Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 50 - 54)

Từ thực tiễn công tác quản nhà nước về PCCC trên địa bàn tỉnh Yên Bái và thành phố Hồ Chí Minh có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nam Định như sau:

Một là, hoạt động PCCC phải biết dựa vào sức dân và phải phát huy

được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác PCCC. Để làm được điều này đòi hỏi sự lắng nghe của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và Nhân dân đối với công tác PCCC. Lực lượng Cảnh sát PC&CC phải tuyên truyền có hiệu quả để các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và Nhân dân thực sự hiểu được tính chất nguy hiểm, tác hại của cháy, hậu quả do cháy gây ra và trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành trong công tác PCCC; từ đó có sự trao đổi, bàn bạc để tạo sự thống nhất, đồng thuận, cùng triển khai thực hiện nhằm đạt được hiệu quả cao.

Hai là, việc triển khai thực hiện công tác QLNN về PCCC phải được

đặt trực tiếp dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể. Công tác phòng cháy, chữa cháy phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, được thực hiện thường xuyên, liên tục ở mỗi đơn vị, địa phương; góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và nâng cao đời sống của Nhân dân.

Ba là, lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát

PC&CC nói riêng phải thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo và triển khai thực hiện các biện pháp quản lý nhà

nước về PCCC. Quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý Nhà nước về PCCC phải luôn có sự chỉ đạo sát sao, chặt chẽ, gắn với việc đôn đốc, tổ chức kiểm tra thường xuyên, liên tục của cấp ủy và chính quyền địa phương; trong đó, lực lượng Công an phải thực sự là lực lượng chủ công, nòng cốt, xung kích và tham mưu đi đầu.

Hiện nay, nhận thức của một bộ phận người dân về công tác PCCC chưa cao; để cả hệ thống chính trị cũng như các cấp, các ngành và Nhân dân đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác PCCC thì đòi hỏi lực lượng Cảnh sát PC&CC phải thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng, chính quyền; trong quá trình tham mưu phải xác định được nhiệm vụ trọng tâm, thời gian, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm…; định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; đánh giá đúng thực trạng tình hình, kết quả thực hiện; chỉ rõ những tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân; đề ra những giải pháp, biện pháp để chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới; đồng thời nêu gương và nhân rộng đối với các mô hình, điển hình tiên tiến, xuất sắc trong hoạt động PCCC.

Bốn là, phải đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành

trong việc triển khai thực hiện công tác PCCC. Để triển khai công tác quản lý nhà nước về PCCC có hiệu quả, lực lượng Cảnh sát PC&CC cần tổ chức ký kết quy chế phối hợp với chính quyền địa phương, quân đội, bộ đội biên phòng, điện lực… nhằm tạo sự đồng thuận trong quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động quản lý nhà nước về PCCC.

Năm là, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ

PCCC cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành; vận động nhân dân và các tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ tự trang bị bình chữa cháy để đảm bảo sẵn sàng chữa cháy khi có đám cháy phát sinh. Làm tốt công tác phổ biến pháp luật để mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân nắm vững và tự giác chấp hành pháp luật về PCCC và các văn bản quy định hướng dẫn

thi hành pháp luật về PCCC; qua đó giúp hạn chế, đẩy lùi và làm giảm các nguy cơ, điều kiện phát sinh tai nạn cháy, nổ.

Sáu là, quan tâm đầu tư, xây dựng lực lượng PCCC chính quy và cơ sở

có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức gắn với việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên; trang bị đầy đủ các phương tiện và điều kiện cần thiết để lực lượng này ngày càng chính quy, hiện đại, góp phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bảy là, làm tốt công tác nắm địa bàn, điều tra, thống kê, phân loại cơ

sở; tăng cường và thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra chuyên đề đối với các địa bàn trọng tâm, trọng điểm gắn với việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về PCCC trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; kiên quyết xử lý đối với những hành vi đã được kiến nghị nhưng không khắc phục hoặc có khắc phục nhưng không triệt để.

Tám là, tăng cường công tác lập và tổ chức thực tập phương án chữa

cháy; nắm chắc thông tin về giao thông, nguồn nước; làm tốt công tác quản lý, bảo dưỡng trang thiết bị, phương tiện chữa cháy được cấp phát; đảm bảo lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng chiến đấu; duy trì công tác trực ban, trực chiến, trực chỉ huy 24/24 giờ để đảm bảo tiếp nhận và xử lý thông tin, yêu cầu chính xác khi có cháy xảy ra; tổ chức xuất xe nhanh và chữa cháy kịp thời không để xảy ra cháy lan, cháy lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.

Chín là, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Cụm dân cư, chung cư an

toàn về PCCC”, “Ngành hàng, quầy hàng kinh doanh trong chợ an toàn về PCCC”, “Cụm cơ quan, doanh nghiệp an toàn về PCCC”, “Các chuyên ngành như: xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, khách sạn - nhà nghỉ… an toàn về PCCC”.

Tiểu kết Chƣơng 1

Quản lý nhà nước về PCCC là một hoạt động quan trọng trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về an ninh, trật tự nói riêng. Hoạt động quản lý nhà nước về PCCC được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Để làm cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn tỉnh Nam Định ở Chương 2, Chương 1 đã tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận. Kết quả như sau:

- Xây dựng các khái niêm có liên quan: Khái niệm về cháy; khái niệm về PCCC; khái niệm quản lý nhà nước về PCCC…

- Phân tích làm rõ chức năng của các chủ thể quản lý nhà nước về PCCC và lực lượng Cảnh sát PC&CC.

- Phân tích làm rõ đối tượng, nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về PCCC; Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về PCCC.

- Rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ở một số địa phương và trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Đây là những tiêu chí quan trọng về lý luận trong quản lý nhà nước về PCCC, làm cơ sở cho khảo sát, đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG CHÁY,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)