8. Tổng quan tài liệu
1.4.4. Đặc điểm của chuyên ngành kế toán
Một định nghĩa về kế toán được chấp nhận trong suốt thời gian qua là định nghĩa được trình bày trong “Báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản” ban hành bởi Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ: “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo
lường, và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử dụng thông tin”
Theo Luật kế toán Việt Nam 2003 “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”
Từ những khái niệm về kế toán nêu trên giải thích cho việc sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có những khả năng: Tổ chức điều hành công tác kế toán, kiểm toán nội bộ và tài chính ở mọi loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế; Có khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán và am hiểu quy trình công nghệ kế toán; Có khả năng phân tích, tổng hợp các sự kiện trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp làm công tác kế toán – kiểm toán ở tất cả các “phần thực hành kế toán” cho đến “kế toán tổng hợp” trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng, các bộ phận chức năng về kế toán và kiểm toán tại các cơ quan Bộ, ngành, các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác.
* Lý do ngƣời học chọn học ngành Kế toán
Ngành được trang bị kiến thức đa năng
Học kế toán đồng nghĩa với việc sinh viên luôn được tiếp cận với tri thức hiện đại của thế giới trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Đặc biệt, với nhiều trường, yêu cầu tốt nghiệp của sinh viên hệ chính quy là phải có trình độ tiếng Anh, đây là lợi thế để sinh viên đi xin việc sau này.
Bên cạnh khối lượng kiến thức, học kế toán ít nhiều rèn cho người học tính cẩn thận, chu đáo, kỹ năng phân tích và xử lý các tình huống phát sinh trong kinh tế tài chính đặc thù mà không có ngành nào cạnh tranh được, khả năng bao quát vấn đề, nhìn xa trông rộng của một người lãnh đạo. Nếu là người thích số học và đam mê với các con số để nhập liệu, người học nên chọn vào ngành này.
Xã hội đòi hỏi nhân lực dồi dào
Hiện nay cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành kế toán vẫn đang rộng mở, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay, kinh tế thị trường mở ra nhiều doanh nghiệp, kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Ngành làm được ở nhiều vị trí
Tại các cơ sở đào tạo ngành kế toán, sinh viên sẽ được học theo diện rộng với tên gọi chung là kế toán - kiểm toán hoặc chuyên sâu như kế toán doanh nghiệp, kế toán - kiểm toán quốc tế, kế toán - kiểm toán, kế toán - tin học...Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm được ở hầu hết vị trí tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ. Một số tên gọi trong các lĩnh vực mà bạn có thể làm: kế toán viên, kiểm soát viên, kiểm soát viên thuế, nhân viên thuế, chuyên viên định phí bảo hiểm, chuyên viên tư vấn tài chính, người môi giới bảo hiểm, nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới chứng khoán, chuyên viên quản lý kênh phân phối, giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên quản lý dự án...
Như vậy, ngành kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên hiện nay ngành này đang có mức cung lớn hơn cầu. Một điều dễ nhận thấy là ở các trường đại học, cao đẳng là sự phân bố lượng kiến thức không đồng đều: khối kiến thức chung mang nặng tính lý thuyết giáo điều, trong khi khối kiến thức chuyên ngành lại bị xé lẻ. Trong khi các doanh nghiệp thì lại muốn tuyển những người có thể làm công việc chuyên môn được ngay để giảm bớt chi phí đào tạo.
Từ đó trên ta thấy học lý thuyết vẫn chưa đủ với một sinh viên ngành kế toán mà chúng ta cần phải thực hành nhiều hơn, cho dù bạn là thủ khoa của
một trường nhưng không có kinh nghiệm thực tế thì vẫn là con số 0 đối với các nhà tuyển dụng. Thực hiện được điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và qua đó nâng cao sự hài lòng của người học.
