Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyển si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 57 - 61)

Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Tiếp tục chỉ đạo công chức Tư pháp- Hộ tịch các xã thực hiện tốt việc đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn xã đảm bảo theo quy định. Trong năm 2016 các xã đã đăng ký khai sinh là 828 trường hợp, trong đó: đúng hạn là 546 trường hợp, quá hạn là 269 trường hợp, đăng ký lại 13 trường hợp, xác định lại dân tộc 02 trường hợp; thay đổi cải chính 01 trường hợp. Đăng ký kết hôn được 271 cặp. Đăng ký khai tử là 92 trường hợp [31].

Bảng 2.1: Số liệu đăng ký hộ tịch từ năm 2013 đến năm 2016 của các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai

Nội dung đăng ký

HT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng

số Đúng hạn Quá hạn Đăng ký lại Tổng số Đúng hạn Quá hạn Đăn g ký

lại Tổng

số Đúng hạn Quá hạn ký lại Đăng Tổng số Đúng hạn Quá hạn Đăn g ký lại Đăng ký khai sinh 1071 764 286 21 931 698 217 16 898 664 226 8 828 546 269 13 Đăng ký khai tử 103 101 2 155 113 42 84 79 5 92 92 Đăng ký kết hôn 247 245 2 277 273 4 212 210 2 271 Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc 1 1 3 3 3 Nguồn: [31].

2.2.4. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật hộ tịch hộ tịch

Công tác tuyên truyền PBGDPL nói chung và tuyên truyền pháp luật về quản lý hộ tịch nói riêng được cấp ủy, chính quyền huyện Si Ma Cai và các xã

đặc biệt quan tâm nhằm từng bước nâng cao nhận thức của Nhân dân, góp phần thực hiện tốt các quy định của pháp luật về hộ tịch trên địa bàn.

Hằng năm, Hội đồng PBGDPL huyện được kiện toàn và duy trì hoạt động, tổ chức các hội nghị triển khai các văn bản pháp luật mới, tổ chức triển khai Ngày pháp luật, tổ chức các hội nghị Báo cáo viên pháp luật (thành phần gồm: thành viên Hội đồng PBGDPL huyện, Báo cáo viên pháp luật cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã).

Cấp uỷ, chính quyền các xã luôn quan tâm đến công tác Tư pháp - Hộ tịch, đến nay có 13/13 xã bố trí 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch có đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng PBGDPL và đội ngũ tuyên truyền viên thường xuyên được củng cố kiện toàn, chất lượng chuyên môn công tác tư pháp - hộ tịch của UBND các xã đã có nhiều chuyển biển tích cực góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Trong công tác tuyên truyền PBGDPL, UBND các xã đã chỉ đạo công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật sát với tình hình thực tế của địa phương, luôn duy trì Hội đồng PBGDPL và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của UBND xã từ 5 đến 7 thành viên. Ban Tuyên vận xã, Tổ Tuyên vận các thôn được thành lập, kiện toàn góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL nói chung và tuyên tuyên truyền về công tác quản lý hộ tịch nói riêng, quan tâm đầu tư kinh phí chi cho công tác tuyên truyền pháp luật theo quy định, trung bình mỗi đợt tuyên truyền pháp luật phải chi khoảng 2->2,5 triệu đồng, việc triển khai tuyên truyền pháp luật tới Nhân dân trên hệ thống đài truyền thanh xã, thôn, cụm dân cư trong xã, chủ động lồng ghép đa dạng các hình thức như: Họp thôn, sinh hoạt các đoàn thể nhân dân, sinh hoạt chi bộ, chi hội... Bên cạnh đó UBND các xã đã thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính về hộ tịch tại bộ phận một cửa, bố trí công chức Tư pháp - Hộ tịch làm tốt công tác đăng ký hộ tịch.

