7. Kết cấu của luận văn
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.4.1. Thành tựu
Giảm nghèo bền vững đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể quan tâm, chỉ đạo trở thành nhiệm vụ, mục tiêu ưu tiên, được
cụ thể hóa thành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, kế hoạch của UBND các cấp và của từng đơn vị.
Hệ thống các chính sách về giảm nghèo đã được Trung ương, tỉnh và các địa phương ban hành khá đầy đủ và được triển khai thực hiện khá toàn diện; từ đó đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn.
Bên cạnh các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; các chương trình khác đã được lồng ghép, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội như: nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, các chính sách dạy nghề, khuyến nông, hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, trợ giúp pháp lý, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo.
Kết quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với việc đảm bảo an sinh xã hội. Tốc độ giảm nghèo thời gian qua được đánh giá là nhanh, vượt chỉ tiêu cả giai đoạn. Nhân dân trong tỉnh nói chung và người nghèo nói riêng ngày càng nhận thức đúng đắn, có ý thức tự phấn đấu vươn lên thoát nghèo, học hỏi cách làm ăn, thực hành tiết kiệm, tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.
Việc quán triệt, tuyên truyền tuyên truyền, phổ biến về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững đã được triển khai mạnh mẽ đến mọi tâng lớp nhân dân, các địa phương đã nhận thức rõ ý nghĩa, yêu cầu, mục tiêu về giảm nghèo trong chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện chương trình và có những cách làm mới như các huyện Lắk, M’Drắk... đã tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo UBND huyện, UBND xã, các cơ quan chức năng liên quan với người nghèo; thực hiện việc phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn giúp đỡ các thôn, buôn nghèo, các hộ nghèo; Ban Dân vận
Tỉnh ủy đã phối hợp để gắn công tác kết nghĩa thôn, buôn với công tác giảm nghèo...
Người nghèo đã được hỗ trợ cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập; một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập…). Về lâu dài, tác động của chương trình giúp người nghèo có được cơ hội tự vươn lên, tạo thu nhập để phát triển, vượt qua tình trạng nghèo đói, tự giải quyết những nhu cầu thiết yếu của gia đình và bản thân.
2.4.2. Hạn chế
Một là, Giảm nghèo chưa bền vững, số hộ nghèo phát sinh còn cao khi có các yếu tố bất lợi như: giá cả, thiên tai, bão lụt, đau ốm... giảm tỷ lệ hộ nghèo ở một số địa phương chưa đạt kế hoạch đề ra (như: Lắk, Krông Bông, Krông Năng). Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở một số địa phương còn cao: còn 18 xã và 46 thôn, buôn có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, đặc biệt có 5 thôn, buôn có tỷ lệ hộ nghèo trên 80%. Có 5 huyện (gồm Lắk, Krông Bông, M’Drắk, Buôn Đôn và Ea Súp) chưa có xã nào đạt tiêu chí 11 nông thôn mới (tỷ lệ hộ nghèo ≤7%).
Hai là, Tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo còn chậm, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
Ba là, Một số chính sách giảm nghèo chưa phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nên hiệu quả tác động chưa cao như: chính sách hỗ trợ nhà ở với mức hỗ trợ còn bình quân và thấp, chính sách hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ khi vay vốn để phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo để
mua cây giống, con giống theo quyết định 102/QĐ- TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ chưa thực sự hiệu quả, vì mức hỗ trợ thấp, người dân sau khi nhận kinh phí hỗ trợ sử dụng sai mục đích.
Bốn là, Theo chủ trương chỉ đạo của Trung ương về việc triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội cho hộ nghèo chỉ áp dụng cho hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập (N1), còn các hộ nghèo thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản (N2) hiện tại vẫn chưa có các chính sách hỗ trợ, dẫn đến việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người nghèo tại các địa phương gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện (như chính sách về BHYT...).
Năm là, Hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành đa số còn nặng tính bình quân, cào bằng; chưa thể hiện tính đặc thù của từng nhóm dân cư, vùng miền, đối tượng, nhất là nhóm các chính sách dân tộc. Còn nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo, ít chính sách hỗ trợ cộng đồng nên tạo nên sự so bì trong nhân dân và chưa khuyến khích được người nghèo vươn lên thoát nghèo, chưa tạo động lực làm chuyển biến, thay đổi về nhận thức và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Sáu là, Các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp đã được phân công phụ trách địa bàn để chỉ đạo, theo dõi và giám sát nhưng chưa thực hiện thường xuyên, kịp thời do một phần công việc chuyên môn và kinh phí hoạt động còn hạn chế. Cơ quan thường trực ngành Lao động – Thương binh và Xã hội còn bị động trong quá trình tổng hợp, báo cáo do các ngành, các cấp chưa thường xuyên, kịp thời báo cáo về để tổng hợp.
Bảy là, Trong đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo cơ sở vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Một số nơi trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, điều tra viên, trưởng thôn, buôn còn lúng túng bất cập, vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, chưa kiên quyết trong công tác điều tra, rà soát và bình xét hộ nghèo
dẫn đến tình trạng còn sai, sót hộ nghèo; một số xã việc quản lý số liệu hộ nghèo chưa thật chặt chẽ, dẫn đến tình trạng báo cáo số liệu hộ nghèo chưa thống nhất trong cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể.
