Công tác quy hoạch và thựchiện quy hoạch XDNTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 59 - 70)

Quy hoạch NTM là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM, quy hoạch phải đi trước một bước nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội ở nông thôn. Quy hoạch nông thôn vừa phải đáp ứng được quá trình phát triển đồng thời giữ được những bản sắc văn hóa đặc thù ở nông thôn.

Quy hoạch chung xây dựng NTM xã gồm 3 nội dung chính: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội – môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. Các nội dung quy hoạch trên phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của huyện, tỉnh. Do vậy trước khi tiến hành quy hoạch yêu cầu các xã cần điều tra, khảo sát kỹ thực địa, xây dựng nhiệm vụ quy hoạch phù hợp, hiệu quả.

Lập đề án xây dựng : Để có cơ sở trong việc chỉ đạo, điều hành chương trình, trên cơ sở hướng dẫn của ban ngành, UBND huyện chỉ đạo địa phương tiến hành lập đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 để triển khai thực hiện. Đến T6 năm 2012 đề án xây dựng NTM của 22/22 xã được phê duyệt.

Công tác công bố quy hoạch: 100% các xã sau khi duyệt quy hoạch đã công bố quy hoạch tại trụ sở UBND xã, tuyên truyền đến từng xóm để người dân biết và thực hiện đúng quy hoạch được duyệt.

Nhìn chung các địa phương đã đảm bảo quy hoạch không gian và quy hoạch hạ tầng KT – XH trên địa bàn, đảm bảo 3 nội dung chủ yếu đó là : Quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn và phân phùng sản xuất nông nghiệp, quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn tập trung, quy hoạch chi tiết hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng. Đến tháng 9/2012 có 22/22 xã đã phê duyệt xong quy hoạch.

Như vậy, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng và chính quyền cùng sự khẩn trương, nghiêm túc thực hiện của đội ngũ cán bộ thực thi công tác lập và phê duyệt quy hoạch, đề án của huyện được đánh giá là một trong những huyện hoàn thành sớm của Thành phố.

Khi tiến hành khảo sát với câu hỏi với người dân : Theo ông bà công tác quy hoạch của địa phương ông bà có phù hợp với điều kiện của địa phương không? “

Chúng tôi thu được kết quả

Đồ thị 1 : Đánh giá của người dân về công tác quy hoạch

*Sự tham gia của người dân vào công tác lập kế hoạch xây dựng NTM

Quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng NTM đạt hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực của tổ chức phát triển ở cơ sở mà nòng cốt là người dân. Sự tham gia của người dân trong việc thành lập Ban phát triển

0 5 10 15 20 25 30 35 Thượng Cốc Võng Xuyên Trạch Mỹ Lộc Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Không phù hợp

thôn là tổ chức có nhiệm vụ giúp Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM xã triển khai các nhiệm vụ xây dựng NTM ở thôn. Thông qua các hoạt động của Ban phát triển thôn theo kế hoạch, người dân được nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nội dung chương trình xây dựng NTM để từng bước thay đổi nhận thức và trách nhiệm của mình về xây dựng NTM; tham gia xây dựng quy chế, lập kế hoạch xây dựng NTM ở thôn, xóm nhằm xác định các vấn đề ưu tiên, trình tự giải quyết và phương án thực hiện phù hợp với điều kiện của cơ sở; tham gia ý kiến vào dự thảo đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM trên địa bàn xã.

Qua điều tra cho thấy việc tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng kế hoạch để thực hiện chương trình xây dựng NTM cuả người dân còn hạn chế do trình độ năng lực nên tỷ lệ tham gia chưa cao.

Bảng 1: Người dân tham gia lập kế hoạch xây dựng NTM ở cơ sở

Xã Số hộ nghiên cứu (hộ) Số hộ tham gia lập KH xây dựng NTM (hộ) Tỷ lệ hộ tham gia (%) Đánh giá kết quả thực hiện Xây dựng kế hoạch Thực hiện kế hoạch Thượng Cốc 33 23 73.3 Tốt Khá Võng Xuyên 32 22 60 Khá Trung Bình Trạch Mỹ Lộc 33 24 76 Tốt Tốt Tổng số 100 69 70

Tồn tại:Thực tiễn cho thấy sự phát triển của nông thôn không phải lúc nào cũng đi theo quy hoạch hoặc định hướng nào. Vì lẽ đó quá trình triển khai công tác này gặp không ít những khó khăn.

