7. Kết cấu của luận văn
1.1. Giảm nghèo bền vững
1.1.2. Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
1.1.2.1. Khái niệm
Đề cập đến giảm nghèo trong đó luôn bao hàm xóa đói, và cũng giống như khái niệm nghèo, khái niệm giảm nghèo chỉ là tương đối. Giảm nghèo là một phạm trù cũng chỉ mang tính lịch sử, do đó chỉ có thể từng bước giảm nghèo chứ chưa thể xóa sạch được nghèo. Hiểu một các chung nhất, Theo Tiến sỹ Trần Thị Hằng, giảm nghèo được định nghĩa như sau: “Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống”[12, tr.33]. Nói một cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. Ở một khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có nhiều sự lựa chọn hơn để cải thiện mọi mặt đời sống.
bền vững hay giảm nghèo theo hướng bền vững. Tuy nhiên vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập đến khi nhắc đến sự phát triển bền vững. Có thể khẳng định rằng, giảm nghèo bền vững là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Đồng thời phát triển kinh tế bền vững là cơ sở, điều kiện để giảm nghèo bền vững. Do vậy, để tìm hiểu khái niệm về giảm nghèo bền vững chúng ta cần phải tìm hiểu rộng hơn về các vấn đề này, nó bao gồm các nội dung về giảm nghèo và phát triển bền vững.
Trước hết, thuật ngữ phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Thuật ngữ “phát triển bền vững” được Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN sử dụng lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới với nội dung: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” [13, tr.26]. Khái niệm này được sử dụng phổ biến hơn vào năm 1987 trong báo cáo của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED, trong báo cáo đã nêu rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến những khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ tương lai”[15, tr.29]. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ, cụ thể như sau:
- Kinh tế bền vững: có ý nghĩa quyết định trong phát triển bền vững. Đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế cần tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển xã hội bền vững và môi trường bền vững.
- Xã hội bền vững: đòi hỏi sự phát triển sự công bằng và xã hội phải chú trọng cho phát triển con người, tạo điều kiện cho tất cả mọi người có cơ hội phát triển tiềm năng và có điều kiện sống ngày càng tốt hơn.
- Môi trường bền vững: phải đảm bảo sự cân bằng giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sự phát triển xã hội và lợi ích của con người.
Trong tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh Rio+20 (12/2012) đã khẳng định: “không thể phát triển bền vững chừng nào thế giới còn đói nghèo và cùng khổ”[7, tr.11]. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc chúng ta thực hiện phát triển bền vững đồng thời với việc xoá đói giảm nghèo. Quan điểm của Nhà nước ta là không thể giúp người nghèo thoát nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống, v.v.. Đây là cách xoá nghèo nhanh nhưng chỉ tức thời, không bền vững. Như vậy, muốn giảm nghèo bền vững, Nhà nước, cơ quan chức năng trong thực hiện các chương trình giảm nghèo cần quan tâm đến việc phải cấp cho người nghèo một phương thức phát triển mới, để họ có thể tiếp cận và duy trì. Bên cạnh đó cần quan tâm đến sự hỗ trợ, ngăn ngừa và loại trừ các yếu tố gây rủi ro chứ không để xảy ra rủi ro sau đó đi khắc phục hậu quả. Đặc biệt, sự hỗ trợ giảm nghèo cần được ưu tiên cho các vùng có khả năng, điều kiện thoát nghèo nhanh và có thể lan toả sang các vùng lân cận.
Tuy chưa có một khái niệm chung, đầy đủ cho “giảm nghèo bền vững”, nhưng có thể hiểu là để giảm nghèo bền vững cần phải kết hợp và thoả mãn cả hai yêu cầu, đó là giảm nghèo và phát triển bền vững, điều đó thể hiện trên các khía cạnh tạo cơ hội cho người nghèo thoát nghèo, ổn định và không ngừng tăng thu nhập để không bị tái nghèo khi có các tác động bất lợi của tự nhiên và xã hội. Việc giảm nghèo phải đảm bảo được sự phát triển bền vững trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.
Như vậy, có thể hiểu giảm nghèo bền vững là quá trình giảm nghèo đảm bảo được sự cải thiện đồng thời của sự bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của một đất nước, một địa phương, một cộng đồng dân cư hay của một hộ gia đình.
