7. Kết cấu của luận văn
2.3. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên
2.3.3. Về xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí nguồn nhân lực để thực
để thực hiện giảm nghèo bền vững
Về cơ chế, tổ chức bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; với chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo trên địa bàn; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương; xây dựng kế hoạch vốn, đề xuất bố trí, phân bổ vốn Chương trình, giám sát kết quả, tiến độ thực hiện; tham mưu, chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban chỉ đạo. Trong giai đoạn 2011- 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 1778/QĐ-UBND ngày 08/08/2012 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015 của tỉnh; Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2015. Đến giai đoạn 2016 – 2020, nhằm tăng cường công tác chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương qua đó đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời giữa các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác tham mưu, đề xuất chính sách, giải pháp thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, ngày 16/12/2016 UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 3844/QĐ-UBND thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh, giai đoạn 2016-2020.
- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh: Tỉnh Đắk Lắk đã kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tại Quyết định số 3844/QĐ-UBND ngày 26/12/2016, gồm 33 thành viên, trong đó: Trưởng Ban Chỉ đạo là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; 03 phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; 23 Ủy viên và 6 cá nhân được mời tham gia làm thành viên; đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 28/4/2017 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo trong đó quy định cụ thể quyền hạn, nhiệm vụ của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên Thường trực và các thành viên khác để chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ có liên quan đến hai Chương trình mục tiêu quốc gia (Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững) trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. UBND cấp huyện UBND cấp xã Ban chỉ đạo CTMTQGGNBV Ban chỉ đạo CTMTQGGNBV UBMTTQVN và các đoàn thể Ban chỉ đạo CTMTQGGNBV UBND Tỉnh U TB&XH Sở LĐ- Các Sở ban ngành
- Ban chỉ đạo cấp huyện: Đến thời điểm đầu năm 2019, 14/15 huyện, thị xã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 (trừ thành phố Buôn Ma Thuột).
- Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã thường xuyên kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo đi vào hoạt động có nề nếp, có chất lượng, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo trong quá trình tổ chức thực hiện và phân công thành viên trong Ban chỉ đạo theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo vượt khó vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên, hiện nay Ban chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cơ sở, mặc dù các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp đã được phân công phụ trách địa bàn để chỉ đạo, theo dõi và giám sát nhưng chưa thực hiện thường xuyên, kịp thời dẫn đến việc tổ chức thực hiện có sự lúng túng, chậm trễ và còn mang tính hình thức. Bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ đạo về Giảm nghèo bền vững: nhằm đảm bảo nguyên tắc không tăng biên chế; không tạo ra tầng nấc trung gian, nên không thành lập Văn phòng Giảm nghèo cấp tỉnh, cấp huyện, mà sử dụng biên chế của cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội làm bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ đạo về Chương trình Giảm nghèo bền vững hầu như công tác giảm nghèo là của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đảm nhận và triển khai thực hiện.
Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo về kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch, dự án, tổ chức triển khai thực hiện và quản lý chương trình, trong hai năm 2014-2015, tỉnh đã tổ chức 6 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, với 481 lượt người tham gia, kinh phí 110 triệu đồng, đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch đề ra. Trong 03 năm 2016 – 2018, với tổng kinh phí được giao để trang bị, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia xây dựng kế hoạch, quản lý, giám sát thực hiện Chương trình 135 cũng như các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
đã tổ chức 07 lớp tập huấn cho 480 cán bộ cấp huyện, cấp xã về phương pháp, kỹ năng tổ chức, vận động thực hiện Chương trình; tổ chức 04 lớp tập huấn công tác rà soát hộ nghèo cho hơn 200 cán bộ giảm nghèo cấp huyện, cấp xã; các huyện đã tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ thôn, buôn về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Hàng năm, công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo luôn được quan tâm, triển khai thường xuyên; từ nguồn kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỉnh đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho Ban chỉ đạo giảm nghèo, các cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp. Nội dung tập huấn tập trung vào việc giới thiệu, phổ biến các chủ trương, chính sách quy định mới của Nhà nước, của tỉnh về lĩnh vực giảm nghèo; xây dựng kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo hàng năm; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo, người nghèo…
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Đặc biệt là tại cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) hiện chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo mà đều là kiêm nhiệm. Cán bộ cơ sở chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác giảm nghèo lại thường xuyên luân chuyển khiến cho công tác triển khai, thực thi chính sách giảm nghèo đến với các đối tượng còn chậm và khó khăn. Hạn chế về trình độ và thiếu thông tin về quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách và nội dung các chương trình giảm nghèo… dẫn đến khả năng tham mưu, thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ giảm nghèo mới chỉ chú ý thực hiện các chính sách mà chưa quan tâm tuyên truyền để nâng cao ý thức tự vươn lên của người nghèo, gây ra tâm lý trông chờ vào chính sách hỗ trợ của một bộ phận không nhỏ đối tượng thụ hưởng. Công tác giảm nghèo đòi hỏi người cán bộ ngoài chuyên môn nghiệp vụ, còn phải nhiệt
huyết, nhạy bén và tính sáng tạo, song một số địa phương chưa coi đó là một vấn đề cần thiết để bố trí cán bộ cho phù hợp nhu cầu của công việc.
Định hướng cho mục tiêu giảm nghèo đa chiều trong giai đoạn 2016 - 2020 giúp nhận dạng đối tượng nghèo một cách chính xác, cụ thể hơn, đảm bảo công bằng trong thực hiện chính sách, tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, tăng tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng… Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 từ 2,5 - 3%; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm tử 4-4,5%; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 4-4,5%.
Để đạt được mục tiêu trên, việc xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp có năng lực, nhiệt huyết, tận tâm với công việc là một yêu cầu bức thiết hiện nay, đặc biệt là đối với cán bộ giảm nghèo cấp cơ sở, nơi trực tiếp tổ chức, thực hiện chương trình tại địa phương.