XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt n am giai đoạn 2008 2013 (Trang 49)

6. Kết cấu đề tài

2.1. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.1. Mục đích nghiên cứu

Tại Việt Nam, trƣớc năm 1990, HTNH hoàn toàn do Nhà nƣớc sở hữu 100% (hệ thống ngân hàng một cấp) do hoàn cảnh lịch sử để lại, khi nền kinh tế Việt Nam thuộc hệ thống kinh tế chỉ huy. Tuy nhiên, sau một thời gian cải cách kinh tế, đến tháng 5 năm 1990, Nhà nƣớc sắp xếp lại hệ thống ngân hàng quốc gia, thành lập hệ thống ngân hàng hai cấp, cho phép các ngân hàng nƣớc ngoài tham gia thành lập ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng, cấp giấy phép cho thành lập ngân hàng cổ phần. Vì vậy, sở hữu nhà nƣớc trong HTNH từ đây đã giảm đáng kể.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, HTNH tại Việt Nam đã đóng góp một vai trò to lớn cho nền kinh tế. Các ngân hàng đã cung cấp vốn đầu tƣ phát triển bổ sung nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã đƣợc đa dạng, phong phú hơn, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng cùng với sự lớn mạnh của các ngân hàng cổ phần và các ngân hàng nƣớc ngoài làm cho tỷ trọng và vai trò của các NHTM có sở hữu nhà nƣớc giảm đi. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, HTNH Việt Nam còn những mảng yếu kém và tồn tại cố hữu. Jenny Gordon (2005) trong công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của HTNH Việt Nam nhận xét: “Điểm yếu lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam rõ ràng là sự chi phối của các NHTM có sở hữu nhà nƣớc”. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới lúc bấy giờ cũng khuyến cáo: “Nguy cơ tiềm

tàng là các NHTM có sở hữu nhà nƣớc có thể - thông qua các lựa chọn chiến lƣợc giống nhau - sẽ làm suy yếu lẫn nhau qua cạnh tranh căng thẳng nếu những NHTM này đều trở thành ngân hàng đa năng”. Hầu hết các NHTM có sở hữu nhà nƣớc có tốc độ tăng trƣởng tín dụng trên 30% trong vài năm liên tục, điều này càng chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng là rất cao. Đây chính là bằng chứng cho sự bảo hộ của Chính phủ đối với các NHTM này, dẫn tới ba vấn đề trục trặc trong các ngân hàng - cho vay dựa trên mối quan hệ, rủi ro đạo đức và công suất dƣ thừa.

Các NHTM có sở hữu nhà nƣớc vào đầu năm 2008 chiếm khoảng 70% thị phần huy động vốn, cho vay chiếm 62% thị phần. Đạt đƣợc điều này không phải là do họ làm tốt chức năng của mình, mà là kết quả tất yếu của sự bảo hộ của Chính phủ đối với họ về đối tƣợng khách hàng, dịch vụ cung cấp và mạng lƣới hoạt động.

Thực tế trên thế giới, các nƣớc càng phát triển thì tỷ lệ sở hữu của Nhà nƣớc trong HTNH càng giảm, khoảng 25% ở các nƣớc phát triển và khoảng 45% ở các nƣớc đang phát triển. Sự bảo hộ, điều tiết ngân hàng của Chính phủ đối với các NHTM có sở hữu nhà nƣớc làm giảm hiệu quả của thị trƣờng, rủi ro đối với các ngân hàng này tăng lên rất mạnh vì kỷ cƣơng giám sát của Chính phủ có tính chất buông lỏng hơn so với kỷ cƣơng giám sát của cơ chế thị trƣờng. Vì vậy, nên hay không giảm tỷ trọng sở hữu của Nhà nƣớc trong HTNH ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đƣa HTNH Việt Nam vào một tình thế bắt buộc phải thay đổi từ những vấn đề cốt lõi nhất để khắc phục hậu quả của suy thoái tài chính. Cải cách, thay đổi để hệ thống tài chính để HTNH hoạt động hiệu quả hơn, tự mình vƣợt qua khủng hoảng là việc không thể không thực hiện, mà một trong những nhân tố cốt lõi của hệ thống tài chính là hệ thống NHTM.

