7. Kết cấu của luận văn
2.3. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên
2.3.4. Về huy động và phân bổ nguồn lực tài chính thực hiện giảm nghèo bền
nghèo bền vững
Nguồn lực để thực hiện giảm nghèo bền vững là các điều kiện cần có về con người, nguồn vốn và các phương tiện cần thiết khác để đảm bảo thực hiện các mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Quá trình triển khai thực hiện chính sách đòi hỏi rất nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó phải kể đến các nguồn lực sau: Nguồn lực về con người (nguồn nhân lực), nguồn tài chính, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên…
Để nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo trở thành động lực cho người nghèo cần có cách tiếp cận hiệu quả hơn. Đó là các chính sách giảm nghèo cần tích hợp, tránh đầu tư dàn trải, hướng đến hỗ trợ gián tiếp, đồng thời phân loại đối tượng theo nhóm hộ nghèo để có chính sách tác động phù hợp theo từng nhóm, không nên cào bằng. Kết quả huy động nguồn lực tài chính thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau:
Giai đoạn 2012-2015: Tổng kinh phí bố trí thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững khoảng 6.676.538 triệu đồng, cụ thể:
- Ngân sách Trung ương khoảng 3.070.582 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 276.400 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 2.794.182 triệu đồng);
- Ngân sách địa phương khoảng 171.443 triệu đồng (Vốn sự nghiệp); - Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi khoảng 3.297.536 triệu đồng, (vốn trung ương: 3.163.038 triệu đồng; vốn địa phương: 134.498 triệu đồng);
- Nguồn vốn huy động cộng đồng (bao gồm quỹ “ngày vì người nghèo”, hỗ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và người dân) khoảng 136.977 triệu đồng.
Giai đoạn 2016-2018: Tổng nguồn lực dự kiến huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững 351.364 triệu đồng, cụ thể:
- Ngân sách Trung ương khoảng 317.239 triệu đồng (vốn ĐTPT là 219.058 triệu đồng; vốn SN là 98.181 triệu đồng);
- Ngân sách địa phương khoảng 20.395 triệu đồng (Vốn ĐTPT); trong đó: Ngân sách tỉnh là 16.500 triệu đồng; ngân sách huyện là 3.113 triệu đồng; ngân sách xã là 782 triệu đồng;
- Nguồn vốn huy động đóng góp từ người dân để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu là 13.730 triệu đồng.
- Nguồn vốn tín dụng và lồng ghép từ các Chương trình khác:
+ Vốn tín dụng thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh cho vay thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững là 3.658.474triệu đồng;
+ Vốn lồng ghép từ Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2017-2020, Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo,… với tổng kinh phí là 3.747.458 triệu đồng.
Công tác phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan. Căn cứ kế hoạch được giao, hướng dẫn của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, các đơn vị đã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của Chương trình và giải ngân hết số vốn được giao. Chương trình giảm nghèo đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết của HĐND tỉnh, kế hoạch của UBND tỉnh; Ban chỉ đạo giảm nghèo được thành lập, kiện toàn và vai trò, trách nhiệm của các thành viên được phân công cụ thể, rõ ràng thông qua Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo.
Thực tiễn các địa phương cho thấy để khắc phục những hạn chế trong huy động nguồn lực cần hoàn thiện hơn các chính sách giảm nghèo bền vững, trong đó có những cách tiếp cận hợp lý và hiệu quả hơn về cả chính sách lẫn quá trình thực hiện. Trước hết, đó là việc xây dựng và ban hành chính sách về phân bổ và sử dụng nguồn lực giảm nghèo, nên thực hiện theo hướng giảm các chương trình hỗ trợ trực tiếp mà tăng đầu tư gián tiếp thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng và mô hình kinh tế… Nhà nước thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng; khuyến khích nỗ lực vươn lên của người nghèo, hộ nghèo. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội tăng thêm dư nợ tín dụng người nghèo để tăng mức hỗ trợ và mở rộng đối tượng hộ nghèo được hỗ trợ tín dụng chính sách; đảm bảo mục tiêu thoát nghèo bền vững.