Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyển si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 80 - 83)

Trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý hộ tịch nói riêng trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức quản lý hộ tịch trong hệ thống quản lý nhà nước ở cơ sở, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ Nhân dân, sát với Nhân dân, được Nhân dân tin cậy.

Hai là, thực hành dân chủ thực sự trong các tổ chức quản lý hộ tịch của hệ thống hành chính ở địa phương, theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của dân trên cơ sở thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân chủ đại diện. Quy định cụ thể việc thực hiện quyền giám sát của Nhân dân đối với hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về hộ tịch nói riêng và thay thế người không đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trong giai đoạn hiện nay. Phát huy dân chủ phải đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật.

Ba là, xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về hộ tịch.

Để có được đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020, việc xây dựng và triển khai quy hoạch đội ngũ công chức này là một yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan tư pháp địa phương phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng quy hoạch tuyển dụng bổ sung, bố trí công chức phù hợp, tiếp tục cho công chức đi đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Quy hoạch công chức quản lý hộ tịch cấp xã, xác định theo mốc thời

gian đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 để bảo đảm xây dựng đội ngũ cán bộ trước mắt cũng như lâu dài, tạo cơ sở để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có và đào tạo bổ sung cho những biến động, thay đổi hoặc thực hiện việc bố trí, điều động, luân chuyển và thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức này. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý hộ tịch, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch ở cấp xã, quan tâm đến việc quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch đặc biệt là cán bộ, công chức nữ.

Bốn là, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai. Đối với các xã như: Si Ma Cai, Lùng Sui, Nàn Sán, Quan Thần Sán cần bố trí cán bộ làm công tác Tuyên vận phù hợp để đưa công chức Tư pháp - Hộ tịch về đúng ví trí, chức năng của chức danh công chức tham mưu, giúp việc cho UBND các xã về lĩnh vực tư pháp, hộ tịch. Cấp ủy, chính quyền các xã cũng cần đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, đánh giá đúng năng lực thực tế việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, tránh nể nang, hình thức, cào bằng từ đó có sự bố trí cán bộ, công chức phù hợp với trình độ, năng lực, phát huy được hiệu quả trong công tác quản lý ở cơ sở. Mặc dù công chức Tư pháp - Hộ tịch gắn với tiêu chuẩn chuyên môn được đào tạo và được UBND cấp huyện tuyển dụng, nhưng nếu công chức đó kém năng lực chuyên môn, không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì cấp ủy, chính quyền cơ sở cũng nên mạnh dạn bố trí sang công việc khác và tuyển chọn những người có năng lực thực sự vào những vị trí công tác này.

Năm là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý hộ tịch.

Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định trong việc kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý hộ tịch. Các cơ quan chức năng cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề để cập nhật các kiến thức, thông tin mới của các văn bản quy phạm pháp luật về công tác tư pháp và cải cách tư pháp, đặc biệt trong điều kiện mở rộng hội nhập hiện nay. Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ như soạn thảo văn bản; phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải, tin học….để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý hộ tịch. Có chính sách khuyến khích, động viên, hỗ trợ cho cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời có chính sách đào tạo nguồn cán bộ, công chức tại chỗ và thu hút những người được đào tạo đại học luật về làm việc tại huyện Si Ma Cai.

Ngoài ra, bản thân những cán bộ, công chức làm công tác quản lý hộ tịch phải tự học tập, tích lũy kiến thức lý luận và thực tiễn để làm tốt nhiệm vụ của mình. Việc nắm chắc các quy định của pháp luật về hộ tịch cũng như các quy định khác có liên quan như Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Quốc tịch, phong tục, tập quán địa phương của cán bộ, công chức góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyển si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)