Tiếp tục nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyển si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 93 - 98)

Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở

Việc phát huy vai trò tập hợp, đoàn kết, tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị ở cơ sở tại các xã của huyện SiMaCai có vai trò cự kỳ quan trọng trong việc phát huy ý trí tự lực, tự cường, tinh thần tự giác để xây dựng, phát triển kinh tế - xã

hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới để từng bước nâng cao trình độ dân trí, vận động nhân dân thực hiện tốt việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, tổ chức lễ hội ở địa phương, từng bước loại bỏ các hủ tục lạc hậu, khôi phục và phát huy được những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của Nhân dân các dân tộc ở huyện SiMaCai. Trong công tác quản lý hộ tịch ở các xã cần tăng cường công tác phối hợp giữa chính quyền với UBMTTQVN cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để tuyên truyền vận động Nhân dân tự giác thực hiện pháp luật về hộ tịch, đồng thời qua công tác phối hợp sẽ giúp cho chính quyền kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng Nhân dân, cũng như phát hiện kịp thời các sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn để kịp thời giải quyết, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của công dân và tăng cường kỷ cương ở cơ sở.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3, Luận văn nhận định phương hướng nhằm đảm bảo quản lý hộ tịch để bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của con người, quyền cơ bản của công dân; đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời và thuận lợi trong đăng ký hộ tịch của công dân và xu hướng nâng cao trách nhiệm phục vụ của bộ máy công quyền đối với tổ chức và công dân. Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND các xã huyện Si Ma Cai giai đoạn 2013- 2016, những kết quả đạt được, đặc biệt là những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể để đảm bảo việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch của các xã huyện Si Ma Cai trong thời gian tới, gồm: tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quản lý hộ tịch; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch; tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; nâng cao chất lượng đăng ký, quản lý Hồ Sơ, Sổ hộ tịch và công tác lưu trữ; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thực hiện đăng ký hộ tịch; đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin; tăng cường cống tác chỉ đạo, phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội ở cơ sở và sự phối hợp giữa các chức danh công chức của các xã với nhau; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính trong quản lý hộ tịch trên địa bàn các xã.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về hộ tịch có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước và Nhân dân. Thông qua việc đăng ký, quản lý hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân, đồng thời kết nối hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cơ, là là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh- quốc phòng của đất nước.

Quản lý hộ tịch là một nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp, do Chính phủ thống nhất quản lý trên phạm vi toàn quốc, các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp thực hiện thẩm quyền quản lý hộ tịch theo phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định.

Sở Tư pháp; UBND cấp huyện; UBND cấp xã; Cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền đăng ký hộ tịch.

Luận văn đã hệ thống hóa các quy định pháp lý về thẩm quyền, trách nhiệm của UBND cấp xã trong hoạt động quản lý hộ tịch. Từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội đến quản lý hộ tịch của UBND các xã của huyện Si Ma Cai; phân tích thực trạng quản lý hộ tịch các xã của huyện Si Ma Cai giai đoạn 2013- 2016, thông qua việc phân tích tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức Tư pháp- Hộ tịch, tình hình đăng ký hộ tịch, công tác tuyên truyền, phổ phiến pháp luật về hộ tịch, công tác thống kê, lưu trữ, sử dụng, quản lý Sổ sách, biểu mẫu hộ tịch, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hộ tịch và công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hộ tịch. Từ thực trạng này, Luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được và nguyên nhân, đặc biệt là làm rõ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực tiễn quản lý hộ tịch của UBND các xã của huyện Si Ma Cai.

Luận văn xác định phương hướng tiếp tục hoàn thện quản lý nhà nước về hộ tịch cấp xã huyện Si Ma Cai trong giai đoạn hiện nay cần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong đăng ký, quản lý hộ tịch; công khai,

minh bạch, chính xác, thuận tiện và trách nhiệm phục vụ của bộ máy công quyền trong đăng ký, quản lý hộ tịch.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, những ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm; hạn chế và đi sâu nhận định các nguyên nhân cũng như xu hướng hiện nay, Luận văn đề xuất các nhóm giải pháp chủ yêu, gồm: làm tốt công tác cập nhật triển khai hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch, đề xuất một số cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ cán bộ công chức trong tiến trình cải cách hành chính nói chung và cải hành chính trong lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng; tiếp tục rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với đặc điểm địa phương và yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn; nâng cao chất lượng đăng ký hộ tịch và công tác lưu trữ hồ sơ hộ tịch; đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế "một cửa", cơ chế "một cửa liên thông" trong việc thực hiện các TTHC; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch, đặc biệt là ứng dụng phần mềm chung trong việc hình thành cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, kết nối hình thành cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; cần có cơ chế phối hợp cụ thể giữa các chức danh công chức, các cơ quan chức năng trong việc đăng ký, quản lý hộ tịch với các hoạt động cung ứng dịch vụ công của các cơ quan chức năng khác cho công dân; tăng cường, kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hộ tịch; phát huy vai trò tự quản của công đồng dân cư trong việc thực hiện các quy định pháp luật về hộ tịch.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp này là cơ sở, điều kiện giúp cho hoạt động quản lý nhà nước của UBND các xã huyện Si Ma Cai đạt hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của người dân, kết nối hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư một cách khoa học, phục vụ cho hoạch định phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh- quốc phòng ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyển si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 93 - 98)