Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 81 - 93)

- Công tác Giải quyết việc làm:

33 Đề uất ảp áp oà nt ện quản lý nà nƣớ về lo độn trên đị bàn tỉn K ên G n

3.3.6. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm cho người lao động

3.3.6.1. Đào tạo nghề

- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nƣớc:

+ Phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nƣớc về giáo dục nghề nghiệp tập trung vào xây dựng quy hoạch, kế hoạch, định hƣớng phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh không phân biệt cấp quản lý và hình thức sở hữu. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có quyền tự chủ, tự chịu trách nhịêm về hoạt động của mình trong khuôn

khổ pháp luật quy định.

+ Tăng cƣờng các biện pháp quản lý chất lƣợng đào tạo. Thƣờng xuyên giám sát và thanh, kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích x hội giám sát chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp.

+ Phân bố và phát triển hệ thống, mạng lƣới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả của hệ thống mạng lƣới các trƣờng, trung tâm hiện có; đồng thời sắp xếp, kiện toàn và thành lập mới các trƣờng phù hợp với phân bố dân cƣ và thế mạnh kinh tế tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động và doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

+ Củng cố, phát triển và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nƣơc về giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô mạng lƣới giáo dục nghề nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - x hội của tỉnh.

+ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh kịp thời tham mƣu cho Tỉnh ủy, Hội đồng

nhân dân, Ủy ban nhân dan tỉnh trong xây dựng các chƣơng trình, đề án, dự án, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp.

- Đẩy mạnh tuyên truyền và phân luồng học sinh

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều hình thức, nhằm giúp ngƣời dân nắm bắt thông tin về thị trƣờng lao động, các chính sách khuyến khích ngƣời dân và lao động trong độ tuổi tích cực tham gia học tập các cấp trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp để giải quyết việc làm, thu nhập ổn định.

+ Xây dựng kế hoạch phân luồng, hƣớng nghiệp học sinh sau trung học cơ sở theo tỷ lệ % vào học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng năm cụ thể; chỉ đạo các trƣờng trung học phổ thông, trung học cơ sở hƣớng nghiệp và tƣ vấn cho học sinh cuối cấp về công tác phân luồng, liên thông trong đào tạo, định hƣớng nghề nghiệp và các cấp đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp, dự báo nhu cầu thị trƣờng lao động đang có yêu cầu tuyển dụng lao động, việc làm sau tốt nghiệp ... để học sinh lựa chọn phù hợp với khả năng của gia đình và bản thân.

- X hội hoá và gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp

+ Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh nhằm thu hút và đẩy mạnh phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập, ƣu tiên phát triển các cơ sở ngoài công lập đầu tƣ tại các vùng khó khăn, vùng có nhiều lao động đang thiếu việc làm; các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh đầu tƣ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ yếu là đào tạo chất lƣợng cao); liên doanh, liên kết trong thực tập của sinh viên, học sinh, trong tuyển dụng và đào tạo cho lao động đang làm việc tại doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng.

+ Tăng cƣờng liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, tập đoàn lớn thuộc những ngành nghề phục vụ khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh và các địa phƣơng, nhất là về công nghệ sinh học, kỹ thuật công nghệ, tài chính, tiền tệ và du lịch chất lƣợng cao ... nhằm gắn kết giữa đào tạo với ứng dụng thực tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp định hƣớng phát triển của tỉnh đến năm 2020.

+ Xây dựng cơ chế chính sách theo hƣớng đặc thù, mở rộng ƣu đ i đầu tƣ đối với các tổ chức, cá nhân thành lập Trƣờng cao đẳng, Trƣờng trung cấp ngoài công lập tại các địa bàn chƣa có cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc đ có nhƣng quy mô của các cơ sở không đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Nâng cao chất lƣợng nhà giáo

+ Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và các bộ quản lý giáo dục. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính

sách của tỉnh liên quan đến thu hút những ngƣời có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tuyển dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giỏi về làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

+ Tập trung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiến tới đạt chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, chuẩn ngoại ngữ và tin học đảm bảo chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh, đáp ứng yêu cầu trong hội nhập khu vực và thế giới.

+ Dành nguồn ngân sách thỏa đáng cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý và nhà giáo thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp; đồng thời huy động từ nhiều nguồn kinh phí khác kết hợp với đóng góp của cá nhân tham gia học tập, bồi dƣỡng đạt chuẩn theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp.

- Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

+ Ƣu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn nhằm tăng cƣờng, nâng cao chất lƣợng đào tạo từng bƣớc đạt chuẩn đào tạo quốc gia, khu vực và thế giới; bố trí đủ kinh phí do ngân sách Trung ƣơng phân bổ về tỉnh thông qua các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình đầu tƣ có mục tiêu, các dự án nghề trọng điểm … cùng với nguồn vốn đối ứng của tỉnh để thực hiện đạt yêu cầu trong phát triển mạng lƣới giáo dục nghề nghiệp.

+ Tiếp tục đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học để nâng cao chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp theo hƣớng chuẩn hóa và hiện đại. Trong đó, ƣu tiên đầu tƣ xây dựng hệ thống các trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp hiện chƣa đạt chuẩn, không đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng đào tạo.

+ Bố trí kinh phí tập trung triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ƣu tiên đào tạo nghề cho chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch.

- Đổi mới, đẩy mạnh nâng cao chất lƣợng đào tạo

+ Tập trung đào tạo lao động tiến tới đạt chuẩn đầu ra, trong đó chú trọng ngƣời học phải có kiến thức lý thuyết và kỹ thuật chuyên ngành cơ bản để tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức pháp luật và kiến thức

bảo vệ môi trƣờng cơ bản liên quan đến hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực đào tạo. Đối với kỹ năng ngƣời đƣợc đào tạo phải thành thạo thực hành, nắm vững kỹ thuật chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ thông thƣờng; có kỹ năng tổng hợp để xử lý một số vấn đề kỹ thuật tƣơng đối phức tạp của ngành; có kỹ năng cơ bản về ngoại ngữ; có năng lực về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ đ đƣợc đào tạo; có khả năng tự định hƣớng trong giải quyết công việc và phát triển nghề nghiệp; có năng lực đƣa ra đƣợc kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ và lập kế hoạch, điều phối, đánh giá các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ.

+ Xây dựng chƣơng trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp ở các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng cần quy định cụ thể về chuẩn kiến thức, kỹ năng của ngƣời học sau khi tốt nghiệp; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề phù hợp với từng trình độ đào tạo. Chƣơng trình phải bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trƣờng lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lƣợng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Định kỳ phải

đƣợc rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

- Giải pháp về quản lý chất lƣợng đào tạo

Định kỳ hàng năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng các tiêu chí, thành lập hội đồng để tự đánh giá chất lƣợng đào tạo của cơ sở mình, trên cơ sở đó các cơ sở có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chƣơng trình, giáo trình, cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên.

- Giải pháp về hợp tác quốc tế

+ Mở rộng quan hệ trao đổi và hợp tác lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp với các tỉnh trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tăng cƣờng xúc tiến vận động đầu tƣ và tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp có

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tổ chức và Việt kiều hỗ trợ và đầu tƣ phát triển giáo dục nghề nghiệp.

+ Tăng cƣờng hợp tác quốc tế với các nƣớc ASEAN và các tổ chức phi chính phủ; song song với việc thông qua các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang đầu tƣ tại Kiên Giang để đẩy mạnh liên kết đào tạo, giao lƣu học tập với các Trƣờng trong khối theo định hƣớng phát triển cộng đồng ASEAN trong thời gian tới.

3.3.6.2. Phát triển thị trường lao động

Bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng, nƣớc ta có những chuyển mình mạnh

m về kinh tế và x hội. Sự biến đổi này luôn kéo theo sự phát triển về lao động và thị trƣờng lao động; Ngành sản xuất ngày càng đa dạng kéo theo sự đa dạng về lao động đặt ra các bài toán ngày càng phức tạp về điều chỉnh cơ cấu lao động và quản lý lao động cho mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng. Việc quản lý tốt nguồn lao động giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu lao động qua các chính sách hợp lý, thu hút lao động có trình độ cao tại chỗ và từ nơi khác về địa phƣơng. Giải quyết đƣợc các bài toán về cung, cầu lao động đảm bảo

cung cấp đủ lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn, tạo việc làm cho lao động tại chỗ, tạo trƣờng thuận lợi tại địa phƣơng hấp dẫn các các nhà đầu tƣ và Ngƣời lao động.

Hiện nay, việc quản lý lao động, phân tích cơ cấu, nhu cầu lao động tại Kiên Giang còn mang tính thủ công, sử dụng các phƣơng pháp truyền thống nhƣ điều tra, thu thập thông tin dựa trên những báo cáo,… Các phƣơng pháp này đang bộc lộ nhƣợc điểm là không thể cập nhật các thông tin về lao động, nhu cầu lao động, quản lý lao động một cách nhanh, kịp thời và tin cậy.

