Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng của địa phương ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 56 - 61)

phương ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy

Thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong gần 20 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Nam Định đã lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp

phần đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Cùng với cả nước, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Nam Định đã đạt được những thành tựu, kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể đến tốc độ đô thị hóa nhanh; sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; nhiều trụ sở, công trình phúc lợi được xây dựng phục vụ đời sống dân sinh; an ninh – quốc phòng được duy trì và củng cố; GDP tăng trưởng bình quân từ 7 – 8% mỗi năm; đời sống nhân dân trong tỉnh ổn định và từng bước được nâng cao.

Hiện nay, toàn tỉnh Nam Định đã quy hoạch và xây dựng 04 khu công nghiệp, 03 khu đô thị mới và 17 cụm công nghiệp, làng nghề ở các huyện, thành phố với nhiều nhà máy, xí nghiệp, công xưởng có quy mô, diện tích lớn; nhiều máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại được đầu tư, xây dựng và lắp đặt đưa vào sử dụng; trong đó có hơn 2500 cơ sở, trọng hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các mặt hàng, các nguyên liệu có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao.

Tỉnh Nam Định tập trung rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh; trong đó có các cơ quan, doanh nghiệp thuộc diện quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy. Các cơ sở này đang hoạt động tại 04 khu công nghiệp và xen lẫn trong các khu dân cư (hiện có nhiều khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao nhưng xe chữa cháy không tiếp cận được); các chợ loại II, siêu thị nhỏ, trung tâm thương mại và hàng nghìn hộ tiểu thương kinh doanh buôn bán. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 02 kho xăng dầu, tổng công ty gas, 04 trạm san nạp gas, cơ sở sản xuất hóa chất và hàng trăm cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao đang hoạt động trong 04 khu công nghiệp.

Qua thống kê, tỉnh Nam Định tổng cộng có 126 chợ các loại, 03 siêu thị và 02 trung tâm thương mại. Trong đó, 03 chợ (gồm chợ Rồng, chợ Mỹ Tho, chợ Cổ Lễ), 03 siêu thị (Big C, Micom, Mediamart), 02 trung tâm thương mại (trung tâm thương mại thị trấn Liễu Đề, trung tâm thương mại huyện Hải

Hậu) do Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh trực tiếp theo dõi, quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy; các chợ, trung tâm thương mại còn lại do Công an các huyện và thành phố quản lý, theo dõi chung.

Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, tỉnh có nền sản xuất công nghiệp phát triển tương đối sớm so với nhiều ngành nghề truyền thống, là một trong những trung tâm dệt may hàng đầu của cả nước.

Theo số liệu năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh ước đạt 30.609,9 tỷ đồng, tăng bình quân 8,25%. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ và giảm tỉ trọng về nông nghiệp, cụ thể: Về khu vực công nghiệp, xây dựng: giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng của tỉnh ước thực hiện 8.200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,41%, tốc độ tăng bình quân 12,84%; khu vực thương mại - dịch vụ ước thực hiện 8.608 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,92%, tốc độ tăng bình quân 7,01%; tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng mức lưu chuyển hàng hóa ở mức cao; khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản ước thực hiện 5000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,76%, tốc độ tăng bình quân 2,81% (theo Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2015 – 2019 của tỉnh Nam Định và Báo cáo số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định 06 tháng đầu năm 2019). Đến cuối năm 2018, đầu năm 2019, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện đại, phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ 19 và Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Ngoài ra, trong 06 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh Nam Định có 396 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.764 tỷ đồng, tăng 4,2% về số lượng doanh nghiệp (tương đương 16 doanh nghiệp) và

44,6% số vốn đăng ký (tức 1.162 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước, cùng với đó là 122 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị như: giao thông, cấp điện, cấp thoát nước… của Nam Định có bước phát triển mạnh; nhiều khu đô thị hiện đại, có hạ tầng đồng bộ đã được xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nhiều công trình có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật đã được đầu tư (như khu công nghiệp, ga đường sắt...). Hiện trên địa bàn tỉnh có 11 trạm điện 110KV, 01 trạm 220KV và trên 3.000 máy biến áp, đảm bảo đủ nhu cầu cho sinh hoạt và cho sản xuất công nghiệp. Những năm gần đây, đời sống nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện, nhiều khu dân cư hiện đại và văn minh được hình thành đã ngày càng góp phần thay đổi đáng kể diện mạo đô thị.