Tóm tắt Chƣơng 1
Chương này đã trình bày những nội dung cơ bản về dịch vụ, chất lượng, chất lượng dịch vụ đào tạo và lý thuyết sự hài lòng nói chung và sự hài lòng của sinh viên kế toán nói riêng. Đồng thời đã trình bày các mô hình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng, làm cơ sở để lựa chọn mô hình nghiên cứu thích hợp.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT KON TUM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO VÀ SỰ HÀI LÕNG CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trƣờng Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Kon Tum
Tiền thân của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum là Trường Tài Chính tỉnh Gia Lai –Kon Tum, được thành lập năm 1976.
Từ năm 1976 -1986 : Trường Tài chính tỉnh Gia Lai- Kon Tum.
Năm 1984 Sau khi sát nhập với Trường Thống Kê – Kế hoạch, trường được đổi tên thành trường Nghiệp vụ Kinh tế tỉnh Gia Lai Kon Tum ( Trực thuộc Sở Tài Chính Gia lai Kon Tum).
Năm 1986 nâng cấp lên thành Trường Trung Học Kinh tế tỉnh Gia lai - Kon Tum.
Năm 1988 UBND Tỉnh Gia Lai – Kon Tum cho phép sáp nhập 4 Trường TH Nông nghiệp, Quản lý Nông nghiệp, Công nhân Cơ khí Nông nghiệp, Kỹ thuật Thủy lợi thành Trường TH Nông nghiệp.
Năm 1992 sát nhập với các trường Trung Học Nông nghiệp và Trường Công nhân Lái xe thành Trường Trung Học Kỹ Thuật Tổng hợp Tỉnh Kon Tum.
Năm 1995 UBND Tỉnh Kon Tum ra Quyết định số: 120/QĐ-UB thành lập Trường TH Kinh tế - Kỹ thuật Tổng hợp trên cơ sở hợp nhất Trường TH Quản lý Hành chính – Kinh tế và Trường TH Kỹ thuật Tổng hợp.
Đến tháng 3 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Quyết định số 1100/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/3/2006 thành lập trường Cao đẳng Kinh tế-
Kỹ thuật Kon Tum trên cơ sở nâng cấp trường TH.Kinh tế - Kỹ thuật TH Kon Tum.
Đến nay Trường đã trải qua 35 năm hình thành và phát triển, trường đã đào tạo được gần 50.000 HSSV trên các ngành, các lĩnh vực, đóng góp vào sự nghiệp phát triển KT - XH của tỉnh Kon Tum, khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh của nước CHDCND Lào. Nhiều HS-SV của trường đang đảm trách các cương vị lãnh đạo, cán bộ chủ chất của tỉnh, các cơ quan, ban, ngành, doanh nhiệp.
Trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III (năm 1996), Huân chương lao động hạng II ( Năm 2006), Huân chương Lao động hạng I (2010) và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Ngoài ra trong công tác đào tạo Nhà trường còn được tặng thưởng nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND tỉnh Kon Tum cho những cán bộ, giảng viên, giáo viên có thành tích cao trong công việc. Đảng bộ Nhà trường liên tục được công nhận “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”.
2.1.2. Đặc điểm về lao động của Trƣờng
- Tổng số cán bộ công nhân viên, giảng viên và giáo viên của Trường tính đến thời điểm nghiên cứu hiện nay tổng số CBVC, GV của nhà trường là 136 người. Trong đó biên chế là 110, hợp đồng là 26 người. Tổng số giảng viên và giáo viên là 91 người, cán bộ quản lý và nhân viên là 45 người ( trong số cán bộ quản lý đó có tham gia giảng dạy là 9 người).
- Khoa Kinh tế hiện nay có 20 giáo viên, trong đó Tổ Kế toán có 10 giáo viên chiếm tỷ lệ 50%, tổ quản trị có 4 giáo viên, chiếm tỷ lệ 20% và tổ cơ sở có 6 giáo viên, chiếm tỷ lệ 30%. Sở dĩ có sự chênh lệch về số lượng giáo viên ở các tổ là vì chuyên ngành kế toán là chuyên ngành chủ lực của Khoa Kinh tế nên cần có nhiều giáo viên có chuyên ngành kế toán để đảm nhiệm giảng dạy các môn học cho chuyên ngành này.
