Du lịch khám chữa bệnh tại một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố đà nẵng (Trang 31 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Du lịch khám chữa bệnh tại một số quốc gia trên thế giới

Du lịch khám chữa bệnh, hay còn gọi là “du lịch chăm sóc sức khỏe”, đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, phục vụ nhu cầu du lịch khám chữa bệnh tại nƣớc ngồi của du khách và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của một số quốc gia. Đi kèm với các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch khám chữa bệnh cịn cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa dạng từ kiểm tra sức khỏe định kỳ, nha khoa, phẫu thuật thẩm mỹ cho tới hóa trị liệu, tiểu phẫu và đại phẫu.

Du lịch chữa bệnh đang bùng nổ trên toàn thế giới với sự góp mặt của hơn 50 quốc gia đến từ các châu lục nhƣng vị trí dẫn đầu lại thuộc về một vài quốc gia ở châu Á, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Brazil, Costa Rica, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ là những điểm đến hàng đầu của các du khách khi đi du lịch chữa bệnh tại nƣớc ngồi. Trong số đó, các nƣớc châu Á nhƣ Ấn Độ, Thái Lan và Singapore hiện đƣợc coi là điểm đến lý tƣởng cho điều trị y tế bởi dịch vụ và chất lƣợng chữa trị tốt với giá rẻ. Theo dự đoán, năm 2015 Ấn Độ, Thái Lan và Singapore có khả năng kiểm sốt tới 80% thị phần du lịch chữa bệnh châu

phải dựa vào điều trị du lịch y tế, họ tìm kiếm chăm sóc sức khỏe chất lƣợng cao nhƣng giá rẻ tại các phịng khám nƣớc ngồi. Do đó, thị trƣờng du lịch sức khỏe đã đƣợc phát triển nhanh chóng và đang đóng một vai trị ngày càng quan trọng trong thƣơng mại du lịch quốc tế.

a. Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, việc vận dụng những phƣơng pháp chữa bệnh truyền thống để chữa bệnh kết hợp với các chƣơng trình du lịch cũng đƣợc phát triển mạnh, đặc biệt là phát triển các sản phẩm để thu hút khách quốc tế đến từ Châu Âu và Mỹ. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch khám chữa bệnh trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp chữa bệnh truyền thống đƣợc sử dụng rất rộng rãi. Trong đó các phƣơng pháp nhƣ massage, châm cứu hoặc sử dụng các vị thuốc bắc đã thu hút nhiều khách du lịch. Mục đích của các chuyến đi kết hợp với các hoạt động tham quan, khách du lịch cịn có những hoạt động nhƣ khám bệnh, sử dụng các phƣơng pháp châm cứu, bấm huyệt hoặc mua các vị thuốc để sử dụng.

Hoạt động này đã đƣợc chính phủ Hàn Quốc đƣa ra chủ trƣơng phát triển từ cuối những năm 90 của thế kỷ 20 và cho xây dựng một hệ thống các sản phẩm du lịch liên quan đến sức khỏe và chữa bệnh đến Hàn Quốc mang tên là “Chƣơng trình du lịch sức khỏe đến Hàn Quốc”. Chƣơng trình này đƣợc sự chỉ đạo của cơ quan bảo hiểm và phúc lợi Hàn Quốc, Viện phát triển bảo hiểm công nghiệp Hàn Quốc và Cơ quan du lịch Hàn Quốc phối hợp thực hiện. Nội dung thực hiện bao gồm các hoạt động nghiên cứu tuyển chọn và đƣa vào xây dựng các chƣơng trình du lịch kết hợp với các hoạt động khám và chữa bệnh cho khách du lịch đặc biệt là khách du lịch nƣớc ngoài. Tuy nhiên, trong chƣơng trình này, ngồi việc sử dụng các phƣơng pháp chẩn đoán và trị bệnh truyền thống, các phƣơng pháp Tây y cũng đƣợc sử dụng. Cụ

thể, các phƣơng pháp y học cổ truyền đông y nhƣ dùng thuốc bắc để trị liệu, tăng cƣờng sức khỏe, làm đẹp.., kết hợp với các liệu pháp ăn uống truyền thống: thực đơn ăn uống khoa học, ăn kiêng và các phƣơng pháp Tây y nhƣ chỉnh hình, chữa mắt, răng...

Để phục vụ cho hoạt động này, Hàn Quốc đã cho thiết lập một hệ thống các bệnh viện và các công ty du lịch để tổ chức thực hiện. Để tổ chức hoạt động, Hàn Quốc có những chủ trƣơng quảng bá sản phẩm, tổ chức quảng cáo, đào tạo nhân lực, trang bị ngoại ngữ, và các cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho du khách.

