Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của người lao động tại công ty hông khăm tại tỉnh xekoong (Trang 49 - 57)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Nghiên cứu sơ bộ

Đây là bƣớc giúp sàng lọc và kiểm chứng lại các yếu tố đƣa vào mô hình nghiên cứu ở phần lý thuyết. Bƣớc này cũng giúp hoàn thiện các nội dung trong bảng câu hỏi trƣớc khi phỏng vấn chính thức.

a. Các yếu tố đưa vào nghiên cứu sơ bộ

Trong chƣơng 1 để đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc của ngƣời lao động bao gồm 6 nhân tố và 29 biến số thuộc nhóm nhân tố độc lập và 1 nhân tố gồm 4 biến số thuộc nhóm nhân tố sự hài lòng công việc của ngƣời lao động. Các nhân tố đƣợc đƣợc xây dựng thành các thang đo nhƣ trong trong bảng nhƣ sau:

Bảng 2.1. Các nhân tố dự kiến đo lường động lực làm việc

STT CÁC YẾU TỐ

Bản chất công việc

1 Công việc hiện tại cho phép/chị sử dụng tốt các năng lực cá nhân 2 Công việc đang làm là rất thú vị

3 Công việc có nhiều thách thức

4 Việc phân chia công việc ở công ty là hợp lý

Đào tạo và thăng tiến

5 Anh/chị đƣợc biết những điều kiện để đƣợc thăng tiến 6 Công ty tạo cho anh/chị nhiều cơ hội để thăng tiến

7 Công ty tạo cho anh/chị nhiều cơ hội để đào tạo, phát triển bản thân

Lƣơng, phúc lợi

8 Tiền lƣơng tƣơng xứng với kết quả làm việc

9 Ngƣời lao động có thể sống hoàn toàn dựa vào lƣơng 10 Tiền lƣơng, thƣởng đƣợc trả công bằng

11 Chính sách lƣơng thƣởng của công ty rõ ràng hợp lý

12 Công ty thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm của ngƣời lao động 13 Công ty có nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm đến ngƣời lao

động trong các dịp lễ, tết, ốm đau, cƣới hỏi,… .

14 Chính sách phúc lợi rõ ràng, hữu ích và hấp dẫn ngƣời lao động

Điều kiện làm việc

15 Nơi làm việc hiện tại đảm bảo đƣợc tính an toàn và thoải mái 16 Công việc không đòi hỏi thƣờng xuyên phải làm ngoài giờ 17 Công việc ổn định, không phải lo lắng về mất việc làm

18 Có đầy đủ các phƣơng tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho công việc

STT CÁC YẾU TỐ

19 Công ty hoạt động hiệu quả

Cấp trên

20 Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa nhã

22 Ngƣời lao động nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ từ cấp trên 22 Cấp trên lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của nhân viên 23 Cấp trên coi trọng tài năng và sự đóng góp của nhân viên 24 Nhân viên đƣợc đối xử công bằng

25 Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành tốt

Đồng nghiệp

26 Đồng nghiệp thƣờng sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau 27 Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt

28 Đồng nghiệp của thân thiện, hòa đồng

29 Anh/chị học hỏi chuyên môn đƣợc nhiều từ các đồng nghiệp

Sự hài lòng công việc

1 Anh/chị hài lòng với công việc hiện tại

2 Anh/chị hoàn toàn cảm thấy thoải mái khi làm công việc của mình 3 Anh/chị sẽ giới thiệu Công ty có là một nơi làm việc tốt

4 Anh/chị muốn gắn bó lâu dài với Công ty

b. Phương pháp sử dụng và cách thức tiến hành nghiên cứu sơ bộ

Phƣơng pháp tác giả sử dụng nghiên cứu sơ bộ là tham khảo ý kiến chuyên gia (phỏng vấn nhóm). Tác giả mời 10 ngƣời để phỏng vấn. Trong đó có 2 quản lý (đơn vị hành chính và đơn vị máy móc thiết bị), và 8 nhân viên trong đó 5 nhân viên ở các phòng ban, 3 công nhân làm việc tại công trƣờng. Mỗi đối tƣợng tác giả phải gặp riêng vì do đặc thù công việc nên khó mời tập

hợp các đối tƣợng lại với nhau, hơn để tìm hiểu sâu hơn ý kiến của từng nhóm đối tƣợng.

Công cụ sử dụng trong phỏng vấn sơ bộ là biên bản phỏng vấn sâu và bảng câu hỏi dự thảo từ các thang đo lƣờng dự kiến.

Nội dung của nghiên cứu sơ bộ là tìm hiểu những yếu tố, những chính sách có thể ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc của ngƣời lao động. Sau đó tác giả ghi nhận những yếu tố mới và những yếu tố cùng quan điểm mà luận văn đƣa ra. Trong cuộc phỏng vấn nhóm tác giả cũng xin ý kiến của các nhân viên, các nhà quản lý về các biến số để đo lƣờng các nhân tố. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong 1-2 giờ đồng hồ. Kết thúc phỏng vấn nhóm, các thành viên cùng tác giả đã có đƣợc sự nhất trí cao về các tiêu chí và thống nhất đƣợc các nội dung bổ sung, sửa đổi. Đây là cơ sở quan trọng trong việc thiết kế thang đo chính phục vụ nghiên cứu định lƣợng của luận văn.

c. Kết quả nghiên cứu sơ bộ và giải thích các yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy đối tƣợng đƣợc mời phỏng vấn đều hiểu đƣợc nội dung của các phát biểu dùng để đo lƣờng từng khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Đồng thời, họ cũng đã điều chỉnh một số nội dung của các phát biểu cho phù hợp và dễ hiểu hơn. Sau khi thang đo đƣợc hiệu chỉnh, những ngƣời đƣợc phỏng vấn cho rằng các phát biểu này đã thể hiện đúng và đầy đủ những suy nghĩ của họ.

Dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ, cũng nhƣ tham khảo các thang đo từ các nghiên cứu đi trƣớc, tác giả đã hiệu chỉnh, bổ sung và xây dựng thang đo hoàn chỉnh cho các yếu tố trong mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

* Thành phần bản chất công việc

Hầu hết những ngƣời đƣợc hỏi cho rằng những yếu tố về bản thân công việc, tính chất công việc cũng ảnh hƣởng nhiều đến mức độ hứng thú cũng

nhƣ có tác dụng khuyến khích họ hết mình vì công việc hơn. Trong 4 biến số mà tác giả đƣa ra, những ngƣời đƣợc hỏi nhân thấy 2 biến “Công việc đang làm rất thú vị” và “Công việc có nhiều thách thức” không ảnh hƣởng nhiều đến sự hài lòng trong công việc. Những ngƣời đƣợc hỏi cũng đề xuất bổ sung thêm 2 biến số nữa đó là “Kết quả công việc đƣợc ghi nhận đầy đủ và rõ ràng” và “Khi công việc hoàn thành tốt, sẽ đƣợc Công ty rất hoan nghênh”, theo ý kiến của những ngƣời này đây cũng là những biến số quan trọng ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc của ngƣời lao động. Ý kiến này cũng nhận đƣợc sự đồng tình cao của những thành viên còn lại.

Nhƣ vậy, thành phần thuộc bản chất công việc đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến số và đƣợc mã hóa nhƣ sau:

WO1: Công việc hiện tại cho phép/chị sử dụng tốt các năng lực cá nhân WO2: Việc phân chia công việc ở công ty là hợp lý

WO3: Kết quả công việc đƣợc ghi nhận đầy đủ và rõ ràng

WO4: Khi công việc hoàn thành tốt, sẽ đƣợc công ty rất hoan nghênh

* Thành phần đào tạo và thăng tiến

Nhấn mạnh đến những vấn đề liên quan đến nhận thức của ngƣời lao động về cơ hội đào tạo, phát triển các năng lực cá nhân và cơ hội đƣợc thăng tiến trong tổ chức. Ngƣời lao động muốn biết đƣợc những thông tin về điều kiện, cơ hội, chính sách thăng tiến của công ty, cơ hội đƣợc đào tạo và phát triển những kỹ năng cần thiết, định hƣớng nghề nghiệp cho họ. Các khía cạnh về cơ hội đào tạo và thăng tiến đƣợc xem xét nhƣ: Ngƣời lao động biết đƣợc những điều kiện để thăng tiến; Công ty tạo nhiều cơ hội để thăng tiến; Công ty tạo nhiều cơ hội để ngƣời lao động đào tạo, phát triển bản thân.

Những công nhân làm việc ở Công trƣờng không có ý kiến về vấn đề này, tuy nhiên 8 ngƣời còn lại điều cho các thang đo về đào tạo và thăng tiến cũng là một nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của họ. Những ngƣời

đƣợc hỏi cũng có sự thống nhất cao với các biến số mà đề tài đƣa ra. Thành phần này đƣợc mã hóa nhƣ sau:

PRO 1: Anh/chị đƣợc biết những điều kiện để đƣợc thăng tiến. PRO2: Công ty tạo cho anh/chị nhiều cơ hội để thăng tiến.

TRA 3: Công ty tạo cho anh/chị nhiều cơ hội để đào tạo, phát triển bản thân.

*Thành phần lương, phúc lợi

Trong mô hình ban đầu tác giả đề xuất nhân tố lƣơng, phúc lợi với 7 nhân tố. Hầu hết những ngƣời đƣợc phỏng vấn cũng điều cho rằng yếu tố này ảnh hƣởng nhiều đến động lực làm việc của ngƣời lao động. Một số ý kiến của ngƣời đƣợc hỏi cho rằng nên tách nhân tố này ra thành 2 nhân tố là “Lƣơng” và “Phúc lợi công ty”, tác giả cũng đã thống nhất với quan điểm này và xin ý kiến đóng góp về diễn giải ý nghĩa và các biến số của thuộc 2 thành phần. Kết quả của cuộc thảo luận nhƣ sau:

- Thành phần “Lương”: Nhấn mạnh đến sự cảm nhận của ngƣời lao động về chính sách lƣơng của công ty, tiền lƣơng ở đây bao gồm các khoản thu nhập khác nhƣ thƣởng, tăng ca... Các tiêu chí để đo yếu tố tiền lƣơng nhƣ: Tiền lƣơng, thƣởng tƣơng xứng với kết quả làm việc; Ngƣời lao động có thể sống hoàn toàn dựa vào các thu nhập từ công ty; Tiền lƣơng, thƣởng đƣợc trả công bằng; Chính sách lƣơng, thƣởng của Công ty rõ ràng và hợp lý. Những ngƣời đƣợc phỏng vấn còn bổ sung thêm một tiếu chí là “Tiền lƣơng đƣợc trả đầy đủ và đúng hạn”. Ý kiến này cũng đã đƣợc sự nhất trí cao và đƣợc tác giả bổ sung thêm. Nhƣ vậy nhân tố tiền lƣơng đƣợc đo lƣờng bởi 5 tiêu chí đƣợc mã hóa nhƣ sau:

IN1: Tiền lƣơng, thƣởng tƣơng xứng với kết quả làm việc.

IN 2: Anh/chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty. IN 3: Tiền lƣơng, thƣởng đƣợc trả công bằng.

IN 4: Tiền lƣơng đƣợc trả đầy đủ và đúng hạn.

IN 5: Chính sách lƣơng, thƣởng của Công ty rõ ràng và hợp lý.

- Thành phần “Phúc lợi”: Nhấn mạnh đến cảm nhận của ngƣời lao động về những lợi ích nhận đƣợc từ công ty ngoài khoản tiền mà họ kiếm đƣợc. Lợi ích từ phúc lợi các tác động về mặt tinh thần hoặc vật chất. Những ngƣời đƣợc hỏi cũng thống nhất với 3 tiêu chí mà tác giả đƣa ra. Thành phần phúc lợi đƣợc mã hóa nhƣ sau:

WE1: Công ty có nhiều hoạt động thể hiện quan tâm chu đáo đến ngƣời lao động trong các dịp lễ, tết, ốm đau, cƣới hỏi...

WE 2: Công ty thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. WE 3: Chính sách phúc lợi của công ty rõ ràng và hữu ích.

* Thành phần “Điều kiện làm việc”

Theo những ngƣời đƣợc phỏng vấn, những yếu tố thuộc điều kiện làm việc ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe, sự tiện lợi kể cả tâm lý của ngƣời lao động. Nếu Công ty thực hiện những yếu tố này tốt cũng có tác dụng tạo động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Năm tiêu chí mà tác giả đƣa ra để đo lƣờng thành phần này nhận đƣợc sự nhất trí cao tại cuộc phỏng vấn. Ngoài ra theo những ngƣời phỏng vấn “Chính sách kỷ luật khéo léo, hợp lý” cũng có tác dụng thúc đẩy động lực làm việc. Thành phần này đƣợc mã hóa nhƣ sau:

CON1: Nơi làm việc hiện tại đảm bảo đƣợc tính an toàn và thoải mái. CON 2: Công việc không đòi hỏi thƣờng xuyên phải làm ngoài giờ. CON 3: Công việc ổn định, không phải lo lắng về mất việc làm.