Bảng 2.1. Số lƣợng cán bộ công nhân viên, giáo viên của Trƣờng STT Bộ phận Tổng số (ngƣời) Nam (ngƣời) Nữ (ngƣời)
1 Ban giám hiệu 3 3 0
2 Phòng Tổ chức CTCT&QLSV 7 6 1 3 Phòng Đào tạo và NCKH 10 7 3 4 Phòng Hành chính – Quản trị 16 9 7 5 Phòng Khảo thí & KĐCL 6 2 4 6 Tổ Tài vụ - Kế toán 4 1 3 7 Khoa cơ bản 31 11 20 8 Khoa kinh tế 20 4 16
9 Khoa nông lâm 24 13 11
10 Khoa cơ điện – tin học 16 14 2
Tổng 137 70 67
( Nguồn: Phòng tổ chức CTCT&QLSV)
- Đặc điểm lao động của nhà trường phân bố theo trình độ
Theo báo cáo tổng kết năm học 2014- 2015 của nhà trường tổng số CBVC hiện nay của nhà trường 137 người, trong đó : trình độ thạc sỹ: 42, đại học: 77, cao đẳng: 03, trung cấp : 15.
Khoa kinh tế hiện nay có 08 giáo viên có trình độ thạc sỹ, 05 giáo viên đang đi học thạc sỹ và có 01 giáo viên đang nghiên cứu sinh còn lại có trình độ đại học. Đặc biệt tổ kế toán hiện đang có 04 thạc sỹ và 02 giáo đang đi học thạc sỹ và 01 giáo viên đang là nghiên cứu sinh. Với số lượng giáo viên có trình độ thạc sỹ ở tổ kế toán như hiện nay vẫn còn ít, dẫn tới mỗi giáo viên phải giảng dạy nhiều môn học nên ảnh hưởng đến tâm lý của người học cũng như chất lượng giảng dạy.
Nhà trường đã và đang xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên và giáo viên, đặc biệt đội ngũ giảng viên có trình độ trên đại học. Trong năm có 01 CBGV tiếp tục nghiên cứu sinh, 22 CBGV đi học cao học, 02 CBGV học lý luận chính trị cao cấp, 09 CBGV học đại học.
Thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện trình độ lao động Nhà trƣờng
0% 31% 56% 2% 11% Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện trình độ lao động của Nhà trƣờng 2.1.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà trƣờng
Bảng 2.2. Một số cơ sở, vật chất chủ yếu của nhà trƣờng
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng 2011 2012 2013 2014 2015 1 Phòng học lý thuyết - Số phòng - Diện tích Phòng m2 27 1.872 27 1.872 27 1.872 27 1.872 27 1.872 2 Xưởng thực hành - Số phòng - Diện tích Phòng m2 03 826 03 826 03 826 03 826 03 826 3 Phòng làm việc - Số phòng - Diện tích Phòng m2 16 1.640 16 1.640 16 1.640 16 1.640 16 1.640 4 Phòng học thực hành - thí nghiệm - Số phòng - Diện tích Phòn1qg m2 10 1.812 10 1.812 10 1.812 10 1.812 10 1.812
5 Thư viện - Số phòng - Diện tích Phòng m2 2 724 2 724 2 724 2 724 2 724 6 Kí túc xá - Số phòng - Diện tích Phòng m2 80 4060 80 4060 80 4060 80 4060 80 4060 7
Khu nội trú cho giáo viên - Số phòng - Diện tích Phòng m2 20 428 20 428 20 428 20 428 20 428 8 Khu thể thao m2 6851 6851 6851 6851 6851 9 Phòng lắp đặt máy chiếu cố định Phòng 3 3 3 5 5 10 Số máy tính bàn phục vụ
cho văn phòng, khoa Bộ
70 70 76 80 84
11 Số máy tính xách tay phục
vụ văn phòng, khoa
Cái 20 20 20 24 24
12 Số máy chiếu đa năng Cái 10 16 16 27 27
(Nguồn:Phòng hành chính – quản trị)