Vấn đề đổi mới cơ cấu toàn hệ thống NHTM luôn đƣợc các nhà nghiên cứu kinh tế - tài chính trong và ngoài nƣớc quan tâm nhất. Trong đó, vấn đề sở hữu nhà nƣớc trong hệ thống dẫn đến sự điều tiết chủ quan của nhà nƣớc đến hoạt động của các NHTM luôn đƣợc đánh giá và nhận phải những ý kiến trái chiều về những mặt lợi cũng nhƣ hại của nó.

Hiện nay, tại Việt Nam, tuy vấn đề về sở hữu nhà nƣớc trong hệ thống ngân hàng luôn là mối quan tâm đối với các nhà nghiên cứu, nghiên cứu chuyên sâu về lợi hại của vấn đề này hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện. Đề tài đƣa ra những số liệu cụ thể và mô hình thực nghiệm để rút ra nhận xét, trong những năm 2008 – 2013 các NHTM tại Việt Nam đang hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh nhƣ thế nào và liệu các NHTM có sở hữu nhà nƣớc có khả năng cạnh tranh cao hơn các NHTM không có sở hữu nhà nƣớc hay không.

2.1.2. Mô hình nghiên cứu

Để đo lƣờng mối quan hệ gữa sở hữu nhà nƣớc và khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM, đề tài xây dựng hai mô hình hồi quy tuyến tính logarit có mô hình hồi quy tổng thể giống nhau nhƣng với hai mẫu khác nhau.

Mô hình 1 đƣợc chạy trên toàn bộ số quan sát đại diện cho toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Mô hình 2 đƣợc chạy khi loại trừ 5 NHTM có sở hữu nhà nƣớc là Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV và MHB, đại diện cho hệ thống NHTM không tồn tại sở hữu nhà nƣớc. Kết quả phân tích hai mô hình độc lập là cơ sở để tính chỉ số H, thể hiện khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng khi có và không có sở hữu nhà nƣớc, qua đó rút ra đƣợc kết luận liệu sở hữu nhà nƣớc có làm suy yếu khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM hay không.

Mô hình nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài là mô hình kinh tế lƣợng của Panzar và Rosse (1987). Đây là phƣơng pháp phân tích kỹ thuật đầu tiên đƣợc đƣa ra dựa trên các lý thuyết mới về doanh nghiệp và áp dụng phổ biến

nhất cho ngành ngân hàng. Đây là mô hình tuyến tính logarit, tức là tuyến tính theo các tham số Log chứ không tuyến tính theo biến số. Hệ số góc βi của mô hình tuyến tính logarit đo lƣờng độ co giãn của biến phụ thuộc theo các biến độc lập. Tổng của các hệ số góc thể hiện hiệu quả theo quy mô. Mô hình đƣợc khái quát bởi phƣơng trình sau:

∑ ∑

Theo Panzar – Rosse, để đánh giá hành vi của ngân hàng thì các biến đầu vào và đầu ra phải đƣợc lựa chọn theo một mô hình dựa vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo đó, thu nhập mà một ngân hàng đạt đƣợc tỷ lệ với chi phí mà họ phải bỏ ra để đạt đƣợc nguồn thu nhập đó. Dựa vào các nghiên cứu đi trƣớc, đề tài đƣa ra mô hình gồm biến phụ thuộc là giá trị Log của tổng thu nhập, các biến độc lập là các giá trị Log của chi phí nhân viên đơn vị, chi phí hoạt động đơn vị và chi phí lãi đơn vị. Các biến điều khiển đặc trƣng cho ngành ngân hàng là Log của tổng tài sản bình quân và tỷ lệ tổng tiền gửi/nợ phải trả.

a.Biến phụ thuộc của mô hình

Tổng thu nhập (doanh thu) của ngân hàng là biến phụ thuộc của mô hình Panzar – Rosse. Trong kinh doanh, thu nhập là khoản tiền mà một công ty nhận đƣợc từ hoạt động kinh doanh bình thƣờng của nó, thƣờng là từ việc bán hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng. Thu nhập của một ngân hàng đến từ nhiều nguồn khác nhau. Các ngân hàng cung cấp dịch vụ cá nhân, doanh nghiệp, tham gia thị trƣờng vốn, quản lý tài sản, bảo hiểm và nhiều hoạt động khác. Sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh này giúp các NHTM hoạt động bền vững, an toàn và giảm thiểu rủi ro. Các NHTM phân loại doanh thu của họ thành hai loại: thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập lãi thuần kiếm đƣợc đơn giản chỉ từ sự chênh lệch lãi suất mà ngân hàng kiếm đƣợc

