Đặc điểm về tài nguyên du lịch khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố đà nẵng (Trang 46 - 52)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM

2.1.3. Đặc điểm về tài nguyên du lịch khám chữa bệnh

a. Tài ngun nước khống, nước nóng

Nguồn suối khống nóng của Đà Nẵng ở tại khu vực Đồng Nghệ với lƣu lƣợng tự chảy khoảng 72m3

/ngày, nhiệt độ từ 50oC trở lên, đạt tiêu chuẩn xếp nƣớc nóng và thuộc cấp độ: rất nóng. Qua kết quả phân tích cho thấy

nguồn nƣớc khoáng này chứa các vi lƣợng nhƣ Bicarbonat, Natri, Kali, Flourid, Canxi, Magie, Iốt, Kẽm, Sắt...rất tốt cho sức khỏe.

- Natri: giúp cân bằng và phân bổ nƣớc cho toàn cơ thể, truyền sức sống cho cơ thể.

- Canxi: mang lại kết cấu vững chắc cho xƣơng và răng.

- Magie: giúp tiêu diệt các tế bào gốc tự do giúp duy trì làn da tƣơi đẹp.

- Kali: cân bằng độ PH và cần thiết cho các phản ứng hóa học, cung cấp năng lƣợng bên trong cơ thể.

- Bicarbonat: giảm độ Acid trong dạ dày.

Nguồn nƣớc khống Đồng Nghệ có hàm lƣợng fluor thích hợp, độ khoáng hoá vừa phải, vị ngon, rất thích hợp để sản xuất nƣớc khống đóng chai làm nƣớc giải khát, uống chống nóng, chống mất muối do đổ nhiều mồ hôi cho công nhân lao động nặng nhọc…

Về mặt y học, nƣớc khoáng, nƣớc nóng có tác dụng chữa trị đƣợc một số bệnh thần kinh, hơ hấp, tiêu hóa, tim mạch, cơ khớp, da liễu, phụ khoa, chấn thƣơng, bệnh nghề nghiệp... Có thể sử dụng chúng với nhiều liệu pháp khác nhau: tắm ngâm, uống, xông, súc rửa... Các loại bùn khống tích tụ ở những nơi xuất lộ nƣớc khoáng cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Ngâm bùn khống tạo kích thích tới các tế bào thần kinh da, lan truyền qua các trung khu dƣới não, vỏ não, gây phản ứng toàn thân. Ngâm bùn kết hợp tắm nƣớc khống nóng có tác dụng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, chức năng vận động cho những ngƣời bị một số bệnh mãn tính nhƣ thấp khớp, thần kinh tọa. Cụ thể nhƣ bảng 2.2.

Bảng 2.2. Các loại nguồn nước khống nóng và tác dụng chữa bệnh

TT Loại hình Tác dụng chữa bệnh chủ yếu

1 Loại đơn thuần ( Tanjunsen)

Đau cơ quan vận động, tác dụng với bệnh thần kinh, hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, giảm stress và mệt mỏi của cơ thể. 2 Loại có tính a xít

H2CO3 (Tansansen)

Chữa triệu chứng về van tim, tổn thƣơng về cơ tim, triệu chứng cao huyết áp, vết thƣơng ngoài da, bệnh liệt dƣơng, tổn thƣơng về cơ thể của phụ nữ thời kỳ lão hóa

3 Loại có tính kiềm yếu ( Juntansen)

Bệnh liên quan đến khớp xƣơng 4 Loại chứa Ion Na

( Jusonen)

Vết thƣơng ngoài da và mỏng, các bệnh ngứa ngoài da

5 Loại có tính muối ăn ( Syokusen)

Tổn thƣơng cơ quan vận động, vết thƣơng ngồi da,eczema

6 Loại có tính muối ăn ( Ryusanensen)

Bệnh thiểu lực ở trẻ em, viêm mãn tính bộ phận sinh dục nữ, phòng tránh tổn thƣơng trong thời kỳ lão hóa của phụ nữ

7 Loại có chứa ion sắt (Tessen)

Eczema, kinh nguyệt không đều, triệu chứng bệnh về buồng trứng của phụ nữ 8 Loại có tính a xít

(Sanseisen)

Tác dụng điều trị bệnh thủy trùng, eczema, bệnh đái tháo đƣờng

9 Loại chứa ion lƣu huỳnh

Nhiễm độc mạn tính ( nhƣ nhiễm độc thủy ngân), đái tháo đƣờng, eczema, bệnh cƣớc, cao huyết áp, chữa vết thƣơng ngoài da, sơ vữa động mạch, viêm mạn tính bộ phận sinh dục nữ, kinh nguyệt khơng đều.

