Phƣơng pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của người lao động tại công ty hông khăm tại tỉnh xekoong (Trang 61 - 64)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu

a.Phương pháp thống kê mô tả

Là phƣơng pháp sử dụng các bảng tần suất để đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê nhƣ: phần trăm, giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (Std Deviation) của các biến quan sát, sử dụng các bảng tần suất mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu...

b. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Các thang đo đƣợc đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại các biến rác trƣớc, các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

c. Phương pháp phân tích nhân tố EFA- Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá dùng đề rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có phụ thuộc lẫn nhau (ít nhiều có tƣơng quan nội tại lẫn nhau) thành những đại lƣợng đƣợc thể hiện dƣới dạng mối tƣơng quan theo đƣờng đƣờng thẳng gọi là nhân tố (factor), ít biến hơn những vẫn chứa đựng những thông tin của tập biến ban đầu.

+ Xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố: Sử dụng trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)

Nếu trị số KMO từ 0.51: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu đã cho.

Nếu trị số KMO < 0.5: phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

lƣợng đại diện cho phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố. Trị số Eigenvalue > 1 thì việc tóm tắt thông tin mới có ý nghĩa.

+ Factor loading là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading > .30 đƣợc xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > .40 đƣợc xem là quan trọng, > .50 đƣợc xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair và cộng sự (1998, 111) cũng cho rằng: nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading > .30 thì cỡ mẫu ≥ 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn Factor loading > .50, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading phải > .75.

d. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan

Nhiệm vụ của phân tích hồi quy tƣơng quan là: xác định các phƣơng trình (mô hình) hồi quy để phản ánh mối liên hệ (mô hình hồi quy đơn phản ánh mối liên hệ tuyến tính hoặc phi tuyến tính giữa 2 tiêu thức; mô hình hồi quy bởi phản ánh mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân với một tiêu thức kết quả); Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tƣơng quan thông qua việc tính toán các hệ số tƣơng quan tuyến tính, tỷ số tƣơng quan, hệ số tƣơng quan bội, hệ số xác định…

Phƣơng pháp này nhằm xác định mối liên hệ giữa các biến là: Biến phụ thuộc sự hài lòng công việc của ngƣời lao động và biến độc lập là các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng việc của ngƣời lao động tại Công ty TNHH Hông Khăm, tỉnh Xê Koong: Bản chất công việc, lƣơng thƣởng, máy móc thiết bị, an toàn lao động, đồng nghiệp, lãnh đạo…

e. Kiểm định One-way ANOVA

Giả sử biến đƣợc chia nhóm theo một tiêu thức nào đó. Mức ý nghĩa đƣợc chọn  = 0,05 và  = 0,01.

Gọi xij là giá trị của biến định lƣợng đang nghiên cứu tại quan sát thứ j thuộc nhóm thứ i. x 1, x 2, x 3... x k là các trung bình nhóm và  1,  2,

 3 ...  n là các trung bình thực của các nhóm sau khi đƣợc phân chia theo tiêu thức đó.

Giả thiết của kiểm định:

+ H0 :  1 = 2 =  3 = ... =  n: Không có sự khác biệt giữa các trung bình nhóm theo tiêu thức đƣợc phân loại.

+ H1 : Tồn tại ít nhất một giá trị trung bình của nhóm thứ i khác ít nhất một giá trị của một nhóm khác trong số các nhóm còn lại.

+ Nếu sig của ANOVA >  thì kết luận rằng không có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê giữa các trung bình nhóm của biến đƣợc phân chia đó.

+ Nếu sig của ANOVA <  thì bác bỏ giả thiết H0 nghĩa là có sự khác biệt giữa trung bình các nhóm của biến đó một cách có ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2 tác giả đã giới thiệu sơ lƣợt về Công ty Hông Khăm, tỉnh Xê Koong. Bên cạnh đó, trong chƣơng 2 cũng xác định các nội dung căn bản về thiết kế nghiên cứu của đề tài nhƣ quy trình nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ, thang đo, mẫu nghiên cứu,.. Trong đó có hai nội dung quan trọng là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu định lƣợng.

Nghiên cứu sơ bộ là bƣớc quan trọng để tác giả rà soát lại các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc của ngƣời lao động tại Công ty Hông Khăm. Từ cơ sở nghiên cứu sơ bộ đã giúp cho tác giả hoàn thiện lại bảng câu hỏi và tổ chức nghiên cứu thực hiện tại Công ty. Sau khi khảo sát các bảng câu hỏi thu về đƣợc mã hóa, nhập liệu và xử lý chủ yếu trên phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Kết quả báo cáo từ cuộc khảo sát sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng tiếp theo

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chƣơng này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu gồm có các phần: Mô tả mẫu điều tra, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình nghiên cứu bằng hồi quy tuyến tính, kiểm định các giả thuyết của mô hình. Phân tích mô tả và phân tích phƣơng sai ANOVA đối với các thang đo ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của người lao động tại công ty hông khăm tại tỉnh xekoong (Trang 61 - 64)