6. Kết cấu đề tài
3.1.1. Tổng quan về hệ thốngNHTM Việt Nam 2008 – 2013
Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế, nó là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng. Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23/05/1990 của Hội đồng nhà nƣớc xác định: “Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phƣơng tiện thanh toán”.
Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam gắn liền với quá trình phát triển của nền kinh tế và đƣợc chia thành hai giai đoạn chính sau:
- Giai đoạn trƣớc năm 1989 (từ 1975-1988): Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo mô hình 1 cấp, NHNN vừa thực hiện chức năng quản lý vừa thực hiện chức năng kinh doanh, hoạt động theo chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc là chủ yếu.
- Giai đoạn từ năm 1989 đến nay: thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 3 (khoá VI) và Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trƣởng ngày 26/03/1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣợc tách ra và tổ chức theo mô hình 2 cấp gồm: NHNN và NHTM. Trong đó, NHNN chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc và thành lập 4 NHTM để thực hiện chức năng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Tuy nhiên các NHTM trong giai đoạn này này đều là NHTM 100% vốn Nhà nƣớc, chỉ sau khi nền kinh tế chuyển
sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hoạt động của các NHTM mới phát triển nhanh với nhiều loại hình sở hữu ra đời. Sự đa dạng này đã tạo nên môi trƣờng cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động của hệ thống NHTM ngày càng đi lên.
Về mặt số lƣợng, hệ thống NHTM (ngân hàng thƣơng mại) Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 có 5 NHTM có sở hữu nhà nƣớc, 1 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 27 NHTM cổ phần, không tính các NHTM nƣớc ngoài. Những ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), trong đó riêng các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc chiếm 70%. Phần các ngân hàng nƣớc ngoài (hiện có 4 ngân hàng liên doanh, 28 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 43 văn phòng đại diện) chỉ chiếm khoảng dƣới 10% thị phần.
Hệ thống NHTM Việt Nam có mạng lƣới chi nhánh rộng khắp tại các tỉnh thành trong cả nƣớc, đây là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng tăng cƣờng khả năng huy động vốn và mở rộng tín dụng tại các khu vực tiềm năng. Chẳng hạn nhƣ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tới 1611 chi nhánh trên toàn quốc và có trên 450 ngân hàng đại lý. Ngân hàng Vietcombank có 25 chi nhánh cấp I và 23 chi nhánh cấp II, có quan hệ đại lý với trên 1200 ngân hàng tại 85 nƣớc; ngân hàng công thƣơng có 106 chi nhánh cấp I, II, 160 phòng giao dịch, 358 quỹ tiết kiệm, có quan hệ đại lý với 430 ngân hàng. Ngân hàng đầu tƣ và phát triển có trên 102 chi nhánh và quan hệ với 565 ngân hàng.
Chỉ riêng các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đã có 309 chi nhánh cấp 1; các ngân hàng thƣơng mại cổ phần cũng hiện diện ở hầu hết các trung tâm lớn của cả nƣớc, với bình quân mỗi ngân hàng có 20-30 chi nhánh...
Về mặt thị phần, các NHTM Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất cả về huy động vốn và cho vay. Khách hàng chủ yếu của các NHTM Việt Nam là
các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty.