Triển khai thực hiện, bổ sung pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 115 - 126)

chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được; căn cứ vào những dự báo về tình hình cháy, nổ trong thời gian tới và đặc biệt là qua đánh giá những hạn chế, thực trạng đã chỉ ra ở Chương 2; luận văn đề xuất, kiến nghị một số nội dung, giải pháp để sớm tháo gỡ những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay.

3.2.1. Triển khai thực hiện, bổ sung pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định

3.2.1.1. Triển khai và thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định

Một trong những giải pháp, nhiệm vụ trước mắt, lâu dài trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy của tỉnh Nam Định đó là tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy.Hệ thống các văn bản này bao gồm:

+ Quy định chủ thể quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác PCCC của các chủ thể quản lý nhà nước về PCCC; tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Phòng cháy và chữa cháy; tiếp đến, ngày 22/11/2013, tại kỳ

họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PC&CC.

Trên cơ sở quy định của Luật PC&CC và các Luật khác, Chính phủ, các Bộ, ngành đã tích cực phối hợp và xây dựng các Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn chuyên ngành về PCCC có liên quan.Cụ thể:

- Chính phủ đã ban hành 28 Nghị định triển khai thực hiện Luật PC&CC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PC&CC và 06 Chỉ thị, 06 Quyết định chỉ đạo về công tác PCCC.

- Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành 10 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật PC&CC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PC&CC và 08 Công văn chỉ đạo công tác PCCC.

Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nhiều Thông tư liên tịch phối hợp trong công tác quản lý PCCC theo từng lĩnh vực đặc thù.

Ngoài ra, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, bổ sung, chỉnh lý 09 quy chuẩn, 28 tiêu chuẩn về PCCC và 25 quy trình công tác PCCC.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm kỹ thuật về PCCC đã ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC.

+ Các quy định về phòng cháy, chữa cháy

Hệ thống pháp luật về phòng cháy được quy định tại Chương II Luật PC&CC, Chương II Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Mục 1, Chương II Thông tư số 66/2016/TT-BCA của Bộ Công an.Đây là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy.

Hệ thống pháp luật về chữa cháy được quy định tại Chương III Luật PC&CC, Chương III Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Mục 2,

Chương II, Thông tư số 66/2016/TT-BCA của Bộ Công an. Đây là cơ sở pháp lý cho các chủ thể tổ chức thực hiện các biện pháp chữa cháy đạt hiệu quả.

+ Các quy định bảo vệ pháp luật trong quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

Để ngăn ngừa cháy xảy ra cần đòi hỏi sự chấp hành triệt để các quy định của pháp luật về PCCC; cần xác định PCCC là trách nhiệm của toàn dân, của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tiễn, ý thức về PCCC của nhiều người còn chưa cao.Do đó, song song với các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục cần phải thực hiện các biện pháp hành chính - cưỡng chế để bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về PCCC.

Hệ thống các văn bản quy định bảo vệ pháp luật trong quản lý nhà nước về PCCC bao gồm:

- Luật PC&CC và các luật khác có nội dung quy định về PCCC;

- Sau khi Luật PC&CC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PC&CC có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành 28 Nghị định, 06 Chỉ thị, 06 Quyết định chỉ đạo về công tác PCCC. Cụ thể: Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PC&CC; Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; Nghị định số 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Nghị định số 46/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP; Nghị định số 52/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật PC&CC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PC&CC; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; PC&CC; phòng, chống bạo lực gia đình…; Chỉ thị số 02/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác PCCC; Chỉ thị số 1634/2010/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác PCCC…; Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Chỉ thị số 47- CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy…

- Để cụ thể hóa các Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành 10 Thông tư hướng dẫn thi hành và 08 Công văn chỉ đạo về công tác phòng cháy chữa cháy, như: Thông tư số 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 11/2014/TT-BCA về hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP và 46/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 66/2014/TT-BCA về hướng dẫn thi hành Nghị định 79/2014/NĐ- CP của Chính phủ…

- Ngoài ra, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành nhiều Thông tư liên tịch phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về PCCC theo từng lĩnh vực đặc thù. Đồng thời, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành Nghị quyết và Chỉ thị, Quyết định để quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy tại địa phương.

- Để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về PCCC, Bộ Công an đã phối hợp với các Bộ gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, bổ sung, chỉnh lý 09 quy chuẩn, 28 tiêu chuẩn về PCCC và 25 quy trình công tác PCCC, như: QCVN 01 : 2013/BCT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu; QCVN 06 : 2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình; QCVN 12 : 2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng...; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6161 : 1996 PCCC - Chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6160 : 1996 PCCC - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890 : 2009 quy định các loại phương tiện PC&CC cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bão dưỡng; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6223 : 2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Yêu cầu chung về an toàn; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9211 : 2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế…

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm kỹ thuật về PCCC đã ban hành như trên là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC.

