KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kom tum (Trang 62 - 66)

8. Tổng quan tài liệu

2.6.KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Toàn bộ dữ liệu thu thập sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 20.0; Cụ thể được thực hiện qua các bước sau:

Một là: Làm sạch và mã hóa dữ liệu (Phụ lục 1.4)

Hai là: Tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố

khám phá

Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có hệ số tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng thể là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của các biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Và hệ số tương quan tổng phải lớn hơn 0,3. Theo Nunally & Burnstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và đương nhiên là loại bỏ khỏi thang đo.

Cụ thể hệ số Cronbach’s Alpha được xem xét trong các trường hợp: + 0,60 ≤ α < 0,70: Chấp nhận được (trong trường hợp nghiên cứu hoàn toàn mới hoặc mới trong bồi cảnh nghiên cứu)

+ 0,80 ≤ α < 0,90: Tốt

+ 0,90 ≤ α < 1,00: Chấp nhận được – khơng tốt

Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của trường có nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có tương quan với nhau nên cần được rút gọn để dễ dàng quản lý.

Theo Hair & ctg (1988) phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu.

Theo tác giả này, trong phân tích EFA, chỉ số Factor loading có giá trị lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tế. KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA, hệ số KMO lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 thì phân tích nhân tố được coi là phù hợp.

Theo Trọng và Ngọc (2005), kiểm định Bartlett (bartlett’s test) xem xét giả thiết Ho độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể. Nếu như kiểm định này có ý nghĩa thống kê, tức là Sig < 0,05 thì các quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Tóm lại trong phân tích nhân tố khám phá cần phải đáp ứng các điều kiện:

 Factor Loading > 0,5

 0,5 < KMO < 1

 Kiểm định Bartlett có Sig < 0,05

 Eigenvalue > 1

Ba là: Kiểm định mơ hình điều chỉnh thơng qua phân tích tương quan và

Mơ hình lý thuyết được kiểm định bằng phương pháp hồi quy bội với mức ý nghĩa 5%.

Phương pháp hồi quy bội được Pearson sử dụng lần đầu tiên năm 1908. Phân tích hồi quy là phương pháp thống kê nghiên cứu mối liên hệ của một biến phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập.

Mục đích của phân tích hồi quy là ước lượng giá trị của biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị của các biến độc lập đã cho. Cịn phân tích tương quan là đo cường độ kết hợp giữa các biến, nó cho phép đánh giá mức độ chặt chẽ của sự phụ thuộc giữa các biến.

Phương pháp hồi quy bội được vận dụng để nghiên cứu mối liên hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo do sinh viên cảm nhận, thường được thể hiện qua biến mức độ hài lòng của sinh viên. Mục tiêu của việc nghiên cứu nhằm chỉ ra các yếu tố nào có ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lịng của sinh viên nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng của các nhân tố ảnh hưởng, từ đó kỳ vọng sẽ nâng cao mức độ hài lịng chung.

Dị tìm sự vi phạm các giả định hồi quy bội gồm: Dị tìm vi phạm đa cộng tuyến thơng qua tính độ chấp nhận Tolerence và hệ số phóng đại VIF; Dị tìm vi phạm tính độc lập của sai số thông qua kiểm định hệ số Durbin Watson.

Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên theo các biến nhân khẩu học bằng phân tích ANOVA, T – test và kiểm định phi tham số, với mức ý nghĩa 5%.

Tóm tắt Chƣơng 2

Chương 2 này trình bày những nội dung chính sau: - Trình bày tổng quan về trường CĐ KTKT Kon Tum

- Xây dựng mơ hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường CĐ KTKT Kon Tum.

- Giới thiệu quy trình nghiên cứu bao gồm 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

- Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi.

- Phương pháp kiểm định thang đo: các thang đo trong nghiên cứu được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA.

- Kiểm định mơ hình điều chỉnh thơng qua phân tích tương quan và phân tích hồi quy bội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kom tum (Trang 62 - 66)