Phân tích ý nghĩa chỉ số H

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt n am giai đoạn 2008 2013 (Trang 83 - 91)

6. Kết cấu đề tài

3.3.2. Phân tích ý nghĩa chỉ số H

a.Cấu trúc cạnh tranh của hệ thốngNHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013

Mô hình hồi quy 1 đại diện cho toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013, mô hình hồi quy 2 đại diện cho hệ thống NHTM khi không tồn tại sở hữu nhà nƣớc. Kết quả nhận đƣợc giá trị hai chỉ số H tƣơng ứng cho hai mô hình là 0< H1 = 0.509 < 1 và 0<H2=0.458<1. Thông qua kết quả phân tích của cả hai mô hình hồi quy độc lập, nhận thấy sự thống nhất trong kết quả là trong thời gian nghiên cứu từ 2008 – 2013, hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động trong tình trạng cạnh tranh độc quyền. Thị trƣờng cạnh tranh có tính chất độc quyền là một cấu trúc thị trƣờng vừa có tính chất của một thị trƣờng cạnh tranh, vừa có tính chất của một thị trƣờng độc quyền. Hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2013 hoạt động trong tình trạng cạnh tranh độc quyền do có các tính chất sau:

thế, giống nhƣ thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, quy mô của mỗi NHTM đều tƣơng đối nhỏ so với quy mô chung của thị trƣờng và sức mạnh về lợi thế quy mô không rõ ràng. Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc cho thấy, nếu nhƣ cuối năm 2007, khối ngân hàng có sở hữu nhà nƣớc (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, MHB) còn áp đảo ở cả thị phần cho vay và huy động, lần lƣợt là 59,3% và 59,5%; thì đến cuối năm 2013 chỉ còn tƣơng ứng 51,36% và đặc biệt là thị phần huy động chỉ còn 45,29%. Đó là do khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần đã có một bƣớc phát triển nhanh chóng về quy mô, đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ của thị trƣờng chứng khoán 2006 - 2007, tạo nên sự dịch chuyển thị phần mạnh mẽ nhƣ vậy. Mặc dù các NHTM có sở hữu nhà nƣớc có quy mô khá lớn so với các NHTM khác nhƣng cũng không đem lại lợi thế quy mô đáng kể.

Thứ hai, mỗi NHTM đều cung cấp ra những sản phẩm dịch vụ khác biệt với sản phẩm cùng loại của các NHTM khác. Trong ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay, cạnh tranh đã góp phần trực tiếp tạo nên sự phát triển hệ thống các dịch vụ trên mọi phƣơng diện nhƣ gia tăng loại hình sản phẩm, tiện ích, gia tăng thành phần khách hàng tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Xét theo nghĩa nào đó, một NHTM là nhà sản xuất độc quyền về loại sản phẩm của mình. Tuy nhiên, các sản phẩm của các NHTM khác tƣơng đối dễ dàng thay thế sản phẩm này. Kết quả này phù hợp với thực trạng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013, khi các sản phẩm dịch vụ mà các NHTM cung cấp về cơ bản là giống nhau, có tính sao y nhƣng đƣợc các ngân hàng biến hóa bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ thêm các yếu tố về thời hạn, lãi suất, khuyến mãi,… để tạo sự khác biệt. Mỗi NHTM cố gắng đƣa ra những nét khác biệt để tạo dấu ấn và thu hút khách hàng nhƣ dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, ngân hàng bán lẻ,… Cạnh tranh độc quyền có thể làm ngân hàng thay đổi thị phần của mình ở một chừng mực nào đó bằng cách thay đổi giá của

mình so với đối thủ cạnh tranh. Một mức giá thấp hơn sẽ thu hút một số khách hàng từ các ngân hàng khác, nhƣng một NHTM riêng lẻ cũng không thể thay đổi mức giá (lãi suất) của mình quá khác biệt. Hiện tƣợng cạnh tranh độc quyền này còn thể hiện ở các chính sách đƣa ra theo xu hƣớng chung của các NHTM.

b.Ảnh hưởng của sở hữu nhà nước lên khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam

Thông qua hai mô hình hồi quy riêng biệt, đề tài nhận thấy, các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam là nhƣ nhau, tuy nhiên mẫu nghiên cứu có tồn tại sở hữu nhà nƣớc thể hiện một mức độ cạnh tranh cao hơn. Điều này đƣợc rút ra do so sánh hai hệ số H của hai mô hình, nhận thấy H2 < H1 (0.458<0.509), cho thấy sự cạnh tranh của toàn hệ thống, tức là có tồn tại sở hữu nhà nƣớc, mạnh mẽ hơn so với hệ thống ngân hàng khi không tồn tại sở hữu nhà nƣớc. Nghiên cứu định lƣợng này đƣa ra kết quả ngƣợc với sự kỳ vọng ban đầu, đó là việc tồn tại sở hữu nhà nƣớc trong hệ thống NHTM làm suy yếu khả năng cạnh tranh của hệ thống. Thực vậy, Việt Nam một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và cần nhiều sự hỗ trợ, điều tiết của Chính phủ. Lĩnh vực tiền tệ ngân hàng là một trong những lĩnh vực có độ nhạy cảm cao nhất, chịu nhiều tác động trực tiếp, gián tiếp từ những khó khăn nội tại của nền kinh tế cũng nhƣ những tác động bên ngoài, do vậy ổn định tiền tệ, ổn định hệ thống ngân hàng đƣợc xem nhƣ là nội dung chủ chốt quan trọng, chính yếu trong ổn định hệ thống tài chính, phát triển kinh tế. Sự cần thiết của sở hữu nhà nƣớc trong hệ thống NHTM là do trong điều kiện của kinh tế Việt Nam, sự yếu kém của các tổ chức và thông tin bất cân xứng nghiêm trọng sẽ gây ra “thất bại thị trƣờng”. Chính phủ với cái nhìn vĩ mô hơn có thể phân bổ vốn hiệu quả hơn tƣ nhân, đặc biệt tại các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Lý do

thứ hai, nếu tƣ nhân sở hữu ngân hàng thì có thể dẫn đến độc quyền càng mạnh hơn, hạn chế khả năng tiếp cận vốn cho các hoạt động trong nền kinh tế. Lý do thứ ba, tƣ nhân hóa ồ ạt các ngân hàng có thể xảy ra ngoại tác tiêu cực: do tổ chức tƣ nhân có nguy cơ bị sụp đổ cao hơn, dễ dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Xét trên thực tế hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013, năng lực cạnh tranh của các NHTM có sở hữu nhà nƣớc khá mạnh mẽ. Điều này có đƣợc phần lớn dựa vào sự hỗ trợ từ nhà nƣớc chứ không phải từ khả năng quản trị chi phí đầu vào (phân tích ở mục 3.1.1). Các ƣu thế cạnh tranh của các NHTM này thể hiện ở những điểm sau:

- Có nguồn vốn giá rẻ: khối NHTM có sở hữu nhà nƣớc luôn có mặt bằng lãi suất cho vay thấp hơn các NHTM khác vì họ có nguồn vốn giá rẻ từ các khách hàng lớn (mà NHTM có sở hữu nhà nƣớc có đƣợc nhờ uy tín của Nhà nƣớc), đó là: Tiền gửi thanh toán của các tập đoàn nhà nƣớc, tiền gửi của các tổ chức bảo hiểm và Kho bạc Nhà nƣớc; giải ngân vốn ODA. Hoạt động giải ngân vốn ODA các ngân hàng đƣợc chỉ định phục vụ thu đƣợc một số lợi ích trong kinh doanh ngoại tệ, hoạt động tín dụng và thanh toán, đặc biệt là trong huy động vốn vì thông qua việc rút vốn ODA ngân hàng phục vụ đã thu hút đƣợc lƣợng tiền ngoại tệ (vốn ODA). Bên cạnh đó, các NHTM có sở hữu nhà nƣớc luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ từ NHNN nhƣ đáp ứng nhu cầu vay vốn thiếu hụt thanh khoản tạm thời của các NHTM có sở hữu nhà nƣớc với lãi suất thích hợp và thời gian phù hợp (lãi suất thấp hơn khá nhiều so mặt bằng lãi suất huy động thị trƣờng và thời gian dài hơn cho vay tái cấp vốn và chiết khấu với các NHTM cổ phần).

- Mạnh trong cạnh tranh tiền gửi dân cƣ. Vốn tiền gửi dân cƣ chiếm 43%/tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM có sở hữu nhà nƣớc. Tỉ trọng này cao hơn ở các NHTM cổ phần (trên 50%-70%/) (số liệu của sbv),

do lãi suất huy động của các ngân hàng này cao hơn. Ở NHTM có sở hữu nhà nƣớc thƣờng chỉ chiếm trên 30%. Ý thức đƣợc sự ổn định của tiền gửi dân cƣ trong bối cảnh tiền gửi tổ chức liên tục sụt giảm, năm 2010, các NHTM có sở hữu nhà nƣớc cũng cạnh tranh gay gắt với các NHTM cổ phần. Điều đáng chú ý ở đây là thay vì công bố mức lãi suất huy động cao, NHTM có sở hữu nhà nƣớc thƣờng dùng hình thức khuyến mãi. Cộng thêm giá trị khuyến mãi thì thực tế lãi suất huy động của các NHTM có sở hữu nhà nƣớc có phần còn cao hơn NHTM cổ phần.

- Thu hút khách hàng từ các NHTM không có sở hữu nhà nƣớc: trong giai đoạn đang phân tích, doanh nghiệp nhà nƣớc vẫn là khách hàng chính của các NHTM có sở hữu nhà nƣớc, nhƣng cùng với tiến trình cổ phần hoá và những khủng hoảng liên tục, loại hình doanh nghiệp này trở nên suy yếu và sụp đổ, các NHTM có sở hữu nhà nƣớc đã đẩy mạnh cơ cấu lại nền khách hàng theo hƣớng điều chỉnh nâng tỉ trọng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân. Mặc dù thủ tục cho vay phức tạp hơn nhƣng với uy tín và khả năng đảm bảo chịu đƣợc các rủi ro vỡ nợ, rủi ro thanh khoản cao hơn, các doanh nghiệp vẫn lựa chọn các NHTM có sở hữu nhà nƣớc.

