CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố đà nẵng (Trang 70)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Chiến ƣợc phát triển du lịch và kế hoạch phát triển y học cổ truyền

a. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Bắt nhịp cùng sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc hơn 20 năm qua, ngành du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về lƣợng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Không thể phủ nhận, ngành du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trƣờng và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, ngành du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chƣa đƣợc giải quyết thoả đáng, chƣa có bƣớc phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, hiệu quả phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nƣớc, phát triển nhƣng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Xu hƣớng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lƣu mở rộng và tăng cƣờng ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) cho thấy, bài học rút ra từ những thành công và hạn chế, bất cập thời gian qua cần xác định bƣớc đột phá căn bản cho giai đoạn tới là: thứ nhất, phải lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trƣờng là mục tiêu tổng thể của phát

triển, thứ hai, chất lƣợng và thƣơng hiệu là yếu tố quyết định, thứ ba, doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tƣ, cần phân cấp mạnh về quản lý và tập trung về không gian là phƣơng châm.

Điểm đột phá trong định hƣớng phát triển du lịch Việt Nam thập kỷ tới là tập trung phát triển du lịch theo hƣớng có chất lƣợng, có thƣơng hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại, khai thác tối ƣu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp. Định hƣớng cơ bản đối với các lĩnh vực trọng yếu là:

Đối với phát triển sản phẩm và định hƣớng thị trƣờng: sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trƣng và chất lƣợng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc. Phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

Xác định thị trƣờng mục tiêu với phân đoạn thị trƣờng theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán, ƣu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lƣu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trƣờng nội địa, chú trọng khách nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm. Đối với thị trƣờng quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trƣờng khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dƣơng (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia). Tăng cƣờng khai thác thị trƣờng khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina), mở rộng thị trƣờng mới từ Trung Đông.

Đối với phát triển thƣơng hiệu: cần tập trung phát triển một số thƣơng hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hƣớng tới việc tạo dựng thƣơng hiệu Du lịch Việt Nam. Trƣớc hết, Nhà nƣớc cần tập trung hỗ trợ phát triển các thƣơng hiệu du lịch có tiềm năng nhƣ: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc, Mũi Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt.

Lĩnh vực xúc tiến quảng bá: cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trƣờng mục tiêu theo hƣớng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thƣơng hiệu du lịch làm đối tƣợng xúc tiến trọng tâm. Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chƣơng trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”.

Đối với phát triển nguồn nhân lực: cần xây dựng lực lƣợng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội, tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo yêu cầu công việc.

Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ: cần định hƣớng và tổ chức phát triển du lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế, trong đó có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch, tăng cƣờng khai thác yếu tố tƣơng đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trƣng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thƣơng hiệu du lịch vùng. Tập trung ƣu tiên phát

triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong mỗi vùng, có mối tƣơng quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng.

Lĩnh vực đầu tƣ phát triển du lịch: cần tập trung đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lƣợng cung ứng du lịch, tăng cƣờng đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thƣơng hiệu du lịch. Các chƣơng trình ƣu tiên cần tập trung đầu tƣ: Chƣơng trình đầu tƣ hạ tầng du lịch, chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực du lịch, chƣơng trình xúc tiến quảng bá du lịch, chƣơng trình phát triển thƣơng hiệu du lịch, đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển, đề án phát triển du lịch biên giới, đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, chƣơng trình ứng phó với biến đổi khí hậu, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nƣớc, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia, chƣơng trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch.

Để hiện thực hóa những định hƣớng phát triển nêu trên cần có giải pháp triệt để từ phía Nhà nƣớc. Trƣớc hết cần hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hƣớng khuyến khích phát triển, tăng cƣờng hợp tác giữa khu vực công và khu vực tƣ nhân, phân cấp mạnh về cơ sở, khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh nghiệp, cộng đồng và vai trò kết nối của hội nghề nghiệp, tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng, bảo vệ và tôn vinh thƣơng hiệu, huy động tối đa nguồn lực về tài nguyên, tri thức, tài chính trong và ngoài nƣớc, tăng cƣờng hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thƣơng hiệu và xúc tiến quảng bá. Về tổ chức quản lý cần có giải pháp tăng cƣờng năng lực và hiệu quả quản lý ở mỗi cấp và liên ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quốc gia, hình thành những tập đoàn, tổng công ty du lịch có tiềm lực mạnh, thƣơng hiệu nổi bật.

b. Kế hoạch phát triển y dược cổ truyền tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Mở rộng liên kết y dƣợc cổ truyền nhà nƣớc và y dƣợc cổ truyền tƣ nhân, hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở y dƣợc cổ truyền tƣ nhân. Có chính sách ƣu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc y dƣợc cổ truyền là hộ gia đình, các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng thuốc y dƣợc cổ truyền. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về y dƣợc cổ truyền.

