Khái quát chung điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 54 - 56)

Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề về lý luận pháp lý và thực tiễn tại Chương 1, trong Chương 2 luận văn tập trung đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn tỉnh Nam Định, cụ thể như sau:

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Nam Định Nam Định

2.1.1. Khái quát chung điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Nam Định Nam Định

Về vị trí địa lý và sự phân bố dân cư: Nam Định là một tỉnh nằm ở duyên hải, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên 1.668km2 (bằng khoảng 0,5% diện tích toàn quốc), có phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam và phía Đông Nam giáp Biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Nam Định là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh - quốc phòng, với kết cấu địa hình tự nhiên và hạ tầng đa dạng, phức tạp như: sông, biển (với bờ biển dài 72km), cảng biển, đường bộ, đường sắt và một số ít đồi núi thấp…; tập trung các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; có 04 khu công nghiệp đang hoạt động với hơn 41.000 công nhân, học sinh đến làm việc và học tập.

Tỉnh Nam Định bao gồm 01 thành phố (thành phố Nam Định), 09 huyện (Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường và Ý Yên) với 229 xã, phường, thị trấn và 27 sở, ban, ngành, cơ quan. Dân số đến năm 2019 là khoảng 2.150.000 người; mật độ trung bình là 1109 người/km2, dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc Kinh, theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Địa hình Nam Định tương đối bằng phẳng và có thể chia làm 03 vùng: vùng đồng bằng thấp trũng gồm

các huyện: Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh; vùng đồng bằng ven biển gồm các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và vùng trung tâm công nghiệp bao gồm: dịch vụ tổng hợp thành phố Nam Định, dịch vụ chuyên ngành và công nghiệp dệt may.

Về khí hậu, Nam Định mang đặc điểm khí hậu của khu vực cận nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều; nhiệt độ trung bình năm là 23o

C – 24oC. Tháng lạnh nhất trong năm là tháng 12 và tháng 01, nhiệt độ trung bình là 16oC – 17oC; tháng 7 là tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình trên 29oC. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1750mm đến 1800mm, chia làm 02 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau. Tổng số ngày nắng trong năm là 250 ngày, số giờ nắng là từ 1650 giờ đến 1700 giờ. Độ ẩm trung bình từ 80% đến 85%. Tốc độ gió trung bình từ 02 đến 2,3m/s. Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 04 – 06 cơn bão/năm (trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10).

Toàn tỉnh hiện có 4.723 ha rừng các loại, chủ yếu là rừng phòng hộ; cây trồng chính là sú, vẹt, phi lao, bần. Hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm khoảng 40% loài thực vật, động vật trong cả nước.

Tỉnh Nam Định được chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 229 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn (193 xã, 20 phường, 16 thị trấn; trong đó có 09 thị trấn là huyện lỵ và 06 thị trấn độc lập khác trực thuộc huyện). Tính đến năm 2018, danh sách đơn vị hành chính trong tỉnh có số dân cụ thể là:

- Thành phố Nam Định (gồm 20 phường, 05 xã): dân số 412.350 người. - Huyện Giao Thủy (gồm 02 thị trấn và 20 xã): dân số 189.660 người. - Huyện Hải Hậu (gồm 03 thị trấn và 32 xã): dân số 290.015 người. - Huyện Mỹ Lộc (gồm 01 thị trấn và 10 xã): dân số 66.000 người. - Huyện Nam Trực (gồm 01 thị trấn và 19 xã): dân số 208.014 người.

- Huyện Nghĩa Hưng (gồm 03 thị trấn và 22 xã): dân số 205.280 người. - Huyện Trực Ninh (gồm 03 thị trấn và 18 xã): dân số 195.760 người. - Huyện Vụ Bản (gồm 01 thị trấn và 17 xã): dân số 148.000 người. - Huyện Xuân Trường (gồm 01 thị trấn, 19 xã): dân số 190.000 người. - Huyện Ý Yên (01 thị trấn và 31 xã): dân số 247.718 người.

Về kinh tế: Thu nhập bình quân năm 2017 của tỉnh Nam Định là 42 triệu đồng/người; thu ngân sách là 3.900 tỷ/năm; GDP: 15.615 tỷ/năm.

Toàn tỉnh hiện có 04 khu công nghiệp đang đi vào hoạt động, bao gồm: - Khu công nghiệp Hòa Xá (đóng trên địa bàn thành phố Nam Định) có diện tích là 326,8ha; vốn đầu tư là 347 tỷ, với 86 dự án;

- Khu công nghiệp Mỹ Trung (huyện Mỹ Lộc) có diện tích là 150ha; vốn đầu tư khoảng 300 đến 350 tỷ;

- Khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản) có diện tích là 200ha; vốn đầu tư khoảng 300 đến 400 tỷ;

- Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng) có diện tích từ 300 đến 600ha.

Ngoài ra, còn có khu kinh tế Ninh Cơ (huyện Hải Hậu) có diện tích là 500ha, bao gồm cảng biển, công nghiệp đóng tàu và cơ khí;

Và các cụm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, có tổng diện tích là 270ha, với 352 doanh nghiệp và vốn đầu tư khoảng 1075 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)