Nam Định có hệ thống giao thông đa dạng và thuận lợi, bao gồm:

+ Đường bộ: Quốc lộ 21 (đoạn qua Nam Định dài 75 km), quốc lộ 10 (đoạn qua Nam Định dài 34 km), tỉnh lộ 12 dài 20 km, tỉnh lộ 57 dài 17 km, tỉnh lộ 55 dài 51 km, tuyến đường 56 liên tỉnh dài 70 km.

+ Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua Nam Định dài 42km, với 06 ga.

+ Đường thuỷ: Hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài 251km cùng với hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long thuận lợi trong việc phát triển vận tải thuỷ nội địa.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cũng như có cơ chế, chính sách để khuyến khích và ưu đãi đầu tư; cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư. Đến tháng 9 và cuối năm 2018, tính riêng trên địa bàn các khu công nghiệp của tỉnh Nam Định có 175 dự án đầu tư của 150 nhà đầu tư thứ cấp; trong đó có 40 dự án của 37 nhà đầu tư nước ngoài. Tổng số

vốn đăng ký là trên 7.412 tỷ đồng, tương đương 775,2 triệu USD; vốn thực hiện là khoảng 4.219 tỷ đồng, tương đương 457,6 triệu USD, tức 57% và bằng 59% vốn đăng ký. Ngoài ra, một số dự án lớn đang được UBND tỉnh thu hút đầu tư gồm: Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định I với số vốn đăng ký là 2.072,2 triệu USD, Nhà máy chuyên sản xuất các loại sản phẩm từ da của Công ty TNHH Yamani Dynasty (Đài Loan) với số vốn đầu tư đăng ký trên 50 triệu USD đã đi vào hoạt động hiệu quả.

Tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên, dân số ở mức tương đối và trung bình so với cả nước; tập trung nhiều cơ quan, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, đơn vị quân đội… Trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, Công an, Quân đội, trong đó trực tiếp là lực lượng Cảnh sát PC&CC tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức về công tác PCCC cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh, như: xây dựng các mô hình “Cụm dân cư, chung cư an toàn về PCCC”, “Cụm cơ quan an toàn về PCCC”, “Khu vực an toàn về PCCC”, “Ngành hàng, quầy hàng, sạp hàng kinh doanh trong chợ an toàn về PCCC”, “Các chuyên ngành xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, khách sạn - nhà nghỉ, karaoke, cầm đồ an toàn PCCC”… hay như mô hình vận động nhân dân, tiểu thương kinh doanh trong chợ tự trang bị bình chữa cháy; tổ chức ký kết quy chế phối hợp trong xây dựng phong trào toàn dân PCCC và quản lý nhà nước về PCCC….; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và phát động xây dựng phong trào toàn dân PCCC trong cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư và trường học theo phương châm “Dân hiểu, dân bàn, dân thực hiện” trong công tác PCCC; bước đầu cho thấy nhận thức về công tác PCCC của người dân đã được nâng lên. Đến nay, 100% tiểu thương kinh doanh tại các chợ đã ký cam kết đảm bảo an toàn về PCCC và tự trang bị bình chữa cháy; 100% hộ gia đình kinh doanh tại

nhà tự trang bị bình chữa cháy và 100% hộ dân ký cam kết tiêu chí hộ an toàn về PCCC; 100% cơ quan, doanh nghiệp trang bị phương tiện chữa cháy và thành lập lực lượng PCCC cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)