dựa trên lãi thu đƣợc từ các khoản vay của khách hàng và lãi phải trả cho ngƣời gửi tiền và các chủ nợ khác cho việc sử dụng tiền của họ. Phần lớn thu nhập của một NHTM là đến từ thu nhập lãi thuần. Thu nhập nhoài lãi có đƣợc là do các khoản phí thu từ các dịch vụ cung cấp, bao gồm nhờ thu, bão lãnh, bao thanh toán, quản lý tài sản,… Ngoài ra, các ngân hàng còn có một nguồn thu nhỏ từ phí dịch vụ cá nhân thu trên các tài khoản ngân hàng và các lệ phí cho các dịch vụ cụ thể khác.

Thu nhập là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính và liên quan đến các phân tích hiệu suất, thể hiện khả năng hoạt động, năng lực cạnh tranh của một NHTM trong mối tƣơng quan với các NHTM khác trong ngành.

b.Các biến độc lập của mô hình

- Chi phí nhân công đơn vị:

Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và một NHTM nói riêng, nhân viên là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, quyết định sự thành công trong việc bán ra các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp và giữ chân khách hàng. Hoạt động của một NHTM không thể thiếu nhân viên, họ nhƣ điểm tựa của một đòn bẩy, có thể gây ảnh hƣởng lớn đến doanh thu và khả năng sinh lời, cả tích cực lẫn tiêu cực. Một nhân viên giỏi có thể thu hút đƣợc rất nhiều khách hàng, nhƣng một nhân viên tồi cũng có thể khiến cho chừng ấy khách hàng bỏ đi. Chi phí chi trả cho nhân viên cũng luôn chiếm một phần quan trọng trong chi phí đầu vào của một NHTM và liên quan trực tiếp đến thu nhập của NHTM đó.

Chi phí nhân viên đơn vị đƣợc xác định bởi tỷ số giữa số tiền chi hàng năm cho nhân viên và tổng tài sản của NHTM. Chỉ số này nói lên mức độ chi trả cho chi phí nhân viên của NHTM đó trong năm tài chính. Trong điều kiện hoạt động bình thƣờng của một NHTM, mức độ chi trả cho nhân viên càng cao thì lợi nhuận thu về càng cao.

- Chi phí hoạt động đơn vị

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị của nguồn lực mà doanh nghiệp đã tiêu hao trong một thời kỳ nhất định cho các hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Tuỳ theo mục đích quản trị mà thời kỳ xem xét sẽ thay đổi, nhƣng thông lệ chung thì chi phí hoạt động của doanh nghiệp thƣờng đƣợc đánh giá hàng năm. Đối với những ngƣời quản lý thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu đƣợc nhiều hay ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó vấn đề đƣợc đặt ra là làm sao kiểm soát đƣợc các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các hoạt động sinh ra chi phí là điều mấu chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động đối với NHTM là những chi phí xảy ra để duy trì quá trình hoạt động bình thƣờng của ngân hàng. Thông thƣờng, chi phí hoạt động thƣờng bao gồm chi phí tiền lƣơng chi trả cho nhân viên, các chi phí khấu hao và chi phí cho các hoạt động khác, bao gồm các khoản thuế, lệ phí phải nộp, chi phí họat động tài chính, họat động bất thƣờng, các chi phí thuê ngoài, thuê mƣợn tài sản…

Chi phí hoạt động đơn vị đƣa ra trong mô hình đƣợc xác định bằng tỷ số giữa chi phí hoạt động và tổng tài sản trong năm của một ngân hàng. Tỷ số này nói lên mức độ sử dụng chi phí hoạt động trong năm đó và xác định sự ảnh hƣởng của việc sử dụng chi phí hoạt động đối với tổng thu nhập của ngân hàng. Trong điều kiện hoạt động bình thƣờng, việc cắt giảm hoặc tăng chi phí hoạt động có thể tác động làm giảm hoạt tăng thu nhập của NHTM.