Thứ nhất ý kiến tham gia của người dân trực tiếp vào các đồ án quy hoạch còn hạn chế, thực tế người dân tham gia họp khá đầy đủ nhưng rất ít người dân có ý vào đồ án. Vì vậy, sản phẩm quy hoạch chủ yếu dựa trên định hướng của Nhà nước, ý tưởng của cán bộ xã và sự tham gia của huyện, một số ngành chuyên môn và đơn vị tư vấn nên có những quy hoạch chưa chi tiết, cụ thể.

Thứ hai là 100% số xã trong huyện phải thuê đơn vị tư vấn khảo sát lập đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM do năng lực của đội ngũ cán bộ xã còn hạn chế. Điều đó dễ dẫn đến những bản quy hoạch được nhân bản, lặp lại đơn điệu khác những yêu cầu phát triển kinh tế của xã đó. Toàn huyện có 22 xã nông thôn mà chỉ liên kết được đơn vị tư vấn lập quy hoạch. Một đơn vị tư vấn sẽ phải chịu trách nhiệm từ 2 đến 4 xã thêm vào đó là áp lực tiến độ dẫn đến copy, sao chép giữa các xã là khó tránh khỏi.

Thứ ba là các quy hoạch trên địa bàn huyện còn có sự chồng chéo. Trước khi triển khai bất kỳ một dự án nào, người ta luôn xem xét tổng thể để đưa ra quy hoạch chi tiết, phù hợp thống nhất rồi mới triển khai đến hạng mục thành phần. Do đó quy hoạch luôn là bước đầu tiên trong quá trình triển khai dự án. Nếu có quy hoạch tốt sẽ tránh được tình trạng chồng chéo, phát huy hết công năng của mỗi hàng mục. Xây dựng NTM đòi hỏi thời gian thực hiện lâu dài, trên địa bàn rộng và ảnh hưởng đến nhiều đối tượng. Tuy nhiên một số địa phương chưa có bản quy hoạch tổng thể và chi tiết đã tiến hành xây dựng hạng mục, chương trình, dẫn đến tình trạng chồng chéo, lãng phí và hiệu quả thấp.

2.2.6.4.Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện nội dung XD NTM

Đánh giá công tác chuẩn bị triển khai chương trình

Thực hiện chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân”, Huyện sau khi tiến hành xây dựng đề án chương trình xây dựng nông

thôn mới đã bắt tay vào công tác chuẩn bị các nguồn lực thực hiện chương trình.

Về số lượng được đào tạo : Huyện đã ban hành văn bản hướng dẫn những cán bộ, công chức làm công tác xây dựng nông thôn mới để họ hiểu rõ và sâu sắc về chương trình, từ đó làm cho bản than họ hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn họ. Huyện còn cử những cán bộ chủ chốt đi học tập ở những tỉnh thành phố tiêu biểu của cả nước để mang theo những kinh nghiệm quý báu về phổ biến cho tất cả người dân cùng thực hiện.

Về vật lực: Huyện đã xây dựng được nhu cầu vốn đầu tư cho chương trình XD NTM từ đó huy động nguồn lực xã hội hóa bên cạnh nguồn lực từ Trung ương.

Về công tác thành lập ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM : Huyện ủy đã ban hành Quyết định số 190-QĐ/HU ngày 19/8/2011 thành lập BCĐ thực hiện Chương trình số 02-CT/TU và quyết định số 263-QĐ/HU ngày 30/12/2011 thành lập tổ công tác giúp việc BCĐ huyện.

Hạn chế :

Khi nghiên cứu, tìm hiểu khâu chuẩn bị để bắt đầu quá trình triển khai chương trình chúng tôi không có được những con số cụ thể về khâu chuẩn bị được chuẩn bị như thế nào, ra làm sao, mà chỉ được trả lời một cách chung chung. Cán bộ, công chức huyện hiểu rất rõ về công tác tuyên truyền được tổ chức như thế nào, văn bản được ban hành gồm những văn bản nào nhưng lại không để ý vào khâu chuẩn bị được diễn ra như thế nào. Đại đa số họ chỉ quan tâm đến quá trình triển khai và đạt được kết quả như thế nào? Sự lơ là trong khâu chuẩn bị cũng là một điều ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chương trình.

