Yếu tố pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyển si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 37 - 41)

Trên cơ sở các quan điểm của Đảng về công tác quản lý hộ tich, Nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hộ tịch như: Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch; Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP; Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn

nhân gia đình và chứng thực; Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. ) (cả hộ tịch trong nước và hộ tịch có yếu tố nước ngoài).

Ngày 20/11/2014, Luật Hộ tịch đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 8 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Luật Hộ tịch được ban hành nhằm luật hóa các quy định về đăng ký, quản lý hộ tịch trong các Nghị định của Chính phủ đã được thực tiễn kiểm nghiệm, bảo đảm tính kế thừa và phát triển, cụ thể hóa thẩm quyền và quy trình thực hiện công tác hộ tịch.

Trên cơ sở quy định của Luật, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy định để cụ thể hóa pháp luật, đưa pháp luật về hộ tịch vào thực tế đời sống xã hội, cụ thể đó là Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Bộ Tư pháp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch để bảo đảm các nội dung của Luật được triển khai thực hiện có hiệu quả.

Đối với tỉnh Lào Cai, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND ngày 07/7/2014 về các các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh Lào Cai, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 về thu lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Ngoài ra, UBND tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành Chỉ thị số 05/2008/CT-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2008 về tăng cường thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và công tác chứng thực trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch đã được xây dựng một hệ thống tương đối đầy đủ và đồng bộ; thường xuyên được sửa đổi, bổ sung đã đáp ứng nhu cầu quản lý trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng nhu cầu của công dân, góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm cho cán bộ, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật về hộ tịch vẫn còn có những hạn chế nhất định như quy trình ban hành văn bản còn chưa thiết thực, thủ tục còn rườm rà, đôi khi khó thực hiện như quy định đề ra... điều này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xem xét, điều chỉnh, sửa đổi để pháp luật về hộ tịch ngày càng hoàn thiện.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 tập trung làm rõ cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về hộ tịch. Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Đó là các sự kiện: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử; Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Quản lý hộ tịch là một nội dung của quản lý nhà nước do các chủ thể có thẩm quyền (trước hết và chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền) thực hiện trên cơ sở pháp luật và để thi hành pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch, góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Làm rõ nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch, thẩm quyền trách nhiệm của UBND cấp xã trong công tác quản lý nhà nước về hộ tịch với các nộ dung: Tiêu chuẩn đội ngũ công chức làm công tác quản lý hộ tịch của cấp xã; công tác tuyên truyền về pháp luật hộ tịch, trách nhiệm của cấp xã trong đăng ký hộ tịch; công tác quản lý, sử dụng các hồ sơ, biểu mẫu về hộ tịch; công tác quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hộ tịch; trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hộ tịch.

Luận văn cũng đánh giá các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật tác động đến hoạt động quản lý hộ tịch làm căn cứ phân tích sự tác động của đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương đến hoạt động quản lý hộ tịch.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyển si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 37 - 41)