Bên cạnh đó cịn cung cấp các dịch vụ bán thuốc bắc, tham quan quá trình chế biến thuốc bắc và trải nghiệm các phƣơng pháp trị liệu đông y. Một sản phẩm liên quan đã đƣợc một doanh nghiệp du lịch xây dựng và bán có tên gọi là “Trải nghiệm phƣơng pháp trị liệu Đơng y”. Ngồi sản phẩm trải nghiệm về phƣơng pháp trị liệu đông y nhƣ trên, cịn có các bệnh viện kết hợp với doanh nghiệp du lịch tổ chức xây dựng một chƣơng trình kết hợp giữa khám chữa bệnh với các hoạt động tham quan, các hoạt động thể thao khác. Các chƣơng trình này gồm có: Chƣơng trình nghỉ ngơi và chơi golf và chƣơng trình tham quan di sản văn hố. Trong các chƣơng trình này thƣờng bắt đầu bởi việc kiểm tra trên cơ sở phân chia 4 đối tƣợng, và sau đó có các hoạt động thể thao hoặc tham quan phù hợp với từng đối tƣợng.

Tại Hàn Quốc, việc sử dụng các nguồn nƣớc khoáng để phục vụ cho việc tăng cƣờng sức khỏe hoặc chữa bệnh cũng rất phổ biến. Khác với Nhật Bản chủ yếu sử dụng các nguồn nƣớc khống nóng để chữa bệnh, ở Hàn Quốc có một đặc điểm khác là họ sử dụng các nguồn nƣớc khoáng lạnh, và đƣợc gọi là “nƣớc thuốc”. Những nguồn nƣớc khoáng lạnh này thƣờng đƣợc

uống hoặc dùng để ngâm và tắm.

Bên cạnh các loại nƣớc phun trào từ lòng đất, các loại suối khống, thì các loại nƣớc sạch khác nhƣ tan từ tuyết, nƣớc mƣa sạch, nƣớc tiết ra từ các loại cây (nhựa cây) cũng đƣợc tìm hiểu và sử dụng rộng rãi. Một sản phẩm du lịch đƣợc xây dựng và bán rộng rãi mang tên “Chƣơng trình nƣớc thuốc Korose”. Nhựa của cây Korose có tác dụng chữa một số bệnh liên quan đến xƣơng, thần kinh, bệnh đau cơ. Với tác dụng chữa bệnh nhƣ vậy, nhu cầu tìm đến nơi có loại cây này và chiết suất đƣợc nƣớc thuốc có tác dụng điều trị bệnh đƣợc quan tâm rộng rãi. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phƣơng có loại cây này đã xác định đƣợc giá trị và coi nhƣ một tài ngun và đƣợc bảo vệ phát triển. Chính vì vậy, việc tổ chức các sự kiện liên quan đến cây thuốc, việc xúc tiến các sản phẩm du lịch liên quan đến quá trình trồng tỉa khai thác và sử dụng nhựa của loài cây này và các sản phẩm của nó đƣợc khuyếch trƣơng và bán một cách rộng rãi.

b. Nhật Bản

Du lịch khám chữa bệnh tại Nhật bản đƣợc hình thành từ rất lâu đời bằng những hoạt động sử dụng những nguồn khống nóng, một nguồn tài nguyên quý giá trong phát triển du lịch ở Nhật Bản.

Nhật bản có hệ thống nguồn nƣớc khống nóng rất đa dạng, phân bố hầu khắp đất nƣớc với nhiệt độ từ 28°C đến hơn 100°C với hơn 26.000 nguồn bao gồm cả các suối nƣớc nóng và các nguồn nƣớc nóng phun trào từ trong lịng đất. Hiện tại có hơn 17.000 nguồn nƣớc nóng đang đƣợc sử dụng. Mỗi loại nguồn suối nƣớc nóng ngồi nhiệt độ, các loại nguồn suối này còn chứa một số loại ion hố học nhất định có tác dụng chữa bệnh. Theo kết quả điều nghiên cứu và thực nghiệm, ở Nhật Bản có 10 loại nguồn nƣớc khống nóng

có thành phần hố học và tác dụng trị bệnh khác nhau và đã đƣợc chỉ định để điều trị những bệnh.

Để điều chỉnh việc khai thác và sử dụng các nguồn nƣớc khoáng nóng phù hợp và có hiệu quả, Nhật bản có xây dựng và ban hành bộ luật onsen (Luật về các nguồn khống nóng). Luật này quy định rõ việc phải phân tích rõ thành phần hố học của các nguồn suối nƣớc nóng, tác dụng chữa trị, các chú ý cần thiết khi sử dụng nguồn khống nóng này trong việc trị bệnh.

