6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.3. Bài học rút ra cho thành phố Đà Nẵng
- Chủ trương, chính sách của nhà nước về du lịch khám chữa bệnh
đã có những chủ trƣơng chính sách phù hợp trong phát triển các loại hình du lịch khám chữa bệnh.
Nhƣ tại Thái Lan, chính sách để trở thành trung tâm y tế đã đƣợc bắt đầu vào năm 2003 bởi các cơ quan chính phủ, Ủy ban đầu tƣ Thái Lan, Bộ thƣơng mại, Cục xúc tiến xuất khẩu, Bộ y tế phối hợp với các bệnh viện tƣ nhân là những đơn vị thực hiện chính của chính sách.
Tại Singapore, những chính sách ủng hộ phát triển mạnh mẽ du lịch y tế của chính phủ nhằm mục tiêu đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc. Từ tháng 10 năm 2003, Cục Du lịch Singapore đƣa ra sáng kiến liên ngành thành lập cơ quan “Singapore - Medicine” gồm các thành phần của Tổng cục Du lịch Singapore , Bộ Thƣơng mại và Ủy ban Phát triển kinh tế Công nghiệp và Bộ Y tế nhằm đạt mục tiêu thu hút 1 triệu bệnh nhân nƣớc ngoài vào năm 2012
Trong trƣờng hợp của Hàn Quốc, chính phủ đã có chủ trƣơng phát triển loại hình du lịch chữa bệnh và có định hƣớng thu hút khách quốc tế. Bằng các chủ trƣơng chỉ định cơ quan chỉ đạo là cơ quan bảo hiểm và phúc lợi, chỉ định những đơn vị nhƣ bệnh viện và doanh nghiệp du lịch phối hợp và tổ chức thực hiện theo đề án đã đƣợc xây dựng.
- Xã hội hóa việc tổ chức thực hiện du lịch khám chữa bệnh
Các tổ chức xã hội ở Nhật Bản cũng đã có những sáng kiến tổ chức các chƣơng trình du lịch chữa bệnh trên cơ sở phối kết hợp với các đơn vị chính quyền địa phƣơng, các bệnh viện hoặc trung tâm kiểm tra sức khỏe và các khu vực có các tài nguyên nhƣ các nguồn nƣớc khống nóng. Cơ chế hội viên của một tổ chức xã hội đƣợc thực hiện và tổ chức các hoạt động của du lịch chữa
- Kết hợp giữa đông y và tây y trong việc chữa bệnh
Xem xét tiềm năng của đông y và tây y trong phát triển du lịch chữa bệnh. Ngoài việc sử dụng chủ yếu các nguồn tài nguyên có tác dụng chữa bệnh nhƣ các nguồn nƣớc khống nóng, các phƣơng pháp y học cổ truyền, các quốc gia đƣợc đƣa ra để phân tích đều có sử dụng các phƣơng pháp chữa bệnh trên cơ sở sử dụng kỹ thuật y tế hiện đại để tổ chức các hoạt động du lịch chữa bệnh. Ở Hàn Quốc, việc quảng bá cho các phƣơng tiện kỹ thuật hoặc các tiến bộ của y học liên quan đến chữa trị những bệnh về mắt, chỉnh hình răng, mặt…Tại Singapore, những kỹ thuật phát hiện ung thƣ sớm cũng đƣợc sử dụng làm các yếu tố xây dựng chƣơng trình du lịch. Trong quá trình tổ chức thực hiện các chƣơng trình này, việc kết hợp với các yếu tố liên quan đến các phƣơng pháp trị bệnh truyền thống cũng đƣợc kết hợp.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và xúc tiến quảng bá
Chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ thuật nhƣ các cơ sở khám chữa bệnh, đội ngũ chuyên gia tƣ vấn, bác sĩ, xuất bản các tập gấp và tổ chức xúc tiến quảng bá cho các chƣơng trình du lịch đã đƣợc thực hiện rất tốt tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Đặc biệt là Hàn Quốc cũng đã xác định đƣợc mục tiêu thu hút khách quốc tế, trong việc tổ chức thực hiện chƣơng trình với mục đích đảm bảo chất lƣợng thì việc chuẩn bị các tƣ liệu cho quảng cáo bằng tiếng Anh và chuẩn bị đội ngũ nhân viên có đầy đủ ngoại ngữ cũng là kinh nghiệm quý báu.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã tổng quan đƣợc các khái niệm về du lịch, du lịch khám chữa bệnh và phát triển. Hệ thống hóa đƣợc các vấn đề cơ bản của du lịch khám chữa bệnh nhƣ: các nội dung và tiêu chí phát triển du lịch khám chữa bệnh, các điều kiện ảnh hƣởng đến phát triển loại hình du lịch còn mới mẻ này.
Cuối chƣơng là kinh nghiệm về du lịch khám chữa bệnh của một số nƣớc trên thế giới và tại Việt Nam, bài học rút ra cho phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng.
Những vấn đề trình bày ở chƣơng 1 là cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng, từ đó đƣa ra những đánh giá chính xác, đầy đủ nhằm có giải pháp phát triển du lịch khám chữa bệnh trong thời gian đến.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG