Tác động của tình hình kinh tế xã hội địa phương đối với quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Si Ma Ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyển si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 46 - 48)

Đặc điểm về vị trí địa lý, đặc điểm dân cư và tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương có tác động ở cả hai mặt, tích cực và khó khăn, thách thức đối với công tác quản lý hộ tịch của UBND cấp xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai.

Tác động tích cực đến quản lý nhà nước về hộ tịch.

Một là, sự phát triển kinh tế, gắn với xóa đói giảm nghèo ở địa phương là tiền đề quan trọng để ổn định các vấn đề xã hội, trong đó có công tác quản lý hộ tịch. Chính quyền có điều kiện để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin cho công tác quản lý hộ tịch.

Hai là, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương phát triển cả về quy mô và chất lượng là yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao dân trí cho Nhân dân, đây là tiền đề rất quan trọng để Nhân dân trên địa bàn có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong đăng ký và quản lý hộ tịch.

Ba là, phát huy được các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào ở địa phương, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, gắn với phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn

hóa có tác động rất quan trọng đến việc thay đổi nhận thức của Nhân dân trong việc tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong việc đăng ký và quản lý các sự kiện hộ tịch.

Bốn là, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, phát triển vững mạnh là tiền đề rất quan trọng để xây dựng, phát triển đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch, nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ này, đồng thời sự giám sát, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở sẽ góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch ở cơ sở.

Năm là, Quốc phòng- an ninh biên giới được củng cố, giữ vững; tình hình an ninh chính trị trên tuyến biên giới ổn định, góp phần quan trọng trong việc công tác quản lý dân cư, quản lý hộ tịch, hộ khẩu ở địa phương.

Đặc điểm địa lý, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng gây khó khăn nhất định đối với công tác quản lý là nhà nước về hộ tịch của UBND cấp xã trên địa bàn.

Một là, Si Ma Cai vẫn là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước và của tỉnh Lào Cai, việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề còn chậm, nguồn vốn đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn thiếu, chưa nhân rộng nhiều mô hình hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo, công tác hỗ trợ nhà ở và đất sản xuất còn hạn chế; kinh tế hàng hóa phát triển chậm, kinh tế hộ nông dân nhỏ lẻ, chủ yếu vẫn mang tính tự cung, tự cấp, thu nhập bình quân trên đầu người trên địa bàn huyện còn thấp (bằng 1/3 mức thu nhập bình quân trên đầu người của tỉnh Lào Cai). Xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn tính đến hêt năm 2016 mới có 01/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là yếu tố tác động bao trùm lên đời sống vật chất và tinh thần của bà con Nhân dân, đồng thời cũng tác động đến công tác lãnh đạo, quản lý nói chung của cấp ủy chính quyền và công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND cấp xã ở địa phương.

Hai là, trình độ dân trí còn thấp, một số hủ tục, tập quán, thói quen của một số dân tộc ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển kinh tế, quản lý

xã hội ở địa phương; vẫn còn tình trạng tảo hôn, sinh con thứ ba, hôn nhân cận huyết thống, khai sinh, khai tử quá hạn sảy ra trên địa bàn huyện. Nếu không có biện pháp để cải thiện thực trạng này thì công tác quản lý hộ tịch của UBND cấp xã trên địa bàn trong thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Ba là, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các tiêu chí còn nhiều khó khăn, tách thức. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và nâng cao ý thức tự giác trong Nhân dân, điều này gây nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, trong đó có các quy định về luật hộ tịch.

Bốn là, do đặc điểm địa lý là một huyện vùng cao biên giơid (giáp với Trung Quốc) nên vẫn còn tình trạng người dân bỏ đi khỏi địa phương, sang Trung Quốc làm ăn không thông báo cho chính quyền địa phương. Điều này sẽ gây những hệ lụy trong công tác quản lý cư trú và quản lý hộ tịch trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyển si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)