Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác giảm nghèo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 112 - 119)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác giảm nghèo,

nghèo, bền vững

Trong quá trình thực thi chính sách giảm nghèo bền vững, các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội liên tục có sự thay đổi, do vậy trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, chính quyền phải cùng với các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách. Qua kiểm tra, đôn đốc để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi đối tượng thực hiện chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong qúa trình thực hiện. Kiểm tra thường xuyên nhằm nắm bắt được tình hình thực hiện, từ đó đánh giá được khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách tại địa phương mình, đồng thời giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để điều chỉnh theo thẩm quyền; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của các cơ quan, đối tượng thực hiện chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc chỉ đạo điều hành thực hiện mục tiêu chính sách.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả gắn với sơ kết, tổng kết công tác tổ chức triển khai thực hiện công tác giảm nghèo; kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lệch lạc trên tinh thần công khai, dân chủ, không chạy theo thành tích, đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn.

Hàng năm, cần nghiêm túc kiểm điểm, phê bình các cấp uỷ, chính quyền còn yếu kém trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; đưa nhiệm vụ giảm nghèo là một trong những tiêu chí quan trọng trong đánh giá xếp loại đảng viên, tổ chức cơ sở đảng, công nhận danh hiệu gia đình, địa phương văn hoá.

nhân có những cách làm hay, hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững; chống bệnh quan liêu, thành tích trong thực hiện công tác giảm nghèo.

Để kết quả kiểm tra, đánh giá được khách quan, địa phương cần thực hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất, công khai các Chương trình, Dự án, nhất là nguồn lực tài chính để thực hiện chính sách. Việc công khai sẽ giúp cho các cơ quan thực hiện quyền kiểm tra, giám sát dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin làm nền tảng cho việc đưa ra các kết luận kiểm tra, giám sát. Đồng thời việc công khai, minh bạch cần phải gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ quan thực hiện, đây là tiền đề để xác định quyền hạn cũng như trách nhiệm của các cơ quan tham gia vào quá trình thực hiện chính sách.

Thứ hai, trong quá trình thực hiện kiểm tra giám sát, nhất thiết phải có sự tham gia của đại diện các tổ chức đoàn thể ở địa phương đặc biệt là sự tham gia của đại diện người dân như: già làng, trưởng bản hoặc đại diện người nghèo, hộ nghèo. Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, và của chính các đối tượng chính sách trong hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững sẽ làm cho hoạt động này trở nên minh bạch hơn, hạn chế những biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình kiểm tra, giám sát. Mặt khác, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và đối tượng chính sách trong quá trình kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho các cấp chính quyền có thể tìm kiếm được những biện pháp, cơ chế thực hiện chính sách phù hợp hơn với những điều kiện cụ thể của địa phương mình, ngành mình, bởi hơn ai hết, chính đối tượng chính sách mới biết được họ đang cần gì ở nhà nước và những biện pháp tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương có phù hợp với hoàn cảnh thực tế của họ không để trên cơ sở đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Tiểu kết chương 3

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận dân cư tăng lên rõ rệt. Đặc biệt là các chính sách về giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên Đắk Lắk vẫn đang còn nhiều khó khăn, thách thức trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Trong Chương 3, Luận văn đã đi vào tập trung đề ra những giải pháp, những quan điểm nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong công tác giảm nghèo bền vững; Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững; Hoàn thiện chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững; Nâng cao năng lực và tập trung đào tạo, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; Thực hiện tốt cơ chế phối hợp, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội; Tuyên truyền, nâng cao trình độ dân trí, nhận thức của người nghèo.

KẾT LUẬN

Nghèo đói là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, xóa đói, giảm nghèo không chỉ được Đảng và Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ có tính chiến lược, lâu dài mà còn là mục tiêu được các địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của cả hệ thống chính trị. Công tác giảm nghèo luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp.

Thực tiễn, công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng góp phần tích cực thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững trật tự, an ninh chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Song quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững là vấn đề phức tạp và phải có chiến lược lâu dài.

Đề tài “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho địa phương trong thời gian tới. Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

Hệ thống hóa cơ sở khoa học và thực tiễn về giảm nghèo bền vững như khái niệm nghèo đói, nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn; Khái niệm giảm nghèo bền vững, nội dung của giảm nghèo bền vững, các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững; Kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Đắk Lắk

Thông qua việc phân tích thực trạng giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đề tài đã đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ đó làm cơ sở để đề tài đưa ra giải pháp để nâng cao công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Với kết quả nghiên cứu như trên, đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đặng Khắc Ánh (2013), Quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính, NXB. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

2. Lê Xuân Bá (2001), Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2009) Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 - Các kết quả suy rộng mẫu, Hà Nội.

4. Lê Văn Bình (2009), Quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

5. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2006), Báo cáo chuyến tham dự diễn đàn giảm nghèo và nghiên cứu học tập kinh nghiệm giảm nghèo của Trung Quốc từ ngày 17- 22/10/2006, Hà Nội.

6. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2006), Báo cáo khảo sát thực địa của đoàn đại biểu các quan chức cao cấp từ Bộ Lao động – Thương binh xã hội Việt Nam và các tổ chức công cộng tại cộng hòa Ấn Độ từ ngày 08 đến 20 tháng 10 năm 2006, Hà Nội.

7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2016), Hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH, Hà Nội.

8. Chính phủ (2011), Về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011-2020, Nghị quyết 80/NQ-CP, Hà Nội.

9. Liêu Khắc Dũng (2017), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội.

11.Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia.Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

12.Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, NXB Thống kê, Hà Nội.

13.Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN (1980), Chiến lược bảo tồn Thế giới.

14.Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - UNDP (1995), Xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam”, Hà Nội.

15.Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

16.Nguyễn Hải Hữu (2005), Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề về nghèo đói ở nước ta.

17.Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp.

18.Lương Hồng Quang (2001), Văn hóa của nhóm người nghèo Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.

19.Quốc hội (2015), Phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, Nghị quyết số 100/2015/QH13, Hà Nội.

20.Quốc hội (2014), Về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Nghị quyết số 76/2014/QH13, Hà Nội.

21.Richard Jones, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Anh Phong, Trương Thị Thu Trang (2009), Rà soát tổng quan các chương trình dự án giảm nghèo ở Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hợp quốc.

22.Thủ tướng Chính phủ (2011), Về việc ban hành chuẩn nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, Quyết định số 09/2011/QĐ- TTg, Hà Nội.

23.Thủ tướng Chính phủ (2012), Về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011-2020, Quyết định số 705/QĐ-TTg, Hà Nội.

24.Thủ tướng Chính phủ (2015), Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg, Hà Nội.

25.Thủ tướng Chính phủ (2016), Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 1722/QĐ-TTg, Hà Nội.

26.Thủ tướng Chính phủ (2016), Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 1722/QĐ-TTg, Hà Nội.

27. Mai Tấn Tuân (2015), Chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.

28. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2015), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững từ năm 2011 – 2015 ,

Báo cáo số 1124/BC-UBND.

29.Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) (2011), Báo cáo giảm nghèo ở Việt Nam- Thành tựu và thách thức.

30. Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển (RCD) -Bộ LĐTB& XH

(2015), Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam. 31. World Bank (2004), Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam.

32.http://laocai.gov.vn, Lào Cai: Đánh giá kết quả công tác giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a.

33. http://giangvien.net, Sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta, thực trạng và giải pháp.

34. Đại học Kinh tế quốc dân (2010), Nguyên nhân đói nghèo của Việt Nam và trên thế giới, http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/..., cập nhật ngày 20/08/2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)