Công tác triển khai, quán triệt chương trình chưa rộng khắp. Công tác thông tin, tuyên truyền ở nhiều địa phương chưa thường xuyên, thiếu hệ

thống, chưa phổ biến sâu rộng đến từng người dân và chưa đủ mạnh nên nhận thức của cán bộ và nhân dân về Chương trình còn phiến diện, chưa đầy đủ.

*Đánh giá nguồn huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM

Trong 3 năm tổng huy động nguồn lực 1.397.962,6 triệu đồng, trong đó nguồn vốn trung ương và TP 147.146,1 triệu đồng, chiếm 10,5%, ngân sách huyện 604.180,5 triệu đồng chiếm 43,2%, xã 110.570,8 triệu đồng chiếm 7,9%, doanh nghiệp 3.247,2 triệu đồng chiếm 0,2%, đóng góp của nhân dân 324.099 triệu đồng chiếm 23,2%, còn lại là vốn lồng ghép 200.372,5 triệu đồng chiếm 14,3%, còn lại là nguồn khác 8.346,5 triệu đồng chiếm 0.6%[2].

Bảng 2. Vốn đã huy động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Đ/v: Triệu đồng Nguồn vốn 2015 2016 2017 Vốn ngân sách TƯ và Thành phố 39.07 49.76 58.33 Ngân sách huyện 174 172.16 258.03 Ngân sách xã 30.25 38.55 41.77 Vốn dân đóng góp 82.3 101.8 130 Vốn lồng ghép 61.35 63.25 75.8 Doanh nghiệp 1,03 1.05 1.18 Nguồn khác 2.32 2.55 3.48 Tổng 401.01 523.53 458.59

Nguồn [Tác giả thống kê] Việc triển khai chương trình xây dựng NTM nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân nhưng do đời sống nhân dân còn khó khăn nên việc huy động nguồn lực phục vụ nhu cầu đầu tư, xây dựng là rất khó khăn, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước.

Việc triển khai thực hiện các dự án trong đề án xây dựng nông thôn mới của các xã liên quan đến nguồn vốn lồng ghép còn khó khăn, lúng túng

do các quy định về thủ tục đầu tư còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Ngoài ra, công tác đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn còn nhiều hạn chế do đầu tư dàn trải dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, ảnh hưởng tiến độ thực hiện các công trình. Tính đến tháng 11 năm 2014, trên địa bàn huyện còn 04 xã nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình hạ tầng nông thôn, tập trung tại các dự án về trường học, trạm y tế xã, nhà văn hóa thôn, đường giao thông, nước sạch – VSMT…

Bảng 3. Đánh giá của hộ dân về hiệu quả đầu tư xây dựng hạ tầng NTM

Số hộ nghiên cứu ( hộ) Ý kiến đánh giá Tỷ lệ hộ đánh giá đầu tư có hiệu quả (%) Đánh giá hiệu quả đầu tư

Hiệu quả (hộ) Hiệu quả thấp (hộ) Không hiệu quả (hộ) Lập kế hoạch đầu tư Hiệu quả sử dụng công trình Thượng Cốc 33 20 8 5 50 Khá Khá Võng Xuyên 33 22 6 2 67 Tốt Tốt Trạch Mỹ Lộc 34 21 10 3 57 Khá Khá Tổng 100 63 24 10 58

Nguồn [Tác giả khảo sát] Qua Bảng 3 cho thấy hiệu quả của việc đầu tư xây dựng NTM còn hạn chế, một số hạng mục công trình đầu tư xây dựng không mang lại hiệu quả (công trình cấp nước sạch, bãi tập kết rác thải tập trung tại các xã…), chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn.

Bên cạnh đó quá trình thực hiện cho thấy người dân hàng năm đã đóng góp quá nhiều khoản như : quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ xã hội từ thiện, quỹ khuyến học, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam… và các khoản thuế như: thuế môn bài, thuế kinh doanh sản xuất, thuế thu nhập, thuế phi nông nghiệp… trong khi đó đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn hộ dân sống bằng nghề nông, các hộ sản xuất kinh doanh thu nhập không cao, từ đó các khoản đóng góp của người dân cho địa phương không nhiều, địa phương phải đi vận động các mạnh thường quân là người địa phương đi làm ăn thành đạt ở ngoài địa bàn để hỗ trợ.

