Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 103 - 105)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của

hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong công tác giảm nghèo bền vững

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, cần tăng cường trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức đơn vị liên quan trong hoạt động giảm nghèo bền vững.

Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành quyết liệt của chính quyền; đặc biệt gắn nhiệm vụ cụ thể và phát huy tối đa sự tham gia, vận động, tuyên truyền của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương để thực hiện tốt công tác giảm nghèo. Công tác giảm nghèo coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp, các ngành và toàn xã hội và chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm đưa vào đánh giá thi đua, xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền xã, huyện.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo phải quyết liệt, cụ thể hơn; gắn trách nhiệm của từng cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể nhân dân với kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Cấp uỷ các cấp phải ra Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội gắn với giảm nghèo trên địa bàn.

Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc vận động, tuyên truyền xã hội và cộng đồng tích

cực hưởng ứng và tham gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Trong đó cần chú trọng việc phối hợp, cân đối nguồn lực huy động với các chính sách của Nhà nước để tăng hiệu quả của các chính sách góp phần giảm nghèo bền vững. Khuyến khích sự phối hợp, tham gia của các đoàn thể, tổ chức, cộng đồng dân cư quan tâm giúp đỡ cho các hộ nghèo trên địa bàn, đặc biệt là phối hợp với chính quyền ở cơ sở hỗ trợ giúp đỡ cho từng hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phải gương mẫu, đi đầu và thực hiện tốt việc giảm nghèo ở địa phương, đơn vị, tổ chức mình; xây dựng kế hoạch phân công mỗi hội viên, đoàn viên của cơ quan, đơn vị của mình giúp đỡ 1- 2 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. UBND cấp huyện, xã ký kết giao ước, cung cấp danh sách chi tiết hộ nghèo, hộ cận nghèo cho các tổ chức đoàn thể cùng cấp để theo dõi, giúp đỡ hội viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo của tổ chức mình.

Mỗi xã, phường, thị trấn; mỗi thôn, buôn, tổ dân phố; mỗi tổ chức Đảng, đoàn thể ở cơ sở phải xây dựng cụ thể mô hình giảm nghèo bền vững phù hợp với đối tượng là từng hộ nghèo để có kế hoạch phân công giúp đỡ thoát nghèo.

Chính quyền các cấp phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác giảm nghèo; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tỉnh để thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo; vận động đồng bào các dân tộc tự nguyện tham gia xây dựng các mô hình sản xuất tập thể, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống một cách tiến bộ, có hiệu quả.

Phân công các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, đơn vị quân đội đóng chân trên địa bàn giúp đỡ các địa phương trong công tác giảm nghèo. Các đơn vị được phân công thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương nắm tình hình đời sống dân cư trên địa bàn để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ công tác giảm nghèo hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)