6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5. Mẫu điều tra và thang đo
a. Mẫu nghiên cứu
Kích thƣớc mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập đƣợc và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên chung khác nữa là mẫu càng lớn th độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thƣớc mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thội gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có đƣợc.
Đối với đề tài này, do các giới hạn về tài chính và thời gian kích thƣớc mẫu sẽ đƣợc xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu của nghiên cứu.
Theo Tabachnick & Fidell (1991) để phân tích hồi quy đạt đƣợc kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n 8k + 50 (dẫn theo Hồ
Minh Sánh, 2010).
Trong đó: n là kích cỡ mẫu; k là số biến độc lập của mô hình. Với mô hình của nghiên cứu k = 7 => n 8 * 7 + 50 = 106
Do vậy nghiên cứu thực hiện với kích thƣớc mẫu khoảng 110 đƣợc xem là phù hợp.
Tác giả dự kiến gặp phỏng vấn và phát bảng câu hỏi các nhân viên thƣờng trực tại Công Ty TNHH Hông Khăm Tỉnh Xê Koong, thuộc quốc lộ 16 Nhà số 14 (tổ 09) Huyện La Mam tỉnh XêKoong miền Nam Lào và tại các công trƣờng thuộc các Công trình mà công ty đang thi công.
Một số bảng câu hỏi gửi qua mail và phỏng vấn qua điện thoại do đặc thù công việc của các ngƣời lao động phải di chuyển nhiều và hay đi công tác xa.
Thời gian khảo sát từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2015.
b. Xác định thang đo
Trong bảng câu hỏi tác giả sử dụng các loại thang đo định danh và thang đo thứ tự cho các câu hỏi thuộc thông tin cá nhân ngƣời lao động.
Thang đo khoảng đƣợc sử dụng chủ yếu trong luận văn. Tác giả sử dụng thang đo này bằng việc thiết kế các câu dƣới dạng thang điểm Likert. Thang điểm này đƣợc sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu khoa học nhất là lĩnh vực xã hội. Thang điểm này do Rennis Likert (1932) giới thiệu. Ông đã đƣa ra loại thang đo 5 mức độ phổ biến từ 1 - 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của ngƣời trả lời.
Với thang đo Liker 5 điểm, các tiêu chí đƣợc tính điểm từ 1- 5 với (1) Hoàn toàn không đồng ý , (2) Không đồng ý, (3) Phân vân, không ý kiến (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý. Khi đó:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 Nhƣ vậy ta có các giá trị trung bình ứng với mức ý nghĩa sau:
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1,00 - 1,80 Hoàn toàn không đồng ý 1,81 - 2,60 Không đồng ý
2,61 - 3,40 Phân vân, không ý kiến 3,41 - 4,20 Đồng ý
4,21 - 5,00 Hoàn toàn đồng ý