Việc huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư chưa được chú trọng, nhất là các nội dung về xây dựng đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà ở, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường làng xóm và từng hộ dân. Mong muốn của người dân là nhanh chóng cải thiện đời sống của họ nhưng lại có không ít nội dung phải thực hiện liên tục, thường xuyên cần nhiều thời gian hơn, như việc ăng thêm thu nhập của dân, mở rộng các hình thức tổ chức sản xuất. Hay tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động là vấn đề khó nhưng buộc phải làm vì không còn cách nào khác.

*Đánh giá về nhận thức của CB, CC và người dân trong quá trình triển

khai thực hiện chương trình.

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi về mức độ quan tâm của người lãnh đạo đối với quá trình chương trình xây dựng nông thôn mới thì có 38% ở mức độ rất quan tâm, 60% ở mức độ quan tâm. Như vậy mức độ rất quan tâm và quan tâm của người lãnh đạo đạt mức 98%. Con số này cho thấy đại bộ phận lãnh đạo đơn vị đã có sự quan tâm đến tổ chức, triển khai chương trình, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo sát sao.

Tuy nhiên, trên thực tế một bộ phận CB, CC thực hiện công tác chuyên môn đã chưa hiểu rõ về bản chất, vai trò, cũng như ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới. Vì không thực sự hiểu rõ nên việc triển khai đã tạo ra tâm lí nặng nề cho CB, CC, ở khía cạnh nào đó còn mang tính hình thức và hiệu quả

triển khai chưa cao. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai từ năm 2010 nhưng một số CB, CC chưa nhận thức đúng về chương trình.Điều đó được thể hiện qua sự khảo sát của chúng tôi thông qua hệ thống các câu hỏi.

Về phía người dân : Người dân là chủ thể của chương trình xây dựng NTM nhưng họ chưa được phát huy vai trò của mình trong quá trình chương trình được thực hiện. Họ chưa được tham gia tìm hiểu để nắm rõ về chương trình đang được triển khai ra sao, có những nội dung triển khai nào. Họ chỉ mới được tiếp cận ở mức hiểu chung chung về chương trình dẫn đến bản thân mỗi hộ dân không nhận thức được tầm quan trọng của chương trình và không quan tâm đến chương trình tác động đến bản than và gia đình họ và địa phương họ như thế nào.

Công tác triển khai, quán triệt chương trình chưa rộng khắp. Công tác thông tin, tuyên truyền ở nhiều địa phương chưa thường xuyên, thiếu hệ thống, chưa phổ biến sâu rộng đến từng người dân và chưa đủ mạnh nên nhận thức của cán bộ và nhân dân về Chương trình còn phiến diện, chưa đầy đủ.

Như vậy, vấn đề của CB,CC là trình độ, năng lực chuyên môn còn hạn chế, tư duy nhận thức và cách làm của lãnh đạo (nhất là cán bộ xã) còn sai lệch và chưa thực sự đổi mới. Nhiều cán bộ còn mang nặng quan điểm xây dựng nông thôn mới chỉ là đầu tư cơ sở hạ tầng, biến nông thôn thành thị trấn, hoặc xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của nhà nước nên nảy sinh tâm lý ỉ lại, thụ động.

2.2.6.5.Công tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện chương trình

Công tác kiểm tra, giám sát được Huyện ủy quan tâm, chỉ đạo các đồng chí Ủy viên BTV HU phụ trách cụm, Huyện ủy viên phụ trách xã đã bám sát cơ sở, thực hiện kiểm tra, đôn đốc thường xuyên kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, dư luận xã hội và đề xuất với cấp ủy, chính quyền xã để chỉ đạo. Thường trực HĐND đã trực tiếp kiểm tra 8 xã, UBND huyện đã làm việc với 17 xã để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đề ra các biện

pháp giải pháp khắc phục, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình và thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Qua kiểm tra, giám sát những thiếu sót, khuyết điểm đã được các Đoàn kiểm tra, giám sát nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời.

* Về phía người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)