Tám là, Cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện, cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi. Cán bộ, công chức ở huyện, xã, thôn, buôn chưa có đủ trình độ, năng lực, tâm huyết và kinh nghiệm trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo, đa số cán bộ cơ sở không thông thạo ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số nên khó khăn trong công tác triển khai, tuyên truyền và hướng dẫn các chủ trương, chính sách của Nhà nước đến hộ nghèo là người dân tộc thiểu số
Chín là, Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chương trình có lúc còn hình thức, chưa được tiến hành thường xuyên, chất lượng chưa cao nên vẫn còn sai sót trong thống kê, xác nhận, cấp phát chế độ hỗ trợ người nghèo; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh có lúc chưa kịp thời.
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế
Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Một là, Nguồn vốn các năm được giao chậm, ngân sách năm 2016 chuyển sang năm 2017 theo Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 22/02/2017 về việc giao dự toán bổ sung từ ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016; nguồn vốn thông báo sau tại Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 26/4/2017, Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 đến tháng 10/2017 mới được phân bổ chi tiết (Quyết định số 2857/QĐ-UBND ngày 12/10/2017); vốn sự nghiệp đối ứng của tỉnh cho Chương trình không có (theo quy định đối ứng tối thiểu 10%);
Hai là, Việc thực hiện Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một
số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ở một số địa phương còn lúng túng, thủ tục hồ sơ, công tác thẩm định còn mất nhiều thời gian; có những đơn vị gần cuối tháng 12/2017 mới có quyết định phê duyệt chủ trương (Quyết định số 3509/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 phê duyệt chủ trương đầu tư từ nguồn vốn thông báo sau cho huyện Ea Súp, Quyết định số 3674/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 phê duyệt chủ trương cho xã Cư San, huyện M’Đrắk).
Ba là, Do một số văn bản của Trung ương ban hành chưa kịp thời, làm ảnh hưởng đến việc phân bổ kinh phí và triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo như: Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135; Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11/7/2017 của Ủy ban dân tộc phê duyệt danh sách thôn thuộc diện đầu tư Chương trình 135; Thông tư số 18/2017/TT- BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo…
Bốn là, Cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm, coi trọng công tác giảm nghèo, do đó, chưa xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm, kế hoạch chưa cụ thể; chưa đối ứng nguồn vốn của huyện, xã cho Chương trình; chưa thường xuyên, quyết liệt trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; thiếu sự phối hợp giữa các phòng, ban liên quan.
Năm là, Nhiều đơn vị, địa phương chưa thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, do đó chưa có báo cáo hoặc báo cáo chưa đầy đủ hoặc quá chậm so với yêu cầu, nên các cơ quan chủ Chương trình, chủ dự án rất khó khăn trong việc tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương.
Sáu là, Do ảnh hưởng của cơn bão số 12 làm phát sinh 576 hộ nghèo và 831 hộ cận nghèo; đồng thời làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình và thực hiện giải ngân vốn năm 2017 tại một số địa phương như: M’Drắk, Krông Bông, Lắk, Ea Kar, Krông Năng.
Bảy là, Công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế, do đó vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận địa phương, hộ nghèo, trở thành rào cản của mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Tám là, Bản thân một bộ phận người nghèo vẫn tồn tại tư tưởng ỷ lại, an phận, thiếu phương án làm ăn cụ thể, thiếu quyết tâm vươn lên thoát nghèo, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; còn tồn tại tâm lý ngán ngại việc đăng ký thoát nghèo.
Chín là, bên cạnh đó, việc dân di cư tự do luôn gia tăng, chưa được bố trí vào vùng quy hoạch, chủ yếu là tự phát, việc quản lý hộ nghèo, giải quyết việc làm và đầu tư thực hiện chính sách hỗ trợ đối với vùng di cư tự do gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
Tiểu kết chương 2
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xác định công tác giảm nghèo là một trong những chương trình mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đắk Lắk. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, hiện nay công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhìn chung còn nhiều thách thức, tồn tại, hạn chế như: Số hộ nghèo phát sinh còn cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở một số địa phương chưa đạt kế hoạch đề ra, còn một số xã tại các huyện trên địa bàn tỉnh chưa đạt tiêu chí nông thôn mới, tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo còn chậm, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên trách lĩnh vực giảm nghèo còn nhiều bất cập, huy động nguồn lực còn hạn chế, công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện chưa được đảm bảo và thường xuyên.
Thực trạng, hạn chế trên tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau như: điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk, trình độ dân trí không đồng đều, công tác tuyên truyền còn hạn chế, đội ngũ cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ còn yếu kém; ngân sách nhà nước hỗ trợ cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo chưa được đảm bảo…
Với tình hình đặc điểm và những nguyên nhân tồn tại trong quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì cần thiết phải có các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, nhằm đáp ứng tình hình, yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chương 3
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Quan điểm, phương hướng
3.1.1. Quan điểm
Bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo đất nước. Ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã coi nhiệm vụ diệt “giặc đói”, “giặc dốt” là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có mong ước nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Trong 30 năm đổi mới, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo thực hiện chính sách an sinh xã hội. Nhận thức, quan điểm lãnh đạo chính sách an sinh xã hội đã được hoàn thiện qua từng kỳ đại hội của Đảng. Trong từng chủ trương lãnh đạo, Đảng ta luôn gắn chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội với phát triển kinh tế, xuất phát từ lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động của nhân dân. Đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị, xã hội, sự nỗ lực của toàn dân, nhằm tăng giàu, bớt nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong nhiều văn kiện của Đảng, việc xoá đói, giảm nghèo trở thành hệ thống quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định, thực hiện kinh tế thị trường phải