Ngoài ra, Nam Định cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 47- CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bên cạnh đó, trong công tác triển khai thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, tỉnh Nam Định cần ưu tiên chỉ đạo xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy; trong đó, chú trọng địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại có nguy cơ cháy, nổ cao và rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Thực hiện đồng bộ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy, chú trọng xây dựng mạng lưới giao thông và

hệ thống cấp nước đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chữa cháy. Sớm thực hiện việc bố trí, di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hóa chất độc hại, nguy hiểm, có nguy cơ cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư, nơi đông người theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ, nhất là số vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

3.2.1.2. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định

Hiện nay, khung pháp lý về PCCC của nước ta (bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC) chưa được hoàn thiện đầy đủ. Mặc dù những quy chuẩn, tiêu chuẩn chung về PCCC đã được ban hành, nhưng còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể về PCCC, ví dụ như: Quy chuẩn PCCC nhà máy điện, quy chuẩn PCCC các công trình ngầm, quy chuẩn PCCC các công trình siêu cao tầng, quy chuẩn trang bị phương tiện PCCC cho nhà và công trình… Do đó, việc thực hiện các quy định về PCCC của một công trình xây dựng chưa được đảm bảo đầy đủ.

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm kỹ thuật về PCCC đòi hỏi cần phải được ban hành và hoàn thiện một cách đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, góp phần đảm bảo an toàn PCCC cho các công trình, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Tỉnh Nam Định cần chú trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quản lý nhà nước về PCCC và CNCH; chủ động trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, kịp thời phát hiện và khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong việc triển khai thi hành pháp luật về PCCC của mỗi đơn vị, địa phương trong tỉnh nhằm từng bước nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam Định. Lực lượng

Công an nhân dân tỉnh cần phát huy trách nhiệm, vai trò của của mình; tham mưu đối với UBND tỉnh và chủ động phối hợp với các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện và chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực PCCC, CNCH.

Tỉnh Nam Định là một địa phương năng động đang trên đà phát triển và được đô thị hóa rất mạnh mẽ; do đó luôn tiềm ẩn và phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến công tác PCCC mà các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn về PCCC chưa thể đề cập. Trong phạm vi quyền hạn của mình, HĐND, UBND và lực lượng Cảnh sát PC&CC tỉnh Nam Định cũng có thể nghiên cứu và đề xuất lên Quốc hội và Bộ Công an cho phép địa phương ban hành và áp dụng các quy chuẩn về PCCC đặc thù để điều chỉnh công tác PCCC trên địa bàn tỉnh. Trong đó, lãnh đạo tỉnh cần thường xuyên tổ chức rà soát, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Quốc hội ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền liên quan đến công tác PCCC trong từng lĩnh vực hoạt động, phù hợp với Luật PC&CC và tình hình thực tế. Cơ quản Cảnh sát PC&CC tỉnh cần thường xuyên rà soát và tham mưu cho người đứng đầu chính quyền địa phương ban hành những quy định cụ thể nhằm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh... đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC.

Tỉnh cần nghiên cứu có quy định cụ thể trong việc xã hội hóa công tác PCCC, công tác PCCC tình nguyện để địa phương dễ thực hiện và có điều kiện thu hút các nguồn lực cho công tác PCCC. Có hướng dẫn, quy định chế độ chính sách cụ thể cho các lực lượng PCCC&CNCH đã được quy định trong Luật PC&CC. Nghiên cứu, đề xuất và tham mưu ban hành quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh về tiêu chí (hoặc tiêu chuẩn địa phương) an toàn về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh mang tính bắt buộc áp dụng chung, có các chế tài xử lý vi phạm

nếu không tổ chức thực hiện. Đây cũng có thể coi là một nội dung rất cần thiết, là hành lang pháp lý đảm bảo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh có thể nghiên cứu đề xuất bổ sung quy định giao Công an phường, xã, thị trấn là đơn vị tham mưu cho UBND cùng cấp về công tác PCCC tại khu dân cư, nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất (những cơ sở trước đây không thuộc diện quản lý về PCCC). Nghiên cứu giao Cảnh sát khu vực là người trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền về PCCC tại khu dân cư, nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất; trong đó, lực lượng bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ là nòng cốt của lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ.

3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy lực lượng làm công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định

Ngày 25/6/2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 47-CT/TW và chỉ rõ: “Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy còn buông lỏng, hiệu lực, hiệu quả chưa cao; vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy còn phổ biến”. Bởi vậy, định hướng trong thời gian tới, Chỉ thị nhấn mạnh cần: “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở các cấp. Phát huy trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc hướng dẫn các bộ, ban, ngành, địa phương thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy…”.

Như vậy, trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy của Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 115 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)