- Chi phí lãi đơn vị

Chi phí lãi và các khoản tƣơng đƣơng là một khoản mục đặc trƣng của ngân hàng. Do là một doanh nghiệp dịch vụ đặc biệt, kinh doanh trên tiền nên ngoài chi phí cho nhân viên và các chi phí khấu hao khác, chi phí lãi là một

khoản chi phí đầu vào chủ yếu của ngân hàng. Chi phí này phát sinh do nghiệp vụ tiền gửi mà các NHTM cung cấp cho khách hàng và một phần do phải trả lãi cho các khoản vay các tổ chức tín dụng khác. Đối với một ngân hàng, nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng có đƣợc là từ nguồn tiền gửi, vì vậy, để tăng nguồn vốn để kinh doanh và tăng thu nhập, bài toán mà một NHTM cần giải quyết chủ yếu là làm thế nào để tối thiểu chi phí lãi mà vẫn thu hút đƣợc nguồn vốn cần để hoạt động. Chi phí lãi phù hợp và có sức thu hút mà mỗi NHTM trả cho khách hàng thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó. Chi phí lãi đƣợc xác định là khoản chi phí trả cho các khoản ký gởi, các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác… trên từng loại nợ phải trả cụ thể. Chi phí lãi suất là loại chi phí đƣợc trừ ra khi xác định thuế thu nhập của ngân hàng.

Chi phí lãi đơn vị đƣợc xác định từ tỷ số giữa chi phí lãi với tổng tiền gửi của khách hàng và tiền vay các tổ chức tín dụng khác. Tỷ số này giúp cho ngân hàng trong việc theo dõi động thái của chi phí huy động vốn theo thời gian và mức chi phí lãi bình quân cung cấp một chuẩn mực tƣơng đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tƣ nhƣ thế nào. Tỷ số này nói lên mức độ chi trả lãi hàng năm của ngân hàng và xác định sự ảnh hƣởng của việc chi trả lãi đối với tổng thu nhập của ngân hàng.

- Tổng tài sản bình quân:

Khi xét đến quy mô của một ngân hàng có nhiều tiêu chí, ví dụ nhƣ địa bàn và phạm vi hoạt động, số lƣợng nhân sự, các nghiệp vụ cung cấp cho khách hàng, tổng tài sản, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động... trong đó tổng tài sản đƣợc đề cập đến nhiều nhất. Không nhƣ những doanh nghiệp khác, tổng tài sản của một ngân hàng thƣờng rất lớn do hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa vào tiền. Tổng tài sản bình quân thể hiện quy mô của ngân hàng trong năm hoạt động.

Trong kinh tế học vi mô, thuật ngữ “lợi thế theo quy mô” đƣợc dùng để chỉ lợi thế về chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đạt đƣợc thông qua quy mô sản xuất, làm cho chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm dần, nếu quy mô sản xuất tăng lên, trong khi chi phí cố định đƣợc dàn trải nhiều hơn, khi các sản phẩm tạo ra nhiều hơn. Thông thƣờng, hiệu quả vận hành sản xuất cũng tăng lên khi quy mô tăng, khiến biến phí cũng giảm theo. Lợi thế theo quy mô đƣợc sử dụng trong nhiều ngữ cảnh kinh doanh hoặc ở góc độ tổ chức, ở các mức độ khác nhau, nhƣ ở một đơn vị kinh doanh, sản xuất, một xí nghiệp, hoặc toàn thể một doanh nghiệp. Lấy ví dụ, một cơ sở sản xuất lớn có thể đạt chi phí trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn so với một cơ sở sản xuất tƣơng tự, nhƣng có quy mô nhỏ hơn (với điều kiện tất cả các yếu tố khác không đổi), hoặc một công ty có nhiều cơ sở sản xuất có thể có lợi thế chi phí so với một đối thủ có số cơ sở sản xuất ít hơn. Hiểu đơn giản, tính hiệu quả sản xuất theo quy mô là sản xuất hiệu quả khi quy mô hoặc tốc độ sản xuất tăng lên. Hiệu quả kinh tế theo quy mô thƣờng bắt nguồn từ vốn cố định, và việc giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm khi công suất thiết kế tăng lên. Xét đến ngành ngân hàng, ngân hàng lớn hơn (tức có tổng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt n am giai đoạn 2008 2013 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)