10 Loại mang tính phóng xạ

Bệnh viêm khớp, cao huyết áp, viêm gan mãn tính, chữa di chứng để lại do va đập mạnh

Nguồn: Lê Anh Tuấn, Hệ thống onsen ở Nhật Bản và việc sử dụng, Tạp chí nghiên cứu Đơng Bắc Á.

b. Tài nguyên cây thuốc

Năm 1983, chƣơng trình Trồng và sử dụng thuốc nam của ngành y tế, trạm nghiên cứu dƣợc liệu thuộc Sở Y tế Đà Nẵng đã tiến hành điều tra cơ bản cây thuốc ở chân núi, sƣờn Đông nam và đỉnh núi Bà Nà trên diện tích điểm 1.000.000m2

và thƣợng nguồn sơng Túy Loan ở về hƣớng Bắc và Tây Bắc núi Bà Nà. Theo kết quả điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây thuốc tại Đà Nẵng có 251 lồi cây làm thuốc thuộc 89 họ thực vật phân phối ở các độ cao khác nhau, trong đó có 13 loài họ Cà phê, 12 loài họ Đậu, 10 loài thuộc loài Thầu dầu, 8 loài thuộc họ Cam, 7 loài thuộc họ Cúc. Và những cây thuốc quý hiếm nhƣ cây sâm Ngọc Linh, đƣơng quy, mộc hƣơng… Ngoài ra, Bà Nà cịn có cây trầm hƣơng (Aquilaria, họ trầm hƣơng - Thymeliaceae), ba kích (Morinda sp, họ Cà phê Rubiaceae), cây lƣời ƣơi (Scaphium lychnophorum, họ Trôm - Sterculiaceae), cây thổ phục (Smilax glabra, họ Khúc khắc - Smilacaceae), bồ công anh (Taraxacum officinale, họ Cúc - Asteraceae) mọc trên đỉnh núi, màng tang (Litsea cubeba, họ Long não - Lauraceae), chổi xuể (Baeckea frutescens họ Sim (Myrtaceae), thông (Pinus sp, họ Thông Pinaceae)... Đây đều là những lồi cây có thể khai thác dùng làm thuốc. Cụ thể xem tại bảng 2.3.

Bảng 2.3. Một số lồi cây thuốc có số lượng lớn mọc theo độ cao tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa

Lồi Độ cao

Ngũ gia bì chân chim (Schefflera octophylla, họ Nhân sâm Araliaceae)

<400m

Sa nhân (Amomun sp. họ Gừng - Zingiberaceae). Tập trung ở phía Bắc và Tây Bắc

250-400m

Râu hùm (Tacca sp., họ Râu hùm - Tacaceae) 250-600m Câu đằng (Uncaria sp., họ Cà phê - Rubiaceae) 250-1000m Thiên niên kiện (Homalomena aromatica, họ Ráy - Araceae) 250-1200m Cây Nần gừng (Dioscorea dissimulans, họ Củ nâu -

Dioscoreaceae)

700-1200m

Cây đõn châu chấu (Aralia armata, họ Nhân sâm – Araliaceae 700-1400m Cây dầu nóng (Ostryopsis davidiana, họ Cáng lị - Betulacae) >700m Cây dây khố rách (Aristolochia roxburghiana (2) họ Mộc

H`mông – Aristolochiaceae

<1200m

Cây chân rụi (Arisolochia shukagii, họ Mộc H`mông Aristolochiaceae)

> 1200m

Nguồn: Bộ Y tế

Ngồi những cây thuốc có sẵn, vì nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu của nƣớc ta, giữa miền Bắc với khí hậu một năm bốn mùa rõ rệt và miền Nam với khí hậu một năm hai mùa mƣa khô phân lập cho nên Bà Nà - Núi Chúa có hai kiểu rừng: một là kiểu rừng á nhiệt đới với các loài cây á kim, hai là kiểu rừng nhiệt đới với các lồi cây lá rộng. Chính vì thế mà Bà Nà có hệ sinh thái phong phú và có thể trồng đƣợc các loại cây thuốc quý hiếm như tại bảng 2.4.