Vì vậy, với mục đích tạo cho Ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, cơ sở đào tạo nghề, nhà đầu tƣ ngày càng có nhiều điều kiện nắm bắt thông tin về thị trƣờng lao động thì trong thời gian tới cần thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau :

- Trƣớc mắt, khi chƣa đủ lực về kinh phí và cán bộ, cần tập trung xây dựng, tổ chức thực hiện, duy trì và phát triển những công việc sau:

+ Xây dựng trang Web “Ngƣời tìm việc, việc tìm ngƣời” và triển khai việc nắm nguồn lao động có nhu cầu việc làm đến từng huyện, x .

+ Triển khai thực hiện “Sàn giao dịch” về lao động và việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động-Thƣơng binh và X hội theo định kỳ hàng tháng hoặc quý nhằm tạo điều kiện gặp gỡ, giao lƣu thƣờng xuyên giữa các bên.

+ Điều tra, khảo sát nhằm đánh giá về thực trạng lao động - việc làm trên địa bàn tỉnh hàng năm, qua đó đề ra những giải pháp sát hợp với yêu cầu giải quyết việc làm ở địa phƣơng.

+ Tổ chức mạng lƣới thống kê về lao động - việc làm một cách thƣờng xuyên từ x , phƣờng, thị trấn thông qua công chức lao động - thƣơng binh và

Trang bị đủ phƣơng tiện làm việc; đào tạo nghiệp vụ thống kê về lao động, giải quyết việc làm; có chế độ bồi dƣỡng phù hợp cho công chức lao động - thƣơng binh và x hội, công chức văn hóa - x hội và cộng tác viên tại mỗi địa phƣơng.

- Về lâu dài, nhằm rộng hơn và hiện đại hóa giao diện nhận biết thông tin giữa các bên thì tỉnh cần đầu tƣ xây dựng “Hệ thống thông tin và quản lý thông tin thị trường lao động” qua mạng máy tính phủ sóng toàn tỉnh và kết nối toàn quốc.

Mục tiêu chung là hình thành và đƣa vào vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin thị trƣờng lao động phục vụ cho công tác quản lý lao động và tạo ra một thị trƣờng trực tuyến phục vụ cho các doanh nghiệp, Ngƣời lao

động, cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Nội dung thực hiện gồm: + Đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống thông tin thị trƣờng lao động;

+ Khảo sát, xây dựng hệ thống phần mềm quản lý thông tin thị trƣờng lao động;

+ Đào tạo, triển khai vận hành, ứng dụng quản lý thông tin thị trƣờng lao động;

Ứng dụng của “Hệ thống thông tin và quản lý thông tin thị trƣờng lao động” qua mạng máy tính với các phân hệ sau:

. Phân hệ cập nhật thông tin Ngƣời lao động gồm: Thông tin chung họ và tên, giới tính, số chứng minh nhân dân, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thƣ điện tử, trình độ học vấn); Thông tin về nghề nghiệp trình độ chuyên môn - nghề, kinh nghiệm làm việc, ngoại ngữ); Thông tin về yêu cầu của Ngƣời lao động công việc, mức lƣơng đề xuất, điều kiện làm việc…) và các thông tin bổ sung khác.

gồm: Thông tin chung Tên, ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thƣ điện tử, fax); Thông tin về việc làm số lƣợng tuyển dụng theo công việc, yêu cầu về chuyên môn - nghề, về kinh nghiệm làm việc, về ngoại ngữ…); Thông tin liên quan đến Ngƣời lao động mức lƣơng, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt…) và các thông tin bổ sung khác tỷ lệ tăng trƣởng về nhân sự, xu hƣớng phát triển…).

. Phân hệ cập nhật thông tin cơ sở đào tạo gồm: Thông tin chung Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, quy mô, thƣ điện tử, fax); Thông tin về lĩnh vực đào tạo ngành nghề đào tạo, những việc làm đƣợc sau tốt nghiệp…); Thông tin liên quan đến ngƣời đi học đối tƣợng đầu vào, học phí, điều kiện học tập, điều kiện sinh hoạt, quyền lợi…) và các thông tin bổ sung khác Đội ngũ cán bộ - giáo viên, xu hƣớng phát triển…).

. Phân hệ tra cứu thông tin Ngƣời lao động tìm, tự tạo việc làm; đi học), tuyển dụng ngƣời sử dụng lao động), tuyển đào tạo cơ sở đào tạo).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)