Số lượng dân số: Dân số là cơ sở để hình thành lực lƣợng lao động. Sự biến động dân số thể hiện ở hai dạng: biến động dân số tự nhiên thông qua sinh đẻ - chết và biến động dân số cơ học do di chuyển dân số giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa đơn vị hành chính này với đơn vị hành chính khác dẫn đến tăng, giảm số lƣợng dân số nhất định.
Dân số là một lợi thế của mỗi quốc gia, dân số đông, dân số trẻ là nguồn lực rất quý báu để đóng góp vào sự phát triển của đất nƣớc. Tuy nhiên, dân số đông cũng là mối trở ngại, dân số đông dẫn đến nguồn lao động dƣ thừa: Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế phát triển chậm số chỗ làm việc ít, trong khi lực lƣợng lao động nhiều và tăng nhanh dẫn đến tình trạng mất cân đối về cung - cầu sức lao động, thất nghiệp và thiếu việc làm là phổ biến.
Chất lượng lao động: Đƣợc thể hiện qua sức khỏe, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề. Chất lƣợng lao động có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất lao động.
Trong quá trình đầu tƣ phát triển, do chuyển giao công nghệ mới với nƣớc ngoài hoặc đƣa những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, thị trƣờng lao động chƣa cung ứng đủ sức lao động cần thiết cho các doanh nghiệp. Hoặc do những nguyên nhân khác, chẳng hạn việc đào tạo nguồn lao động chƣa đƣợc chú trọng đúng mức … nên chất lƣợng lao động chƣa đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng sức lao động, hoặc do cơ cấu ngành nghề thay đổi, một số ngành nghề cũ mất đi trong khi có những ngành nghề mới xuất hiện, cung về sức lao động chƣa thích ứng kịp với sự thay đổi
đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp không phải do thiếu chỗ làm việc.