Xây dựng phác đồ điều trị một số bệnh bằng y dƣợc cổ truyền. Sƣu tầm các phƣơng pháp điều trị và bài thuốc hay về y dƣợc cổ truyền, khuyến khích sự đóng góp, cống hiến kinh nghiệm và bài thuốc gia truyền của đội ngũ lƣơng y. Kế thừa, phát huy, phát triển y dƣợc cổ truyền kết hợp y học hiện đại.

Lập sơ đồ dƣợc liệu của Đà Nẵng, qui hoạch, phát triển vùng dƣợc liệu và có kế hoạch bảo vệ khai thác, tái sinh hợp lý nguồn thảo dƣợc. Xây dựng vƣờn thuốc mẫu chuẩn tại Bệnh viện Y học cổ truyền nhàm đảm bảo cung cấp nguồn giống cho các trạm y tế xã, phƣờng có vƣờn thuốc nam. Xây dựng 01 đến 02 vùng chuyên, thâm canh cây dƣợc liệu và sản xuất, bào chế tại chỗ thuốc thành phẩm y học cổ truyền.

3.1.2. Sự phát triển của loại hình du lịch khám chữa bệnh

Trong xu thế phát triển chung của hoạt động du lịch, khi cuộc sống và nhu cầu của khách du lịch càng có nhiều thay đổi, tất yếu sẽ có nhiều loại hình du lịch mới đƣợc hình thành và phát triển. Nếu nhƣ hoạt động du lịch của con ngƣời khi mới bắt đầu chỉ ở những loại hình đơn giản nhƣ: du lịch tham quan nghỉ dƣỡng, du lịch nghỉ ngơi giải trí… thì ngày nay, có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau nhƣ: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh tín ngƣỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch leo núi…

Du lịch chữa bệnh không phải là sản phẩm của riêng ngành y tế, hay của một vài công ty du lịch quốc tế. Loại hình du lịch này chƣa thể phát triển khi nội dung của các sản phẩm du lịch chữa bệnh chƣa đƣợc thể hiện rõ ràng, và khi các sản phẩm du lịch đó chƣa nhận đƣợc sự quan tâm của các công ty lữ hành.

Loại hình du lịch chữa bệnh trên thế giới mới chỉ đƣợc phát triển trong thời gian gần đây, khi xuất hiện một số quốc gia, vùng, lãnh thổ có thế mạnh nhất định về phƣơng pháp trị liệu loại bệnh nào đó của con ngƣời. Khách du lịch đến với các chƣơng trình du lịch này không chỉ nhƣ một bệnh nhân, mà còn với vị trí là khách du lịch.

Đối với các sản phẩm du lịch chữa bệnh, điều mà khách du lịch và doanh nghiệp lữ hành quan tâm nhất là tính ổn định của sản phẩm (về chất lƣợng, giá cả và tính nhất quán) và thông tin chi tiết về sản phẩm đó để có thể tƣ vấn và giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Nếu thông tin về các cơ sở du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh đƣợc chủ động cung cấp cho các doanh nghiệp lữ hành thì việc hình thành các chƣơng trình du lịch chữa bệnh trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp lữ hành tùy theo đối tƣợng khách và thị trƣờng sẽ đƣa các dịch vụ chữa bệnh vào trong các chƣơng trình của công ty, tiến hành quảng cáo và chào bán trên thị trƣờng du lịch trong và ngoài nƣớc. Khi đó, nhiều chƣơng trình du lịch chữa bệnh khác nhau về nội dung, về thời gian, không gian và giá cả sẽ đƣợc khai thác phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.

3.1.3. Xu hƣớng chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nƣớc khoáng, nƣớc nóng ở Việt Nam nƣớc nóng ở Việt Nam

Y học cổ truyền Việt Nam đã chứng minh trên đất nƣớc Việt Nam có hàng ngàn loài cây, con có công dụng chữa bệnh. Nhiều loài chứa hoạt chất có tác dụng chữa hoặc ngăn chặn đƣợc những bệnh hiểm nghèo nhƣ: ung thƣ, tiểu đƣờng, di chứng não, nhiều bệnh mãn tính. mà y học hiện đại không thể hoặc nếu tiếp cận với y học hiện đại thì lại phát sinh tác dụng phụ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất nhiều hoạt chất quý từ sinh phẩm để sản xuất hàng loạt theo quy mô công nghiệp phục vụ dân sinh và xuất khẩu: dầu gấc, cây xạ đen, sâm Ngọc Linh (Tây Nguyên), nấm linh chi...