CON 4: Có đầy đủ các phƣơng tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho công việc.

CON 5: Công ty hoạt động hiệu quả.

* Thành phần cấp trên

Nhấn mạnh đến cảm nhận của ngƣời lao động liên quan đến hành vi, quan hệ với cấp trên trong công việc tại nơi làm việc, sự khuyến khích và hỗ trợ của cấp trên để có thể biết đƣợc phạm vi trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc. Các khía cạnh đƣợc xem xét nhƣ: Tác phong của cấp trên; ngƣời lao động nhận đƣợc nhiều sự hỗ trợ từ cấp trên; cấp trên lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của ngƣời lao động; cấp trên coi trọng tài năng và sự đóng góp; ngƣời lao động đƣợc đối xử công bằng; cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành.

Tại cuộc phỏng vấn những ngƣời đƣợc hỏi cũng đã thống nhất cao với các tiêu chí mà tác giả đề xuất. Các tiêu chí thuộc thành phần này đƣợc mã hóa nhƣ sau:

MA1: Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa nhã

MA 2: Ngƣời lao động nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ từ cấp trên MA 3: Cấp trên lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của nhân viên MA 4: Cấp trên coi trọng tài năng và sự đóng góp của nhân viên MA 5: Nhân viên đƣợc đối xử công bằng

MA 6: Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành tốt

* Thành phần đồng nghiệp

Nhấn mạnh đến cảm nhận của ngƣời lao động liên quan đến hành vi, quan hệ với đồng nghiệp trong công việc tại nơi làm việc, sự phối hợp và giúp đỡ nhau trong công việc với các đồng nghiệp. Các khía cạnh đƣợc xem xét nhƣ: Đồng nghiệp thƣờng sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau; các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt; đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng; học hỏi chuyên môn nhiều từ các đồng nghiệp. Những tiêu chí này cũng đƣợc sự đồng thuận cao trong cuộc phỏng vấn. Các tiêu chí thuộc thành phần này đƣợc mã hóa nhƣ sau:

COL1: Đồng nghiệp thƣờng sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau. COL 2: Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt.

COL 3: Đồng nghiệp của thân thiện, hòa đồng.

COL 4: Anh/chị học hỏi chuyên môn đƣợc nhiều từ các đồng nghiệp

* Thành phần hài lòng công việc

Sự hài lòng của một ngƣời lao động rất khó đo lƣờng, việc xác định sự hài lòng thƣờng thông quá thái độ và hành vi của ngƣời lao động trong công việc. Qua phỏng vấn những ngƣời quản lý và nhân viên về thành phần hài lòng công việc thống nhất đƣợc quan điểm nhƣ sau: Một ngƣời lao động thể hiện mức độ hài lòng công việc thông qua mức độ hài lòng của họ đối với công việc hiện tại, họ có cảm thấy thoải mái khi thực hiện công việc của mình, họ sẽ giới thiệu với ngƣời khác Công ty là môi trƣờng làm việc tốt và mong muốn đƣợc gắn bó lâu dài với Công ty. Tác giả cũng đã xác định 4 tiêu chí này để đo lƣờng mức độ tạo động lực làm việc và mã hóa nhƣ sau:

SAT 1: Anh/chị hài lòng với công việc hiện tại.

SAT 2: Anh/chị hoàn toàn cảm thấy thoải mái khi làm công việc của mình.

SAT 3: Anh/chị sẽ giới thiệu Công ty là nơi làm việc tốt. SAT 4: Anh/chị muốn gắn bó lâu dài với Công ty.

Ngoài các ý kiến thảo luận đóng góp về các nhân tố và tiêu chí, những ngƣời đƣợc mời phỏng vấn cũng góp ý về cách hành văn, lỗi chính tả trong bảng câu.

Những ý kiến đóng góp đều đƣợc tác giả sàng lọc và làm cơ sở để chỉnh sửa lại mô hình, thang đo lƣờng và bảng câu hỏi.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của người lao động tại công ty hông khăm tại tỉnh xekoong (Trang 49 - 57)