Nhìn lại suốt thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế 2008 - 2013, NHTM có sở hữu nhà nƣớc luôn đóng vai trò chủ đạo trong phục hồi hệ thống tài chính, là công cụ vật chất quan trọng để Nhà nƣớc định hƣớng, điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh ảnh hƣởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu những năm qua, nỗ lực đạt đƣợc nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ tiếp tục ghi nhận những đóng góp không nhỏ của các NHTM có sở hữu nhà nƣớc. Đặc biệt, chính sách tiền tệ đóng góp vào sự thành công ổn định kinh tế vĩ mô trong những năm đó, có vai trò quan trọng của các NHTM có sở hữu nhà nƣớc. Bám sát các chủ trƣơng của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN, các NHTM có sở

hữu nhà nƣớc đã kịp thời và nỗ lực triển khai các giải pháp, hiện thực hóa bằng các hoạt động cụ thể trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu chính trị. Các NHTM có sở hữu nhà nƣớc cũng tham gia tích cực vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Nhƣ trƣờng hợp của BIDV, thông qua Công ty cổ phần chứng khoán BIDV, đã đóng vai trò là trung gian tài chính hỗ trợ tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nƣớc thông qua hỗ trợ tài chính, lành mạnh hóa tài chính các donah nghiệp này trƣớc khi cổ phần hóa... qua đó góp phần thực hiện một bƣớc quan trọng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh đó, các NHTM có sở hữu nhà nƣớc đã phát huy vai trò là những ngân hàng chủ lực, là công cụ quan trọng của nhà nƣớc trong việc ổn định hoạt động các NHTM, xử lý NHTM cổ phần yếu kém.

Mức độ cạnh tranh cao hơn trong môi trƣờng cạnh tranh độc quyền ở thời kỳ khủng hoảng và khắc phục khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2013 cũng không phải là một dấu hiệu tốt cho ngành ngân hàng, do mức độ cạnh tranh tăng cao nhƣng hầu nhƣ chỉ tập trung vào sự cạnh tranh của các NHTM có sở hữu nhà nƣớc với quy mô lớn. Thực tế cho thấy, chính sự cạnh tranh gay gắt do cùng thị phần với nhau của các NHTM này cộng với những lợi thế tƣơng tự nhau nhƣ rủi ro vỡ nợ và thanh khoản gần nhƣ bằng 0 đã dẫn tới hệ số an toàn vốn của các ngân hàng này giảm mạnh trong giai đoạn 2008 – 2013. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu ngân hàng BIDV cho biết trong quá trình thực hiện vai trò đối với nền kinh tế, năng lực tài chính của khối NHTM có sở hữu nhà nƣớc thể hiện qua hệ số an toàn vốn (CAR) bị suy giảm nghiêm trọng. Cụ thể, giai đoạn 2010-2013, tài sản có rủi ro của khối NHTM có sở hữu nhà nƣớc tăng trƣởng trung bình ở mức 19,4%/năm, cao hơn mức tăng 15,43%/năm của vốn chủ sở hữu, dẫn đến CAR của khối giảm từ mức 10,8% năm 2011 xuống mức 9,4% hiện nay – gần chạm ngƣỡng tối thiểu 9% theo quy định của NHNN, thấp hơn mức bình quân của ASEAN là 10,3%

(đồng thời tiêu chuẩn tính của Việt Nam thấp hơn). Không những thế, áp lực từ việc phải thực hiện các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của NHNN cũng gây áp lực đến khả năng duy trì hệ số an toàn vốn của các ngân hàng này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Thông qua mô hình hồi quy của Panzar – Rosse và ứng dụng chỉ số H, chƣơng 3 xác định sở hữu nhà nƣớc có ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013. Hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn này hoạt động trong tình trạng cạnh tranh độc quyền. Sự tồn tại của sở hữu nhà nƣớc trong hệ thống làm tăng khả năng cạnh tranh của cả hệ thống NHTM. Các NHTM có sở hữu nhà nƣớc có khả năng cạnh tranh cao hơn các NHTM khác trong ngành. Tổng thu nhập của một NHTM tăng khi chi phí nhân viên và chi phí lãi tăng trong điều kiện tổng tài sản không thay đổi. Trong giai đoạn này, hệ thống ngân hàng có tồn tại yếu tố sở hữu nhà nƣớc hoạt động hiệu quả hơn khi không có yếu tố này. Tuy nhiên, ƣu thế này không đến từ khả năng nội tại của mỗi NHTM có sở hữu nhà nƣớc mà đến từ sự bảo trợ và ƣu thế về vốn của nhà nƣớc.

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt n am giai đoạn 2008 2013 (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)