Định hƣớng phát triển loại hình du lịch khám chữa bệnh tại thành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố đà nẵng (Trang 78 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.4. Định hƣớng phát triển loại hình du lịch khám chữa bệnh tại thành

thành phố Đà Nẵng

Hiện nay, loại hình du lịch khám chữa bệnh còn mới ở Việt Nam. Hệ thống cơ sở y tế của chúng ta chƣa phát triển ngang tầm so với nhiều quốc gia

trong khu vực, tuy nhiên chúng ta có lợi thế về tài nguyên du lịch khám chữa bệnh. Vì vậy có thể khai thác tiềm năng về y học cổ truyền trong việc mở các trung tâm chăm sóc phục hồi sức khỏe, châm cứu, chăm sóc sắc đẹp. phục vụ du khách. Các trung tâm này có thể nằm trong các khách sạn, khu nghỉ mát, suối nƣớc nóng hoặc độc lập với quy trình làm đẹp, dƣỡng sức khép kín.

Qua đó tác giả đề xuất phát triển loại hình du lịch chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng cần đƣợc phát triển theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu trong vòng mƣời năm, tập trung hoàn thiện và phát triển loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, phục hồi sức khỏe, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nƣớc khoáng và nƣớc nóng nhƣ hiện nay. Trong thời gian này, chúng ta đồng thời tiến hành các nghiên cứu khoa học, hoàn thiện phƣơng pháp điều trị, xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu chữa trị một số căn bệnh bằng y học cổ truyền Việt Nam để có thể bƣớc vào giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển du lịch khám chữa bệnh theo đúng nghĩa của nó và giống với mơ hình của các nƣớc khác trong khu vực nhƣ Singapore, Hàn Quốc...

Với định hƣớng nhƣ trên thì mơ hình phát triển loại hình du lịch khám chữa bệnh trong giai đoạn hiện nay về mặt nội dung sẽ là sự liên kết chặt chẽ của hai nhân tố nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Yếu tố tài nguyên thiên nhiên đáp ứng nhu cầu phục hồi sức khỏe, nghỉ dƣỡng.

- Yếu tố y học dân tộc cổ truyền đáp ứng nhu cầu chữa trị bệnh.

Về mặt tổ chức sẽ là sự hợp tác chặt chẽ giữa Du lịch (là các doanh nghiệp lữ hành, các điểm đến, cơ sở lưu trú...) với Y tế (là ngành y học cổ truyền và các cơ sở khai thác tài nguyên có khả năng chữa bệnh như suối

lữ hành) sẽ là nhân tố chủ động và chủ đạo để hình thành các sản phẩm du lịch tổng hợp đa dạng (các chƣơng trình du lịch khám chữa bệnh) phù hợp với từng thị trƣờng, từng nhóm đối tƣợng khách khác nhau, tiến hành quảng bá trên thị trƣờng du lịch trong và ngoài nƣớc. Sản phẩm của ngành y học cổ truyền Việt Nam và các cơ sở khai thác tài nguyên có khả năng chữa bệnh sẽ phát triển để trở thành các dịch vụ du lịch đa dạng và phổ biến để có thể đƣa vào các chƣơng trình du lịch khám chữa bệnh một cách linh hoạt phù hợp với từng thị trƣờng, phù hợp nhu cầu, thời gian và khả năng chi trả của các đối tƣợng du khách khác nhau.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố đà nẵng (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)