Trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 33 - 36)

Trình độ phát triển kinh tế - x hội tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt đời sống dân cƣ của một quốc gia. Kinh tế tăng trƣởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, khoản ngân sách nhà nƣớc nói chung và nguồn kinh tế dƣ thừa trong gia đình nói riêng không ngừng tăng lên, con ngƣời có điều kiện để đầu tƣ, tái tạo lại sức lao động thông qua vai trò giáo dục, đào tạo. Ngƣợc lại, khi giáo dục và đào tạo phát triển, hệ quả tất yếu kéo theo là sự gia tăng về hàm lƣợng trí tuệ đƣợc m hóa nhiều hơn ở ngƣời lao động, tức là chất lƣợng nguồn lao động đƣợc cải thiện và nâng cao. Tác động ngƣợc lại, nguồn lao động có chất lƣợng trở thành động lực nội sinh thúc đẩy phát triển kinh tế - x hội.

Vốn đầu tư: Vốn là vấn đề rất quan trọng trong việc tạo thêm nguồn việc cho Ngƣời lao động, nó càng đặc biệt quan trọng hơn đối với Việt Nam. Chính vì vậy, việc huy động mọi nguồn vốn nhằm tạo thêm nhiều chỗ làm mới là hết sức quan trọng. Những năm gần đây, Nhà nƣớc đ đề ra nhiều chính sách nhằm thu hút vốn từ nhiều nguồn đề đẩu tƣ tạo mở việc làm nhƣ: Tăng cƣờng vốn từ ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ phát triển sản xuất thông qua các chƣơng trình lớn kinh tế x hội Quỹ Quốc gia về việc làm, chƣơng trình giảm nghèo, chƣơng trình đƣa Ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài…); huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi có trong nhân dân thông qua việc tạo điều kiện phát triển bình đẳng các thành phần kinh tế, khuyến khích thành lập và phát triển các doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp...; tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài thông qua mở rộng các quan hệ quốc tế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi thu hút vốn đầu từ nƣớc ngoài...

Bất kỳ một quốc gia nào, khi ban hành các chính sách nhằm phát triển kinh tế - x hội cũng đều cân nhắc kỹ lƣỡng giữa phát triển kinh tế với ổn định x hội, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Theo đó, tùy từng thời kỳ mà việc lựa chọn và áp dụng công nghệ vào các lĩnh vực hoạt động là khác nhau. Những lĩnh vực hoạt động quan trọng, then chốt là nền tảng để phát triển thì cần lựa chọn công nghệ cao, những lĩnh vực hoạt động khác thì tùy theo điều kiện về vốn, về lực lƣợng lao động mà sử dụng công nghệ phù hợp vừa đảm bảo không làm tăng thất nghiệp và phát triển bền vững. Nếu lựa chọn công nghệ cao thì vốn đầu tƣ nhiều, năng suất cao nhƣng lại tạo ra ít chỗ làm việc mới và đòi hỏi chất lƣợng lao động cao. Ngƣợc lại, nếu sử dụng công nghệ thấp thì vốn đầu tƣ ít, năng suất thấp nhƣng lại thu hút đƣợc nhiều ngƣời vào làm việc.

Sự thay đổi về c cấu kinh tế: Trong quá trình phát triển nền kinh tế - x hội, cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo hƣớng tăng tỷ trọng GDP ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm hợp lý khu vực nông – lâm – ngƣ nghiệp. Sự thay đổi cơ cấu GDP giữa ba khu vực kinh tế cơ bản dẫn đến cơ cấu nguồn việc làm cũng thay đổi tƣơng ứng. Các nƣớc phát triển có tỷ trọng GDP của khu vực dịch vụ là cao nhất, kế đến là công nghiệp – xây dựng và cuối cùng là nông nghiệp nên cơ cấu nguồn lực tƣơng ứng lần lƣợt theo từng khu vực khoảng 60%, 30% và 10%. Sự thay đổi này là tất yếu do nhu cầu của x hội nông nghiệp tăng chậm hơn sự thay đổi nhu cầu công nghiệp, dịch vụ; mặt khác, chính sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lao động và phát triển nông nghiệp.

Phát triển c sở hạ tầng: Sự phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện quan trọng mà các nhà đầu tƣ quan tâm khi quyết định mở cơ sở sản xuất kinh doanh hay không. Thực tế cho thấy, nơi nào có cơ sở hạ tần tốt thì nơi đó có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Các khu công nghiệp,

khu chế xuất cũng phải thực hiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng mới thu hút đƣợc đầu tƣ. Đầu tƣ càng nhiều, tạo việc làm càng nhiều. Mặt khác, nếu quy hoạch, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hợp lý trên diện rộng là điều kiện phát triển đồng đều giữa các khu vực, các vùng kinh tế từ đó mà giảm áp lực về việc làm cho các vùng kinh tế.

Mức tiền công: Ở một số nƣớc, Chính phủ và Công đoàn trong khi đấu tranh với giới chủ, đ đạt đƣợc mức tiền công thỏa thuận cao hơn mức tiền công cân bằng của thị trƣờng sức lao động. Trong trƣờng hợp này, quy luật cung cầu hoạt động s làm cho cầu về sức lao động giảm xuống, cung về sức lao động lại tăng lên, hiện tƣợng mất cân bằng cung cầu sức lao động xuất hiện gây nên tình trạng thất nghiệp. Hiện tƣợng thất nghiệp này xảy ra ngay khi nền kinh tế có thể vẫn còn chỗ làm việc.

C cấu tiêu dùng của thị trường hàng hóa, dịch v thay đổi: Sức sản xuất, dịch vụ bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của x hội. Cơ cấu tiêu dùng của x hội luôn thay đổi đòi hỏi cơ cấu sản xuất, dịch vụ cũng phải thay đổi theo. Lúc đó, quy mô của một số lĩnh vực hoạt động tăng lên cần thêm nhu cầu về lao động; trong khi quy mô của một số lĩnh vực hoạt động khác phải thu hẹp dẫn đến có một lƣợng lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp do chƣa đƣợc đào tạo đáp ứng yêu cầu mới về sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch vụ.

Hệ thống thông tin về thị trường lao động: Trong khi các quốc gia phát triển có đầy đủ các kênh thông tin về thị trƣờng lao động để chắp nối cung - cầu lao động thì ở các nƣớc đang phát triển, hệ thống này chƣa hoàn chỉnh: Các thông tin về cung - cầu lao động đƣợc truyền tải chƣa có hệ thống, mang tính chắp vá và chủ yếu là thủ công dẫn đến Ngƣời lao động vẫn thất nghiệp trong khi ngƣời sử dụng lao động vẫn không tuyển đƣợc ngƣời.

Điều kiện tự nhiên: Không ai phủ nhận đƣợc tầm quan trọng của điều kiện tự nhiên trong phát triển kinh tế - x hội. Vị trí địa lý, yếu tố khí hậu thuận lợi; tài nguyên, đất đai nhiều, đa dạng, phong phú tạo ƣu thế và điều kiện thuận lợi mở rộng nguồn việc cho Ngƣời lao động. Chính điều nay nhắc nhở chúng ta phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá đó, phát huy thế mạnh để tạo mở việc làm và tăng thêm thu nhập cho Ngƣời lao động thông qua các hoạt động khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)