Vị trí địa lý, đặc điểm dân cƣ và tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Si Ma Ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyển si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 41 - 46)

- Vị trí địa lý và đặc điểm dân cư

Si Ma Cai nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 95 km. Phía Bắc huyện Si Ma Cai giáp huyện Mã Quan của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía Nam và phía Đông giáp huyện Bắc Hà (Lào Cai) và huyện Xín Mần (Hà Giang); phía Tây giáp huyện Mường Khương [14].

Năm 1966, huyện Si Ma Cai được tách ra từ huyện Bắc Hà của tỉnh Lào Cai, khi đó huyện gồm 17 xã: Bản Mế, Cán Cấu, Cán Hồ, Dào Dền Sáng, Hồ Mù Chải, Lử Thẩn, Lùng Sán, Nàn Sán, Nàn Cảng, Nàn Sín, Nàn Thẩn, Nàn Ván, Quan Thần Sán, Seng Sui, Si Ma Cai, Sín Chéng, Sín Hồ Sán, Thào Chu Phìn, đến năm 1979, huyện Si Ma Cai lại sáp nhập vào huyện Bắc Hà. Năm 1981, xã Dào Dền Sáng và xã Nàn Vái sáp nhập thành xã Nàn Sán; xã Nàn Cảng và xã Si Ma Cai sáp nhập thành xã Si Ma Cai; xã Hồ Mù Chải và xã Sín Hồ Sán sáp nhập thành xã Sán Chải; xã Lùng Sán và xã Seng Sui sáp nhập sáp nhập thành xã Lùng Sui. Năm 2000, huyện Si Ma Cai được tái lập, gồm 13 xã: Bản Mế, Cán Cấu, Cán Hồ, Lử Thẩn, Lùng Sui, Mản Thẩn, Nàn Sán, Nàn Sín, Quan Thần Sán, Sán Chải, Si Ma Cai, Sín Chéng, Thào Chư Phìn, trong đó xã Si Ma Cai là huyện lỵ. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 23.493,83ha, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc cao, 100% xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn lao động không đồng đều (thấp

nhất tỉnh). Cơ cấu nông - lâm nghiệp chiếm 53,1%, dịch vụ chiếm 36,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 10,8%; tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm 82,3% [14].

Toàn huyện huyện Si Ma Cai có trên 6.000 hộ với 15 dân tộc chung sống (dân tộc thiểu số chiếm 94,06% trong đó: dân tộc Mông chiếm 79,54% còn lại là các dân tộc khác), mật độ dân số 146 người/km2.. Thu nhập bình quân chung đầu người trên địa bàn huyện năm 2016 đạt 19,57 triệu đồng/người/ năm, bằng 1/3 mức bình quân chung của tỉnh. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hằng năm rất thấp, năm 2013 đạt 11,4 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư bình quân một xã từ 2,5 đến 3 tỷ đồng/xã/năm, hiệu quả đầu tư chưa cao; Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 36,06%, cận nghèo là 17,13%. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 57,01%, năm 2016 là 2.953 hộ chiếm 42,46. Thu nhập của nông dân ước đạt 25.89 triệu đồng/ha đất canh tác. Điện, thông tin liên lạc đã đến hầu hết 98 thôn, bản. Hệ thống y tế, giáo dục không ngừng được cải thiện [14].

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:

Về phát triển kinh tế: Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới, địa hình phức tạp, nhiều núi đá vôi, đồi trọc; đất canh tác nông nghiệp chủ yếu là đất nương đồi, đất ruộng ít, đất canh tác bình quân là 0,2ha/người (thấp thứ 3 toàn tỉnh), huyện không chủ động được nguồn nước tưới tiêu, khó khăn trong thâm canh tăng vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,92%/năm. Sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giảm nghèo cho Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Năng suất, sản lượng cây trồng đều đạt và vượt so với kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 19.984 tấn, tăng 3.366 tấn so với năm 2011, lương thực bình quân đầu người 587 kg/người/năm, tăng 51 kg/người/năm so với năm 2011. Giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác đạt 25 triệu đồng. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, tính đến thời điểm 31/12/2015, tổng đàn trâu 8.533 con Việc chăn nuôi

theo hướng sản xuất hàng hóa có sự phát triển nhanh, tăng lên theo từng năm. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng bình quân 3,17%/năm. Độ che phủ rừng tăng từ 27% năm 2011 lên 34,41% năm 2015. Việc đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp đã từng bước hạn chế nguy cơ sa mạc hóa; bảo tồn phát triển tài nguyên rừng, cải thiện môi trường sinh thái. Công tác sắp xếp dân cư được quan tâm chỉ đạo. Từ năm 2011 đến năm 2015, đã sắp xếp được 4 điểm dân cư tập trung, tổng số hộ sắp xếp dân cư giai đoạn 2011-2015 là 450 hộ, kinh phí 7.890 triệu đồng đạt, 13 điểm sắp xếp dân cư xen ghép, nội địa tại 13/13 xã trên địa bàn huyện. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển: Giá trị sản xuất năm 2015 theo giá cố định là 10.141 triệu đồng. Giá trị sản xuất thương mại năm 2015 đạt 77.497 triệu đồng (giá so sánh 1994), tốc độ tăng trưởng đạt 16,93%. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tăng dần, năm 2011 chiếm 26,96% và năm 2015 chiếm 36,53%. Hằng năm, thu ngân sách trên địa bàn huyện đều đạt và vượt mức kế hoạch, năm 2015 thu 22.079 triệu đồng, đạt 205,76% mục tiêu kế hoạch [14].