Nhật bản rất quan tâm đến điều trị bệnh trên cơ sở sử dụng các loại nguồn khống nóng, đến thời điểm tháng 9 năm 1998, đã có 86 địa điểm có nguồn khống nóng đƣợc chỉ định để xây dựng các thành trung tâm điều dƣỡng bệnh. Liệu pháp sử dụng nƣớc khoáng nóng để điều trị bệnh cũng đƣợc quan tâm và năm 1998 đã có 48 bệnh viện trên tồn Nhật Bản sử dụng liệu pháp tắm suối nƣớc nóng để điều trị bệnh.

Bên cạnh việc sử dụng các nguồn khống nóng để xả stress kết hợp với các dịch vụ khám và tƣ vấn sức khỏe nhƣ đã nêu ở trên, cịn có những tổ chức xã hội nhƣ các trung tâm y tế, trung tâm phúc lợi xã hội phối kết hợp với các địa phƣơng đã tổ chức các hoạt động khám sức khỏe định kỳ kết hợp với các hoạt động tham quan và giao lƣu với ngƣời dân các địa phƣơng. Khách tham gia chƣơng trình này sẽ đƣợc tham gia các hoạt động bao gồm: Đƣợc kiểm tra toàn diện sức khỏe, đƣợc tƣ vấn về sức khỏe và dinh dƣỡng, Tham gia các hoạt động tham quan, thƣởng thức các đặc sản địa phƣơng, tham gia các hoạt động giao lƣu với ngƣời dân địa phƣơng. Để tổ chức thực hiện các hoạt động trên đây, ngƣời ta đã cho xây dựng các khu nghỉ mát riêng biệt có tên là Healthy Resort, nơi du khách có thể nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động đã nêu trên. Hình thức này đã đƣợc tổ chức thực hiện và mở rộng từ năm 1976

Ngoài sử dụng các nguồn khống nóng, nhiều doanh nghiệp du lịch lữ hành tại Nhật Bản còn sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và các cơ sở vật chất kỹ thuật để tổ chức xây dựng và bán các chƣơng trình du lịch trọn gói. Việc tạo các sản phẩm này đƣợc các doanh nghiệp lữ hành Nhật Bản thức hiện từ năm 1985 với nội dung Kiểm tra toàn diện sức khỏe, tham quan vãn cảnh, tắm nƣớc khống nóng và thƣởng thức các sản vật của địa phƣơng, Tham gia các dịch vụ trị liệu, và các hoạt động khác. Năm 2001, chƣơng trình “Ngày nghỉ của ngƣời lớn tuổi” đƣợc xây dựng và bán rộng rãi, đồng thời năm 2003 có thêm các chƣơng trình “Kiểm tra sức khỏe não” và chƣơng trình “Kiểm tra sức khỏe sử dung kỹ thuật PET, một kỹ thuật mới trong chụp X- quang” để phát hiện sớm bệnh ung thƣ. Ngồi ra cịn tham gia các hoạt động thể thao, tản bộ hoặc tham gia các hoạt động sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

c. Ấn Độ

Nhiều ngƣời đi du lịch đến Ấn Độ để tận hƣởng nghệ thuật chữa bệnh của Ấn Độ. Ấn Độ là rất nổi tiếng với thuốc thay thế của nó, có thể là yoga hoặc Ayurveda. Từ khi yoga ra đời, nhiều ngƣời đã đi du lịch đến Ấn Độ để giúp cai nghiện ma tuý và trẻ hóa bản thân. Loại hình du lịch y tế ở Ấn Độ phục vụ ngƣời dân đối với các bệnh mạch vành, phẫu thuật chỉnh hình... Ấn Độ thu hút rất đơng du khách cần đại phẫu. Số khách khám tổng quát và cần tiểu phẫu rất ít. Lý do là chi phí đại phẫu ở Ấn Độ có giá rất mềm, chỉ bằng 1/5 giá của nƣớc Mỹ; đặc biệt trong lĩnh vực trồng răng và chuẩn đốn bệnh qua hình ảnh chỉ bằng 1/10 giá Mỹ. Ấn Độ có nhiều cơ sở y tế chuyên khoa với đội ngũ bác sĩ đào tạo tại Anh, Mỹ. Một số cơ sở chỉ nhận du khách đến mổ tim, một số khác chuyên thay các khớp.

Ấn Độ định hƣớng xây dựng trở thành điểm đến cho những chuyến du lịch chăm sóc sức khỏe lý tƣởng với dịch vụ cao cấp đạt chuẩn quốc tế, giá rẻ. Chính phủ Ấn Độ cũng tiến hành giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng cản trở sự phát triển của ngành du lịch chữa bệnh nƣớc này. Ngành du lịch chữa bệnh Ấn Độ đạt mốc tăng trƣởng hằng năm là 30%.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố đà nẵng (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)