Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 34 - 39)

* Xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Vì, thành phố HàNội

Huyện Ba Vì nằm phía Tây của thành phố Hà Nội, là huyện nông nghiệp, địa bàn rộng với tổng diện tích 42.400 ha, chia làm 03 vùng; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 17.140ha. Dân số 265.000 người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, nông, lâm nghiệp. Sau 4 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Vì đã có bước phát triển tốt. Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, chuyên canh. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch, đạt 33% trong cơ cấu kinh tế. Trong đó trồng trọt chiếm 48,5%, chăn nuôi chiếm 51,5% cơ cấu nội ngành. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác ước đạt gần 125 triệu đồng/ha. Tốc độ tăng trưởng của ngành ước đạt 6%. Xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt kết quả tiến bộ. Nông thôn các xã từng bước được quy hoạch và nâng cao nhận thức của nhân dân trong khu vực nông thôn về quyền và nghĩa vụ tham gia xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới đó là: Cổ Đô, Thuần

Mỹ và Tản Hồng, 10 xã đạt từ 16 - 19 tiêu chí, 17 xã đạt từ 09 - 13 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đến hết năm 2015. Cở sở hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước được đầu tư đáng kể: 82,23% đường trục liên xã, 46,7% đường trục liên thôn, 40% đường trục xóm và 20% đường nội đồng được bê tông và nhựa hóa. Hệ thống thủy lợi đảm bảo kịp thời công tác tưới tiêu cho trên 14.000ha đất sản xuất nông nghiệp hàng năm; 100% hộ dân có điện thắp sáng đảm bảo trong sinh hoạt và sản xuất. Trên lĩnh vực giáo dục đã có 29/116 trường đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đời sống nông dân được từng bước cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng/người/ năm (trong nông thôn đạt 24, 5 triệu đồng/người/năm). Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn 75%, qua đào tạo đạt 36,5%, tỷ lệ hộ nghèo còn 6,02%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 85% và tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 55%. Có thể nói, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Vì giai đoạn2010-2015 đạt kết quả đáng phấn khởi, khẳng định một điều đây là mộtchủ trương đúng đắn“Ý Đảng hợp lòng dân”.

Đến nay, 30 xã trên địa bàn huyện Ba Vì cơ bản hoàn thành phê duyệt đề án và quy hoạch xây dựng NTM. Hầu hết các đồ án quy hoạch đều bảo đảm chất lượng, phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương. Các công trình trụ sở làm việc, công trình văn hóa, nghĩa trang, bãi rác, vùng sản xuất hàng hóa được bố trí khoa học, hợp lý. Trên cơ sở đề án xây dựng NTM, các xã Phong Vân, Đồng Thái, Minh Châu, Tây Đằng, Chu Minh, Vạn Thắng, Thuần Mỹ, Ba Trại, Cẩm Lĩnh... đã và đang triển khai nhiều dự án như vùng sản xuất rau an toàn, thủy sản, trồng lúa hàng hóa, khoai lang chất lượng cao, chăm sóc thâm canh chè, trồng chuối tiêu hồng, thanh long ruột đỏ. Chương trình chăn nuôi bò sữa, bò thịt 3B tại 7 xã miền núi bước đầu có hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Cùng với đó, phong trào hiến đất, góp của để mở rộng đường giao thông, dồn điền đổi thửa... xây dựng NTM được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao. Tuy nhiên, thực tế xây dựng NTM ở Ba Vì

cho thấy, ở thôn, bản nào có người chưa thông, thiếu sự đồng thuận trong cộng đồng thì việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Đơn cử như xã Phú Cường, mặc dù cấp ủy Đảng, chính quyền nơi đây tích cực giải thích lợi ích của việc dồn điền đổi thửa trong xây dựng NTM, nhưng do thiếu sự hợp tác của một bộ phận người dân nên công tác này gặp nhiều vướng mắc.Ngược lại, những địa phương thực hiện tốt phương châm "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" thì công việc gặp nhiều thuận lợi.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng NTM của huyện Ba Vì như sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa cao; việc tuyên truyền về xây dựng NTM của một số xã còn hạn chế về phương pháp, nội dung. Một số cơ sở chưa tập trung chỉ đạo đồng bộ các nhiệm vụ xây dựng NTM, cá biệt có cơ sở còn ngại khó, trông chờ, ỉ lại, chưa tập trung huy động nguồn lực xây dựng… Đặc biệt, xuất phát điểm kinh tế Ba Vì khi bắt tay vào xây dựng NTM thấp hơn nhiều so với các huyện, thị xã của thành phố bởi địa bàn nông thôn rộng, trong khi đó đất canh tác lại manh mún, chân ruộng cao, khó áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến vào sản xuất. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao còn chậm. Do đó, nguồn lực để xây dựng NTM chủ yếu vẫn là vốn ngân sách, việc đóng góp huy động từ nhân dân còn hạn chế…

Kinh nghiệm của huyện Chương Mỹ:

Chương Mỹ là huyện có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thuộc loại trung bình so với các huyện ngoại thành hà Nội. Nhưng trong những năm gần đây do nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của chương trình, huyện đã cùng chung tay xây dựng nông thôn mới với mục tiêu: “ Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển và cải thiện môi trường”.

Nhờ sự chỉ đạo đúng đắn, tính đến tháng 5/2014, toàn huyện đã thực hiện dồn điền đổi thưởng gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giao

ruộng cho 49.399 hộ với diện tích 10.223 ha, đạt 96% diện tích cần dồn, đổi, đạt 98% so với kế hoạch thành phố giao. Vì thế, bộ mặt đồng ruộng có sự thay đổi lớn, người dân phấn khởi vì sản xuất được thuận lợi, tưới tiêu chủ động, có điều kiện đầu tư thâm canh, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Như chia sẻ của một người dân xã thụy hương: “ Giờ chúng tôi có thể đi xe máy, thậm chí là cả ô tô ra tận đầu bờ. Việc sản xuất, canh tác cũng dễ dàng chứ không phải chạy 5-6 thửa như trước đây” hơn thế việc dồn điền gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thành công còn giúp hình thành các dự án trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, các trang trại chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, trồng hoa, rau an toàn, trồng cây màu có giá trị kinh tế cao. Với diện tích chuyển đổi được 312 ha, các mô hình trồng bưởi Diễn ở xã nam Phương Tiến, Trần Phú, Thủy Xuân Tiên, thị trấn Xuân Mai; mô hình rau sạch vùng bãi sông Đáy; mô hình trồng hoa lan, hoa ly, hoa đồng tiền ở Thụy hương đã thực sự giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu [9,tr.35].

* Xây dựng nông thôn mới của huyện ThanhTrì, thành phố Hà Nội

Thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội, huyện Thanh Trì xác định đích đến cuối cùng là nâng cao đời sống người dân. Quan trọng hơn, việc thực hiện Chương trình 02 phải thật sự trở thành phong trào quần chúng rộng khắp với sự vào cuộc đầy đủ, quyết liệt của các cấp, ngành, đặc biệt là nhân dân - chủ thể thụ hưởng thành quả từ xây dựng nông thôn mới. Một trong những thành công quan trọng trong xây dựng nông thôn mới của Thanh Trì là huy động được mọi nguồn lực, đặc biệt là sức dân. Huyện đã phát huy và nhân rộng mô hình đường làng, ngõ xóm sáng - xanh - sạch - đẹp cùng với mô hình "nhân dân hiến đất và đóng góp ngày công lao động làm đường làng, ngõ xóm" với tổng diện tích hiến đất 8.110m2 đất và 42.000 ngày công, trong đó có hộ dân ở xã Thanh Liệt hiến đất trị giá 1 tỷ đồng. Hay nhân dân xã Tứ Hiệp với mô hình kè và kê ghế đá xung quanh các ao hồ; trồng hoa dọc hai bên đường liên xã, thôn, tô đẹp hình ảnh nông thôn đổi mới. Trong 5 năm, hơn 1.700 tỷ đồng (trong đó ngân sách nhà nước là 233 tỷ đồng) được huy

động để đầu tư xây dựng nông thôn mới. Huyện đã tập trung xây dựng và hoàn chỉnh nhiều công trình quan trọng về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại các xã, nhất là giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sạch, trường học, chợ nông thôn, các thiết chế văn hóa.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, với mức thu nhập 30 triệu đồng/người/năm (gấp 2 lần so với năm 2010), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,8% xuống còn dưới 1%. Từ chỗ huyện chỉ có 3/15 xã đạt 14-15 tiêu chí, đến nay có 10/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành chỉ tiêu trước một năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

Để có kết quả đó là nhờ huyện đã vận dụng cơ chế, chính sách của thành phố một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế địa phương, tiết kiệm tối đa kinh phí nhưng lại có hiệu quả cao. Công tác dồn điền đổi thửa được huyện đặc biệt quan tâm.

Năm 2015 toàn huyện đã triển khai dồn được 813ha đất nông nghiệp (đạt 100% theo kế hoạch), không có đơn thư khiếu kiện. Ngay sau dồn điền đổi thửa, huyện Thanh Trì đã ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế với tổng kinh phí hơn 23,6 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ đầu tư 92 máy phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Ngoài mô hình trồng cây ăn quả có múi, huyện vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bước đầu đã hình thành vùng sản xuất lúa tập trung (tại các xã Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Tả Thanh Oai), vùng nuôi trồng thủy sản (xã Đông Mỹ, Đại Áng) và 38 mô hình kinh tế trang trại… Nhờ đó, giá trị sản xuất đạt 160 triệu đồng/ha/năm, vượt 45 triệu đồng so với Nghị quyết Đại hội.

Dẫu vẫn còn khó khăn về cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư, song trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Thanh Trì sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị canh tác lên 210 triệu đồng/ha/năm. 5 năm qua, tại Thanh Trì, hơn 125km đường giao thông nông thôn được cải tạo, nâng cấp; 14 trường học được đầu tư xây dựng, nâng tổng số trường chuẩn của huyện lên 48

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)