Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở một số địa

số địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn coi giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn, một cơ hội mới trong phát triển kinh tế xã hội. Thực tế

cho thấy, Lào Cai đã và đang có những bước phát triển vượt bậc. Diện mạo nông thôn từ vùng thấp đến vùng cao có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là đời sống của bà con vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với những thay đổi về cơ sở vật chất thì nhận thức về giảm nghèo của đồng bào được nâng lên, đồng thời lại có các cơ chế chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nên bà con đã tích cực tham gia lao động, sản xuất để xóa đói, giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.

Công tác xóa đói, giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở, đã coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, từ đó quyết tâm thực hiện. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã vận dụng sáng tạo nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn địa phương, thực hiện đồng bộ các giải pháp về xoá đói, giảm nghèo thông qua việc xác định đúng những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, những tiềm năng, thế mạnh, những khâu đột phá và có bước đi phù hợp; hằng năm giành từ 65% trở lên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khu vực nông thôn, vùng cao, tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

Các chủ trương, đường lối của tỉnh được cụ thể hoá, các cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời. Công tác đào tạo nhân lực được đặc biệt quan tâm, thường xuyên cử cán bộ cơ sở tập huấn kiến thức trong hoạt động thương mại - dịch vụ, kỹ năng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, đối tác… Các chính sách đối với hộ nghèo theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh được quan tâm, chỉ đạo kịp thời. Chính vì vậy đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng. Vì thế, ”tính đến năm 2016, tỷ lệ giảm nghèo đạt được nhiều kết quả, số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm 9.770 hộ, tương ứng tỷ lệ giảm 6,89%; Số hộ nghèo toàn tỉnh còn lại 43.835 hộ, tương ứng tỷ lệ hộ nghèo còn lại

27,41%, trong đó riêng các huyện nghèo giảm trên 8%; tổng số cận nghèo 16.821 hộ, chiếm 10,52%” [32, tr.1].

Với quyết tâm phấn đấu giữ vững tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo phát sinh, củng cố kết quả giảm nghèo bền vững toàn diện hơn, hàng loạt các nhóm giải pháp đã được đề ra và đang từng bước triển khai thực hiện, với các dự án và chính sách thành phần. Đó là, nhóm chính sách hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếp cận với các dịch vụ xã hội; nhóm chính sách hỗ trợ về sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; tiếp tục thực hiện các chính sách nâng cao năng lực về giảm nghèo; chính sách đặc thù hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững ở các huyện nghèo. Đặc biệt, tỉnh sẽ tập trung triển khai quyết liệt và có hiệu quả 5 chương trình công tác trọng tâm hướng về cơ sở, nhất là Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phát huy các tiềm năng, lợi thế, tranh thủ và tận dụng tốt các nguồn lực, tạo sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án, tin tưởng công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Lào Cai tiếp tục thu được nhiều kết quả, góp phần xây dựng tỉnh Lào Cai ngày càng đổi mới và phát triển, nhân dân các dân tộc ngày càng ấm no, hạnh phúc.

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam

Công tác giảm nghèo được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội quan tâm, tham gia vào cuộc; đã được xã hội hóa và được thực hiện đồng bộ, cơ bản kịp thời góp phần thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó trung ương, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo, riêng đối với tỉnh Quảng Nam, HĐND tỉnh ban hành 03 Nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo: Nghị quyết số 31/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19/9/2012 về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định

hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 về thực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014- 2015. UBND tỉnh cũng đã ban hành một số Đề án phát triển kinh tế - xã hội để hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, từ đó giải quyết kịp thời các vấn đề cơ bản, bức xúc của hộ nghèo, cận nghèo, thôn, xã và huyện nghèo về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, khám, chữa bệnh, học tập, vay vốn, cơ sở hạ tầng.

Nguồn lực của nhà nước cũng như nguồn lực huy động từ xã hội cho công tác giảm nghèo tương đối lớn (trên 7.069 tỷ đồng), ngân sách phân bổ năm sau cao hơn năm trước và có sự đầu tư tập trung, trọng điểm theo thứ tự ưu tiên đối với thôn, xã và huyện nghèo, đối với nhóm hộ nghèo đặc thù.

Trong giai đoạn 2011-2015, trong điều kiện Quảng Nam là tỉnh có tỷ lệ nghèo cao (2010: 24,18%) và cao nhất khu vực (17,26%) và gấp 02 lần so với cả nước (14,2%), thiên tai, dịch bệnh và suy giảm kinh tế đã tác động, ảnh hưởng lớn đến công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam đã quyết tâm, tập trung nỗ lực phấn đấu và đã hoàn thành vượt mục tiêu giảm nghèo mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra là "Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 2,5% - 3%/năm". Đồng thời, thông qua tác động từ các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tình hình đời sống của người dân nói chung, của người nghèo, cận nghèo, thôn nghèo, xã nghèo nói riêng đã được cải thiện rõ rệt, nhất là về y tế, giáo dục và nhà ở. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được đầu tư xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới, nhất là hệ thống giao thông, trường học, trạm y tế và công trình thuỷ lợi ngày càng hoàn thiện, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, phát triển sản xuất, giảm dần khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi. Tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh và các huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn giảm nhanh, đạt và vượt mục tiêu mà Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 Định hướng

giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 (giảm 02%/năm, trong đó các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm) [28, tr.2].