Bảng 2.4. Các loài dược liệu ở thành phố Đà Nẵng

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Diện tích Ƣớc năng uất (tấn/ha) Ƣớc ản ƣợng (tấn) (ha) Tổng cộng 3.100 10.000 Cây bản địa 3.100 10.000

1 Bụp giấm Hibiscus subdariffla L. 200 1 200

2 Diệp hạ châu Phylanthus amarus Schum. et

Thonn. 200 5 1.000

3 Dừa cạn Catharanthus roseus (L.)

G.Don 100 2 200

4 Đậu ván trắng Lablab purpureus (L.) Sweet 300 2 600

5 Hoài Sơn Dioscorea persimilis Prain et

Burkill 200 3 600

6 Nghệ vàng Curcuma longa L. 300 20 6.000

7 Quế Cinnamomum cassia Blume 500 1 500

8 Râu mèo Orthosiphon stamineus

Benth. 300 2 600

9 Sa nhân tím Amonum longiligulare T. L.

Wu 1.000 0,3 300

Nguồn: Bộ Y tế

Ta có thể thấy tiềm năng của Đà Nẵng để phát triển các vùng dƣợc liệu phục vụ cho chế biến thuốc, tham quan, nghiên cứu là rất lớn. Tuy nhiên hiện nay việc khai thác, sử dụng của con ngƣời cũng nhƣ thiên tai, lũ lụt đang ngày càng ảnh hƣởng tiêu cực đến mơi trƣờng sinh thái của các lồi động thực vật làm dƣợc liệu nơi đây. Do đó, các kế hoạch bảo tồn, khai thác đảm bảo bền vững cũng nhƣ hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch sinh thái cần đƣợc tiến hành đồng bộ và thƣờng xuyên để góp phần thực hiện chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam.

2.1.4. Nhu cầu du lịch kết hợp khám chữa bệnh của du khách

Hiện nay, đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao nhƣng áp lực từ công việc cũng nhƣ môi trƣờng sống mang lại nhiều bệnh tật và lo âu. Để cân bằng cuộc sống, con ngƣời cũng quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn từ đó xuất phát nhu cầu đi du lịch kết hợp với khám chữa bệnh và nhu cầu này đang tăng rất nhanh. Nhìn chung, khách du lịch tham gia chƣơng trình du lịch khám chữa bệnh bằng nƣớc khống, nƣớc nóng đến từ nhiều độ tuổi khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ ngƣời trung niên và ngƣời già là chiếm tỉ lệ lớn hơn do nhu cầu về muốn cải thiện sức khỏe và chữa các loại bệnh về xƣơng cốt, thần kinh...

Thu nhập của ngƣời dân ở Việt Nam hiện nay cũng tăng cao, ngồi những chi phí cho nhu cầu cấp thiết thì các gia đình cũng dành riêng những khoản tiền để đi du lịch, nghỉ ngơi và nhu cầu chi tiêu cho du lịch ngày càng tăng. Với nhịp sống hối hả hiện nay, càng ngày càng nhiều ngƣời muốn sử dụng thời gian rỗi của mình sao cho thật hiệu quả. Một chuyến du lịch giờ đây không đơn thuần là chuyến tham quan, nghỉ ngơi nữa mà trở thành một chuyến đi với nhiều mục đích kết hợp nhƣ đi du lịch kết hợp chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, nghỉ dƣỡng…

Vì vậy, loại hình du lịch kết hợp khám chữa bệnh, chăm sóc phục hồi sức khỏe có xu hƣớng phát triển mạnh trong vài năm gần đây, đặc biệt với những ngƣời có thu nhập cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố đà nẵng (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)