- Văn hóa - xã hội: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng. Đến nay, toàn huyện có 50 trường, đủ các cấp học từ mầm non đến THPT, tăng 2 trường, 40 lớp và 830 học sinh so với năm 2011. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi về đích trước 02 năm (mục tiêu năm 2015, đạt năm 2013); phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS được duy trì; có 11/13 xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi ra lớp hằng năm đều tăng. Việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia thực hiện có hiệu quả, có 17/47 trường đạt chuẩn Quốc gia; số học sinh tốt nghiệp THPT đi học cao đẳng, đại học ngày một tăng cao. Hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú được phát triển. Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng lên. Các chương trình y tế quốc gia, y tế cấp ngành, mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn, đến nay đã có 10/13 xã

đạt tiêu chí Quốc gia về y tế theo bộ tiêu chí mới. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển. Giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy. Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, truyền thanh truyền hình, thông tin liên lạc ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn và tuyên truyền, đưa thông tin về cơ sở được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đến nay tỷ lệ hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam là 92,7%, tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 73,6% . Hằng năm, có trên 63% gia đình gia đình văn hóa (tăng 3% so với mục tiêu Nghị quyết), 65% thôn bản văn hóa (tăng 10% so với mục tiêu Nghị quyết)... Hàng năm, mỗi khi xuân về, các xã của huyện Si Ma Cai rộn ràng lễ hội "SAY SÁN" của người dân tộc Mông. Huyện Si Ma Cai có nhiều buổi họp chợ phiên, như: Chợ Sín Chéng họp vào thứ 4 hàng tuần; chợ Cán Cấu họp thứ 7 hàng tuần và chợ Si Ma cai họp chủ nhật hàng tuần. Các chợ vùng cao này còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc nên thu hút được khá nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan [14].

Xây dựng nông thôn mới: Si Ma Cai là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm đầu tư theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững. Để phát triển kinh tế - xã hội tiến tới giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân, từng bước đưa huyện Si Ma Cai phát triển theo kịp với mặt bằng chung của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 11/11/2014 về giảm nghèo bền vững huyện Si Ma Cai đến năm 2020. Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, nhất là phong trào phát triển kinh tế, làm đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, vệ sinh môi trường; đã đổ bê tông và

mở mới trên 200 km đường giao thông liên thôn và nội thôn. Đầu tư nâng cấp rải nhựa 30 km đường quốc lộ 4D đi qua địa bàn huyện và nâng cấp rải nhựa 07 tuyến đường 54 km đi các xã. Đến nay 13/13 xã đã có đường nhựa, đường bê tông ô tô đi đến trung tâm xã, 98/98 thôn bản có đường bê tông đi đến trung tâm thôn. Nhân dân đã góp hàng nghìn công lao động, góp hàng trăm ha đất, di chuyển nhà cửa, công trình xây dựng để làm đường giao thông; 98/98 thôn bản tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải, làm nhà vệ sinh, chuồng nuôi nhốt gia súc; Nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào "nhà sạch, vườn đẹp". Nhân dân đã làm được 1.702 hố rác; 98/98 thôn đăng ký thi đua lập mô hình tự quản về an ninh trật tự; có 4.856 hộ gia đình đăng ký về giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn; 13/13 xã thực hiện tốt 7 nội dung thi đua; thành lập 99 tổ an ninh nhân dân và 98 tổ hòa giải. Mạng lưới giao thông toàn huyện là 410,79 km; 13/13 xã có đường nhựa, đường bê tông đến trung tâm xã; 98/98 thôn bản có đường cứng hóa (đường cấp phối, đường bê tông) đi lại được 4 mùa; tỷ lệ đường giao thông liên thôn được cứng hóa mặt đường, đạt 92,74%; nâng cấp, xây dựng mới 39 công trình; phòng học được kiên cố từ cấp 4 trở lên, xây dựng 224 phòng học, 64 phòng chức năng; 13/13 xã có trạm y tế được kiên cố hóa, đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật chất; 13/13 xã có điện lưới quốc gia, 88,5% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% các xã, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn được xây dựng trụ sở làm việc và nâng cấp trung tâm huyện lỵ lên đô thị loại V [14].

Hệ thống chính trị: Toàn huyện có 12/13 Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh" đạt 92%. Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên: 64/65 đạt danh hiệu tiên tiến trở lên (đạt 98%), có 98 chi bộ độc lập ở thôn bản. Tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh 35/43, chiếm 81,4%, thấp hơn 3,6% so với mặt trận Tổ quốc hàng năm 85% [14].

Quốc phòng- an ninh: Quốc phòng được củng cố và giữ vững, chế độ trực sẵn sàng chiến đấu từ huyện đến cơ sở được duy trì chặt chẽ. Lực lượng Quân sự, Công an, Đồn Biên phòng thực hiện tốt quy chế phối hợp theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP và 74/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ, quản lý chặt chẽ vũ khí trang bị, bảo vệ tốt tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đặc biệt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ của huyện đảm bảo an toàn; Đặc biệt đã tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2016 đạt loại Giỏi. Tình hình an ninh chính trị trên tuyến biên giới ổn định, đường biên, mốc giới, cửa khẩu, đoàn ra, đoàn vào được quản lý chặt chẽ.

2.1.2. Tác động của tình hình kinh tế - xã hội địa phương đối với quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Si Ma Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyển si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 41 - 46)