Điều kiện cơ sở vật chất như hiện nay tương đối đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu học tập của sinh viên chuyên ngành kế toán nói riêng và toàn trường nói chung. Do nhà trường được xây dựng mới vào năm 2007 nên nhìn chung cơ sở vật chất nhà trường đã đáp ứng được đầy đủ, khang trang. Hiện nay Nhà trường đã có đầy đủ phòng học lý thuyết và thực hành, khu nhà xưởng thực tập cho sinh viên, khu hiệu bộ bố trí làm việc cho các phòng khoa, thư viện, khu ký túc xá cho sinh viên, khu nội trú cho giáo viên...Trong những năm gần đây nhà trường đã chú trọng đầu tư vào việc mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo để đáp ứng yêu cầu ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Hiện trường đã lắp đặt hệ thống màn chiếu, máy chiếu đa năng cho một số phòng học cố định để giảng dạy bằng phương pháp tích hợp; đầu tư mua sắm và cải tạo trang thiết bị, bàn ghế học sinh đạt chuẩn theo quy định. Đặc biệt là trong năm 2014 nhà trường đã xây dựng và hoàn
thiện phòng thực hành kế toán, trang bị thêm 10 máy tính để bàn cho phòng thực hành, trang bị bộ chứng từ kế toán cho sinh viên thực hành điều này có ý nghĩa thiết thực giúp nâng cao chất lượng các môn học chuyên ngành.
Nhà trường cần tiếp tục đầu tư nâng cấp ký túc xá, nhà thi đấu, sân vận động, hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và giải trí cho sinh viên.
Nhìn chung cơ sở vật chất hiện nay của Nhà trường đáp ứng khá đầy đủ cho nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong trường.
2.1.4. Đặc điểm về chƣơng trình đào tạo
Hiện nay Trường đã xây dựng 08 chương trình khung của bậc Cao đẳng và 10 chương trình khung của bậc TCCN theo quy định của Bộ GD-ĐT. Trên cở sở chương trình khung đó, phòng Đào tạo Nhà trường đã phối hợp cùng với các khoa, Tổ và giáo viên biên soạn đề cương chi tiết cho từng môn học.
Trên cơ sở chương trình khung của Bộ, Nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo cho học sinh, sinh viên chủ yếu lý thuyết, thiếu về sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết với thực hành. Với chương trình đào tạo Trường đã xây dựng chưa theo sát nhu cầu thực tiễn của xã hội, chưa đảm bảo tính cân đối về nội dung chương trình.
Nhà trường chưa chú trọng trong việc xây dựng chương trình đào tạo mà chỉ quan tâm đến điều chỉnh chương trình theo năm học dẫn đến chất lượng đào tạo cũng bị ảnh hưởng. Kết quả học tập của HS-SV đã phần nào phản ánh được chất lượng chương trình đào tạo không cao. Các chương trình đào tạo xây dựng phải có được sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết với thực hành trên cơ sở đó mới đảm bảo chất lượng đầu ra là tốt nhất. Hiện nay chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán còn mang tính lý thuyết, chưa chú trọng thực hành do vậy cần phải có biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng đào tạo cho trường cũng như đáp ứng nhu cầu toàn xã hội.
2.1.5. Đặc điểm về số lƣợng học sinh sinh viên của Nhà trƣờng Bảng 2.3. Số lƣợng HSSV của Nhà trƣờng phân theo nhóm ngành
(Nguồn: Phòng đào tạo)
Qua số liệu Bảng 2.3 ta thấy số lượng HSSV của Nhà trường cả hai bậc cao đẳng và trung cấp đều có xu hướng giảm, dẫn đến số HSSV toàn trường cũng có xu hướng giảm. Điều này đồng nghĩa quy mô đào tạo của Nhà trường
Nhóm ngành Số lƣợng (ngƣời) So sánh (ngƣời, tỷ lệ %) 2012 2013 2014 2015 2013 /2012 2014 /2013 2015 /2014 I. Bậc Trung cấp 406 313 293 232