Các chế độ, chính sách giảm nghèo giải quyết cơ bản kịp thời, đúng quy định. Trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, đã có nhiều địa phương có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, đã cụ thể hóa chủ trương thành Nghị quyết, chương trình, kế hoạch,... và triển khai một cách khoa học, phù hợp thực tiễn, phát huy dân chủ, tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời, gắn với chương trình cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, quản lý đối tượng và công khai các chế độ, chính sách giảm nghèo như Núi Thành, Đông Giang, Bắc Trà My, Điện Bàn, Hội An. Công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo được một số ngành, địa phương thực hiện kịp thời, đúng quy định.

1.3.3. Bài học từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở các địa phương

Từ những kinh nghiệm của các địa phương trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk như sau:

- Một là, xác định giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài gắn liền với quá trình phát triển kinh tế của huyện, do đó cần phải kiên trì để thực hiện mục tiêu đề ra, tổ chức thực hiện chính sách, không chủ quan nóng vội, thành tích; phải khơi dậy ý chí tự vươn lên của chính bản thân người nghèo để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; Đảng ủy, chính quyền các huyện, thị xã phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm vai trò lãnh đạo của mình.

- Hai là, trên cơ sở các chính sách và chương trình giảm nghèo bền vững, trong công tác quản lý nhà nước, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã cần xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trên địa bàn để tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho Ban chỉ đạo, các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo. Thực tế đã

cho thấy rằng nơi nào, cấp ủy nào, chính quyền nào quan tâm chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, thực hiện mở rộng có sự tham gia của người dân thì nơi đó, giảm nghèo đạt kết quả cao và ngược lại nếu không có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương.

- Ba là, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách chương trình giảm nghèo cần được tổ chức thường xuyên, nhất là ở cấp xã, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực hiện các chính sách; thông qua đó để hạn chế tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị bổ sung cho giai đoạn mới.

- Bốn là, thường xuyên tổ chức đa dạng, phù hợp các hình thực truyền thông về giảm nghèo để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo; phát hiện, tuyên truyền phổ biến các mô hình, điển hình giảm nghèo có hiệu quả để nhân rộng; phê phán các hiện tượng tiêu cực, không muốn thoát nghèo; tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm giảm nghèo; tạo sự đồng thuận cao trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

- Năm là, chú trọng làm tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo cơ bản, nắm chắc đối tượng, cập nhật thông tin thường xuyên về hộ nghèo, tình hình thực hiện các dự án, chính sách để có đủ căn cứ cho phục vụ công tác lãnh đạo và chỉ đạo điều hành. Để quản lý nhà nứớc về giảm nghèo có hiệu quả, bắt buộc các chính sách hỗ trợ phải hợp lý, mang tính khả thi và phù hợp với yêu cầu thực tiển hộ gia đình, ví dụ: hộ thiếu đất sản xuất thì đưa vào diện thiếu đất sản xuất, hộ thiếu hụt về bảo hiểm y tế thì sẽ rà soát vào diện hộ nghèo thiếu hụt về tiêu chí y tế… để từ đó thực hiện tốt công tác tham mưu, hoạch định các chính sách giảm nghèo phù hợp, hỗ trợ đúng đối tượng.

- Sáu là, phát huy mạnh mẽ dân chủ trong cộng đồng mọi hoạt động từ việc xác định hộ nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, bình xét thoát

nghèo, lựa chọn đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu cho địa phương để nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững.

- Bảy là, đầu tư vào con người, đây là yếu tố quyết định đến giảm nghèo bền vững. Cần tạo cho mỗi người có cơ hội ngang nhau để có việc làm và thu nhập ổn định. Nhà nước quan tâm hỗ trợ trong việc học tập, đào tạo nghề, trang bị kiến thức, chăm sóc y tế.

Tiểu kết chương 1

Giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Mặc dù xuất phát điểm của nền kinh tế, cùng trình độ tổ chức, quản lý xã hội của đất nước khi bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn thấp, nên Đảng, Nhà nước xác định vấn đề bảo đảm an sinh xã hội trong đó có xóa đói, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững đã được là mục tiêu, biện pháp cần tiến hành kiên trì, bền bỉ trong một thời gian dài. Giảm nghèo bền vững vừa nâng cao chất lượng nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; vừa góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội; giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư; vừa thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới, dù mới chỉ ở thời kỳ quá độ.

Việc quản lý của nhà nước đối với giảm nghèo bền vững tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng, ban hành các chương trình, chính sách thực hiện giảm nghèo bền vững; xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện giảm nghèo bền vững; bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững và kiểm soát việc thực hiện các chương trình, chính sách này.

Trong nội dung Chương 1, đề tài đã tập trung phân tích và làm rõ khái niệm về nghèo đói, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững cũng như chuẩn nghèo hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, đồng thời đã đúc kết được các kinh nghiệm giảm nghèo từ các quốc gia, các tỉnh, địa phương ở Việt Nam có tỷ lệ hộ nghèo cao, từ đó rút ra các bài học giảm nghèo cho địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Những phân tích và kết luận ở Chương 1 sẽ làm cơ sở cho hoạt động đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mà đề tài tập trung phân tích ở Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia.

Tỉnh Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh gần 1,8 triệu người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Dân số nam đạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua các huyện như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v…

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)