Kết quả tuyên truyền, PBGDPL của các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai qua các năm:

Năm 2013: Trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền được 855 buổi với 35.087 lượt người tham gia tiếp thu nội dung các văn bản luật [31].

Năm 2014: Trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền pháp được 958 buổi với 40.122 lượt người tham gia tiếp thu các nội dung (tăng 103 buổi và 5035 lượt người so với cùng kỳ năm 2013) [31].

Năm 2015: Trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền pháp luật được 589 buổi với 21.219 lượt người tham gia tiếp thu các nội dung văn bản luật (giảm 369 buổi và 18.903 lượt so với cùng kỳ năm 2014) [31].

Năm 2016 : Trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền pháp luật được 384 buổi với 26.417 lượt người tham gia tiếp thu nội dung của các văn bản luật mới được thông qua tại kỳ họp thứ 10, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, và các Nghị định của Chính phủ. Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các văn bản luật như: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Hộ tịch; Luật Đất đai; Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật Hôn nhân & Gia đình;Luật An toàn thực phẩm; Luật phòng chống, tham nhũng; Luật khiếu nại, tố cáo; Luật tiếp cận thông tin; Luật điều ước Quốc Tế; Luật báo chí; Luật dược; Luật thuế giá trị gia tăng; Luật thuế tiêu thu đặc biệt; Luật quản lý thuế;Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu và các Nghị định mới của Chính phủ ban hành [31]…

Tủ sách pháp luật của các UBND các xã được quản lý và khai thác sử dụng, hiện nay có xã đã có khoảng 100 đầu sách pháp luật, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và Nhân dân địa phương. Việc mở sổ để theo dõi quản lý tủ sách pháp luật được thực hiện theo đúng quy định, đã phân loại xắp sếp các loại sách thành 03 nhóm, gồm: Các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Công báo; sách hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; sách tham khảo và các tạp chí, báo chí.

Đối với công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, UBND các xã đã thường xuyên triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong Nhân dân các quy định của Nghị định số 158/2005/ NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch, Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP, ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch để Nhân dân trong xã biết và thực hiện nghiêm túc các quy đinh của nhà nước về đăng ký hộ tịch.

Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tư pháp hộ tịch trong việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, trong thời gian qua cấp uỷ, chính quyền các xã của huyện Si Ma Cai đã tăng cường công tác Tư pháp bằng những việc như: Cử và tạo điều kiện cho công chức Tư pháp - Hộ tịch xã được theo học các lớp đào tạo hệ vừa học, vừa làm ở trong và ngoài tỉnh để nâng cao trình độ chuyên môn; quy hoạch công chức Tư pháp - Hộ tịch xã vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo nguồn kế cận cho giai đoạn tiếp theo; chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kiện toàn Hội đồng PBGDPL và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, phối hợp với UBMTTQVN cấp xã cùng các ban, ngành đoàn thể trong xã tổ chức tốt công tác truyên truyền giáo dục pháp luật trong các hội, đoàn thể quần chúng Nhân dân.

2.2.5. Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định

Việc quản lý, sử dụng biểu mẫu về hộ tịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch được UBND huyện, Phòng Tư pháp đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã khi triển khai thực hiện các biểu mẫu mới, hàng năm Phòng Tư pháp huyện tổ chức giao ban tại các xã để công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã có sự trao dồi kinh nghiệp, nghiệp vụ trong quản lý sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định.

Thực hiện sự chỉ đạo thường xuyên của cơ quan cấp trên, UBND các xã, công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã trong những năm gần đây đã chú trọng hơn đến công tác quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch, việc quản lý, sử dụng, lưu trữ hệ thống sổ, biểu mẫu về hộ tịch của các xã cơ bản đảm bảo đúng quy định. Hằng năm các xã đã thực hiện việc khóa sổ hộ tịch; lưu trữ hồ sơ công tác Tư pháp khi kết thúc năm và mở sổ hộ tịch năm tiếp theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyển si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 57 - 61)