Những năm qua, việc tập trung thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời sống người nghèo được cải thiện rõ rệt, Để tạo sự chuyển biến mới trong công tác giảm nghèo thời gian tới, Chính phủ quyết nghị về định hướng giảm nghèo bền vững với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo gồm chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung và chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù như sau:
- Về các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung:
+ Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo: Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ. Đồng thời thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả nước.
+ Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
+ Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng: Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo. Tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo.
+ Hỗ trợ về nhà ở: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người khuyết tật. Xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương để hỗ trợ nhà ở đối với người nghèo ở đô thị trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.
+ Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.
+ Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin: Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.
- Về các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù:
+ Hộ nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu tiên sau: Hộ nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên giới và các thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; Hộ
nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới không thuộc huyện nghèo trong thời gian chưa tự túc được lương thực được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;
+ Những đối tượng này có chính sách ưu đãi cao hơn về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn. Nhà nước mở rộng chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ gia đình sinh sống ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn học đại học. Đồng thời ưu tiên hỗ trợ nhà văn hóa cộng đồng, đưa thông tin về cơ sở, trợ giúp pháp lý miễn phí đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; Xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự án định canh định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai);
+ Tiếp tục và mở rộng thực hiện các chính sách ưu đãi đối với huyện nghèo, xã nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, bao gồm: Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện;
+ Ưu tiên đầu tư trước để hoàn thành, đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới đối với cơ sở trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi;
+ Ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn các công trình hạ tầng cơ sở theo tiêu chí nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã an toàn khu;
+ Mở rộng chương trình quân dân y kết hợp; xây dựng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo trên địa bàn biên giới; tăng cường bộ đội biên phòng về đảm nhiệm vị trí cán bộ chủ chốt ở các xã biên giới;
+ Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác phải tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các địa bàn này.
1.1.2.3. Vai trò của xóa đói giảm nghèo đối với phát triển kinh tế - xã hội
Giảm nghèo bền vững là bộ phận cấu thành quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội, nếu như công tác giảm nghèo nói chung, giảm nghèo bền vững nói riêng ở quốc gia nào đạt hiệu quả cao thì kinh tế - xã hội ở quốc gia đó phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của quốc gia, khu vực, ngược lại quốc gia nào không giải quyết được vấn đề đói nghèo thì quốc gia đó luôn ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững và có nguy cơ bất ổn về chính trị, xã hội. Do vậy, giảm nghèo bền vững có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, vừa là động lực vừa là mục tiêu trong tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.
Bên cạnh các chính sách nhằm đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững còn là một chính sách được ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Giảm nghèo bền vững có tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững là hai mặt của một vấn đề nhưng chúng có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau. Phát triển kinh tế - xã hội sẽ góp phần giảm nghèo bền vững và ngược lại, giảm nghèo bền vững sẽ tạo đà thúc đẩy quá trình phát trển kinh tế - xã hội.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo bền vững thể hiện những vai trò cơ bản sau:
Thứ nhất, giảm nghèo bền vững góp phần ổn định kinh tế chính trị, xã hội. Bởi bộ phận dân cư nghèo thường là những người ít có điều kiện để tiếp cận các dịch vụ cơ bản nên hiểu biết và nhận thức còn hạn chế, dễ tự ti mặc cảm và dễ bị kẻ xấu lợi dụng. giảm nghèo bền vững giúp nâng cao trình độ
dân trí, cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu để người dân hiểu biết chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, giảm nghèo bền vững giúp cho bộ phận dân cư nghèo nhận thức được việc phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu phấn đấu của tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp khác nhau. Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ của toàn dân tộc không kể giàu nghèo, địa vị sắc tộc…người nghèo cũng phải có trách nhiệm gánh vác nhiệm vụ với mọi người theo khả năng của mình. giảm nghèo bền vững bằng cách giáo dục, đào tạo, tuyên truyền để người nghèo có được hiểu biết và có kiến thức làm giàu để thoát nghèo đồng thời giáo dục tư tưởng cho người nghèo xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước, của cộng đồng, tự mình vươn lên làm giàu cho bản thân. Nghĩa là vận động, tuyên truyền, giáo dục thuyết phục để họ chủ động, tích cực tham gia phấn đấu vươn lên vì mục tiêu thoát nghèo của chính bản thân họ.
Thứ ba, giảm nghèo bền vững sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bộ phận dân cư nghèo. Giải quyết ngày một tốt hơn vấn đề việc làm cho người nghèo làm tăng thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng. Nâng cao hiệu quả của chính sách giảm