Nền y học cổ truyền Việt Nam hàng ngàn năm qua đã minh chứng và chữa trị bằng thảo dƣợc mang lại kết quả căn bản, bền vững, không để lại tác dụng phụ. Việc con ngƣời sử dụng các chế phẩm thiên nhiên trong đời sống và trị bệnh đang trở thành xu hƣớng của thời đại. Do vậy rất nhiều nhà khoa học đang có xu hƣớng tập trung nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm tự nhiên để điều trị bệnh, nâng cao thể lực, kéo dài tuổi thọ của con ngƣời. Thế giới đều biết Việt Nam là một trong số ít quốc gia có truyền thống sử dụng thảo dƣợc chữa bệnh từ hàng xƣa đến nay. Di sản văn hoá từ bao đời vẫn đƣợc kế thừa qua nhiều thế hệ và phát triển nhƣ một thứ tài sản vô giá của cả dân tộc, trở thành sản phẩm độc đáo cho các thế hệ hôm nay sử dụng, khai thác biến chúng thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn phục vụ ngƣời Việt Nam và du khách bốn phƣơng.

Việc sử dụng y học cổ truyền để khám, điều dƣỡng bệnh đòi hỏi những yêu cầu và quy trình riêng. Sử dụng thảo dƣợc hay châm - cứu phải theo những quy định, đơn thuốc với liều lƣợng thành phần riêng cho từng đối tƣợng, loại bệnh, tƣơng ứng với thời gian hay không gian cụ thể. Tùy bài thuốc, cách sử dụng, phƣơng thức và thời gian điều trị sẽ có tác dụng nhanh chậm và hiệu quả khác nhau. Những đặc điểm đó đôi khi lại trở thành rào

cản hạn chế trong quá trình sử dụng. Từ công đoạn khai thác, chế biến, sao tấm, sắc thuốc, bảo quản, sử dụng, điều trị. không giống và thuận tiện nhƣ việc sử dụng các chế phẩm của tây y. Sản phẩm y học cổ truyền chủ yếu là sử dụng tại chỗ, thời gian thƣờng kéo dài do tác dụng chậm, lại khó có thể đáp ứng cùng lúc cho nhiều ngƣời do vậy việc phục vụ đối tƣợng du khách theo đoàn với số lƣợng lớn có thể sẽ bị hạn chế.

b. Xu hướng chữa bệnh bằng nước khoáng, nước nóng

Trong thực tế từ thời xa xƣa nhân dân ta đã biết đến giá trị y học của nƣớc khoáng, nƣớc nóng và sử dụng chúng vào mục đích chữa bệnh, nhƣng việc khai thác một cách chính quy thì mới bắt đầu từ năm 1928 với sự ra đời Xí nghiệp nƣớc suối Vĩnh Hảo với sản lƣợng ban đầu 30-40 nghìn lít/năm. Xí nghiệp còn tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay, mỗi năm sản xuất hàng chục triệu lít (năm 1997 gần 19 triệu lít).

Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp ngành y tế đã dùng nƣớc khoáng Kênh Gà để chữa trị thƣơng tật cho thƣơng bệnh binh. Nhƣng phải đến những năm 1973 - 1974 ba cơ sở điều dƣỡng tƣơng đối chính quy mới đƣợc xây dựng tại các nguồn nƣớc khoáng Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh), và Mó Đá (Hòa Bình). Tuy quy mô nhỏ bé (mỗi cơ sở 50 - 60 giƣờng) nhƣng có thể xem đây là những viên gạch đặt nền móng cho lĩnh vực y học thủy liệu pháp ở nƣớc ta. Sau khi miền Nam giải phóng một cơ sở điều dƣỡng bằng nƣớc khoáng thứ tƣ đƣợc xây dựng tại nguồn nƣớc khoáng Hội Vân (Bình Định). Các công trình thử nghiệm lâm sàng sử dụng nƣớc khoáng và bùn khoáng từ nguồn Đảnh Thạnh (Khánh Hòa) do Ty Y tế tỉnh Phú Khánh (cũ) tiến hành vào những năm 1980 - 1985 cũng đem lại hiệu quả tốt.

Những năm gần đây, du khách tới các cơ sở để đƣợc tắm nƣớc nóng, nƣớc khoáng, tắm bùn, tắm lá thuốc... khá phổ biến. Đối với nhiều quốc gia, loại hình du lịch kết hợp tắm nƣớc nóng, nƣớc khoáng hay bùn đã phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố đà nẵng (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)