Nâng cao chất lượng thông qua đào tạo nghề:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 53 - 54)

Quy hoạch mạng lƣới các trƣờng dạy nghề trên địa bàn tỉnh: Với mục tiêu phát triển mạng lƣới cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – x hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có đủ năng lực tiếp cận với trình độ khoa học tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động, Tỉnh đ phê duyệt 10 nghề trọng điểm theo Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/6/2013 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và X hội, trong đó có 04 nghề trọng điểm cấp khu vực ASEAN, 06 nghề trọng điểm cấp độ quốc gia.

Tỉnh Kiên Giang hiện có 01 trƣờng cao đẳng nghề, 04 trƣờng trung cấp nghề và 01 cơ sở đào tạo ngoài công lập. Giai đoạn 2012-2016 đ đào tạo nghề cho 192.219 ngƣời gồm cao đẳng 1.976, trung cấp 4.240 ngƣời, sơ cấp nghề là 34.493 ngƣời, dạy nghề dƣới 3 tháng là 151.510 ngƣời), nâng tổng số lao động đ qua đào tạo nghề lên 472.865 ngƣời. Tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 43%. Tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm chiếm khoảng 75%.

Qua 5 năm tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, chất lƣợng nguồn lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn từng bƣớc đƣợc nâng lên, góp phần nâng cao nhận thức, thói quen canh tác, tác phong làm việc của lao động theo hƣớng tiếp cận tác phong làm việc công nghiệp; thông qua học nghề, ngƣời dân đ ứng dụng kỹ thuật để tăng năng suất, chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ, nâng cao thu nhập từng bƣớc giảm nghèo và giảm dần khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần tăng trƣởng kinh tế và ổn định tình hình trật tự – x hội của địa phƣơng.

Bên cạnh hoạt động dạy nghề tập trung của các cơ sở dạy nghề. Thời gian qua các đơn vị dạy nghề đ tổ chức các hình thức dạy nghề lƣu động đƣa các lớp dạy nghề xuống các x vùng sâu, vùng khó khăn. Nhìn chung các hoạt động này đ góp phần tạo nên sự đa dạng về hình thức, phƣơng pháp dạy nghề trên địa bàn tỉnh tuy còn nhiều hạn chế nhƣng phần nào đ đáp ứng đƣợc nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh.

Các cơ sở dạy nghề đ từng bƣớc chú ý đến việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động sau khi đào tạo với các hình thức nhƣ: Ký hợp đồng đào tạo theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho ngƣời lao động sau khi tốt nghiệp mới các doanh nghiệp về cơ sở tuyển dụng sau mỗi khóa học…Tạo thuận lợi cho ngƣời lao động tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm. Bƣớc đầu đ có sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động, các doanh nghiệp đ tham gia với cơ sở dạy nghề trong việc hoàn thiện nội dung, chƣơng trình dạy nghề theo yêu cầu của họa động sản xuất kinh doanh; nhận học sinh vào thực tập và làm việc tại doanh nghiệp.

Nhìn chung, ngƣời lao động luôn có tâm lý chọn những công việc ít phải lao động nặng nhọc mà lƣơng lại cao nên luôn có xu hƣớng lựa chọn đại học và những ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế - x hội đ dẫn tới tình trạng mất cân đối trong quá trình đào tạo, ngƣời đƣợc đào tạo ra không tìm đƣợc việc làm và gây không ít khó khăn đối với hoạt động dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)