảm thấy mình trở thành “thƣợng đế”.
b. Địa hình
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Địa hình càng đa dạng, tƣơng phản và độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách du lịch khám chữa bệnh và nghỉ dƣỡng.
Đồng bằng ven biển với những bãi biển hoang sơ, vùng đồi núi thấp với những tuyến đƣờng đi bộ vãn cảnh, những khu resort ven biển đầy đủ tiện nghi, những địa điểm tham quan đẹp, mới lạ, hoang sơ là lựa chọn hàng đầu của khách du lịch khám chữa bệnh.
c. Khí hậu
Khí hậu là một trong những yếu tố có vai trị quan trọng nhất trong việc xây dựng các khu nghỉ dƣỡng, khu chữa bệnh. Về mặt tự nhiên, việc khai thác và sử dụng điều kiện khí hậu phục vụ phát triển du lịch nghỉ dƣỡng và chữa bệnh, ngoài việc lựa chọn những địa điểm ở nơi địa hình cao, có khí hậu thích hợp thì các yếu tố nhƣ diện tích với mặt bằng đủ lớn, có sự kết hợp của các yếu tố tự nhiên khác nhƣ nguồn nƣớc, thảm thực vật phong phú. Yếu tố phong cảnh, các yếu tố tự nhiên đƣợc kết hợp hài hịa, tuy là thứ yếu nhƣng có ảnh hƣởng rất lớn tăng thêm phần hấp dẫn đối với khu du lịch nghỉ dƣỡng và chữa bệnh. Các điều kiện cho giao thơng, mơi trƣờng cũng có ý nghĩa nhất định.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế, điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con ngƣời là có nhiệt độ từ 230C đến 280
C. Còn theo các nghiên cứu ở nƣớc ta thì điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với ngƣời Việt Nam là có nhiệt độ từ 150C đến 230C và độ ẩm từ 14mb đến 21mb.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển ngành kinh tế du lịch. Sự phát triển của du lịch có thể kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, nhƣng bên cạnh đó bản thân du lịch cũng lệ thuộc vào các ngành này về nhiều mặt. Kinh tế tăng trƣởng mạnh mẽ sẽ thu hút lƣợng lớn du khách nói chung và du khách khám chữa bệnh nói riêng vì:
- Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, hàng hóa nói chung và các sản phẩm và dịch vụ du lịch nói riêng sẽ tốt và hiện đại hơn. Chính điều đó sẽ thu hút lƣợng du khách đến khám chữa bệnh, nghỉ ngơi nhiều hơn và khách hàng sẽ chi tiêu nhiều hơn tại đất nƣớc họ đến.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khám chữa bệnh đƣợc đầu tƣ mạnh mẽ hơn với các khu khám chữa bệnh, nghỉ dƣỡng với chất lƣợng cao cấp, mang đẳng cấp quốc tế... sẽ tạo ấn tƣợng tốt đối với du khách và gia tăng mức độ hài lòng đối với du khách.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng du lịch - dịch vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch khám chữa bệnh khi mà đầu tƣ cho du lịch ngày càng đƣợc chú trọng, đặc biệt là với sự xuất hiện của các khu trị liệu, nghỉ dƣỡng cao cấp mang tiêu chuẩn quốc tế
1.3.3. Tài nguyên du lịch khám chữa bệnh
a. Tài nguyên nước khống và nước nóng
Các điểm nƣớc khống, suối nƣớc nóng là tài nguyên thiên nhiên rất quí giá để triển khai các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh. Tài nguyên này đƣợc sử dụng trực tiếp làm nƣớc uống, nƣớc giải khát và đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu an dƣỡng, chữa bệnh cho khách du lịch và dân cƣ địa phƣơng.
Theo các nhà nghiên cứu “Nước khoáng là loại nước thiên nhiên có thành phần và tính chất đặc biệt, như chứa một số hợp phần muối - ion, khí, chất hữu cơ với hàm lượng lớn, nhiệt độ và tính phóng xạ cao..., có hoạt tính sinh học nên có tác dụng chữa bệnh hoặc tác động tốt đến sức khoẻ con người”.
b. Tài nguyên cây thuốc
Tài nguyên cây thuốc là một dạng đặc biệt của tài nguyên sinh vật, thuộc tài nguyên có thể tái sinh (hồi phục), bao gồm hai yếu tố cấu thành là cây cỏ và tri thức sử dụng chúng để làm thuốc và chăm sóc sức khỏe. Tài nguyên cây thuốc là đối tƣợng sàng lọc để tìm các thuốc mới.
Tài ngun cây thuốc đóng vai trị quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh, đặc biệt ở các nƣớc nghèo, đang phát triển và có truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc. Sử dụng cây cỏ làm thuốc là một trong những bộ phận cấu thành các nền văn hoá, tạo nên đặc trƣng văn hoá của các dân tộc khác nhau. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày nay có khoảng 80% dân số ở các nƣớc đang phát triển với dân số khoảng 3,5 đến 4 tỉ ngƣời trên thế giới có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ thuộc vào nền y học cổ truyền. Phần lớn trong số đó phụ thuộc vào nguồn dƣợc liệu hoặc các chất
chiết suất từ dƣợc liệu. Ở Trung Quốc, nhu cầu thuốc cây cỏ là 1.600.000 tấn/năm và tăng khoảng 9%/năm. Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trƣởng 10% mỗi năm.
1.3.4. Nhu cầu du lịch kết hợp khám chữa bệnh của du khách
Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch kết hợp khám chữa bệnh của ngƣời dân ngày càng tăng lên. Sự thay đổi của nhu cầu này về thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch, trong đó có loại hình du lịch khám chữa bệnh. Nhu cầu nghỉ ngơi và chữa trị bệnh tật là hình thức thể hiện và giải quyết nhu cầu của cá nhân, tổ chức giữa điều kiện sống hiện có và điều kiện sống cần có thơng qua các dạng nghỉ ngơi khác nhau trong đó du lịch chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh.
Khi điều kiện sống ngày càng nâng cao, con ngƣời ngày càng đối mặt với nhiều nỗi lo toan, việc quan trọng hàng đầu là lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống và tích luỹ năng lƣợng để làm việc, góp phần sự phát triển xã hội. Ngƣời dân ngày càng quan tâm đến sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn, các khoản chi phí của cá nhân và toàn xã hội cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng. Nhu cầu về chữa trị bệnh tật, phục hồi sức khoẻ và sự phát triển toàn diện thể chất, tinh thần của mỗi thành viên xã hội đã trở thành động lực thúc đẩy mọi ngƣời tìm kiếm và sử dụng các phƣơng tiện thoả mãn nhu cầu đó.
Xu thế chung của con ngƣời ngày càng sẵn sàng bỏ tiền để làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ cho bản thân cũng đã tạo nên nhu cầu lớn về hoạt động y tế, chăm sóc sức khoẻ cá nhân. Do vậy, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch đã trở thành hiện tƣợng phổ biến trong xã hội.
Khách du lịch ngày càng thu thập nhiều thông tin để lựa chọn điểm du lịch khám chữa bệnh hợp lý. Một trong những động lực chính thúc đẩy thị trƣờng khách du lịch chữa bệnh đó chính là tiết kiệm chi phí do cạnh tranh cung cấp du lịch khám chữa bệnh của các địa phƣơng trong nƣớc, của các quốc gia. Chi phí đã trở thành một nhân tố tác động mạnh nhằm thoả mãn mục đích khám chữa bệnh thơng qua chuyến du lịch.
1.4. DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG